Hạn chế và Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 37)

Ngoài các kết quả đạt được khả quan thì các món nợ xấu vẫn còn tồn tại. Đó là do các nguyên nhân sau:

Rủi ro tín dụng do nguyên nhân hoàn cảnh khách quan

- Sự biến động của thị trường thế giới

Trước cuộc khủng hoảng tín dụng quốc tế, nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ, mà khởi đầu là những gánh nặng nợ khó đòi của hệ thống tín dụng liên quan đến thị trường bất động sản phái sinh của Mỹ.

trong khu vực là hiển nhiên, do đó trước những biến động của thị trường thế giới, nền kinh tế Việt Nam sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Do đó hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Thị trường bất động sản và chứng khoán Việt Nam đang trong tình cảnh khó khăn, khả năng các khoản nợ đầu tư vào hai thị trường đó khó có thể thu hồi, giá nhà đất và chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, việc mua bán diễn ra khó khăn hơn, các khách hàng sẽ không có nguồn trả nợ, đồng thời tỷ lệ tài sản đảm bảo không đủ đảm bảo cho dư nợ còn lại,… làm cho hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn của rủi ro tín dụng xuất hiện.

Ngoài ra thị trường sắt thép cũng dễ bị tổn thương không kém. Mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giỏ thép thế giới. Việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm. Thị trường này bất ổn sẽ ảnh hưởng không chỉ đối với khách hàng kinh doanh mặt hàng này mà còn tác động lên ngân hàng đầu tư cho vay gây ra hàng loạt các rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng.

- Rủi ro do quá trình tự động hóa tài chính, hội nhập quốc tế

Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu ngày càng gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, khiến những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Thêm vào đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam và nước ngoài trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước có hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ khách hàng vay

- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ:

Khi cho vay các ngân hàng đều mong muốn khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có mục đích hợp lý, sử dụng hiệu quả để có thể tái sinh đủ bù đắp các khoản nợ vay. Đối với các doanh nghiệp, khi vay vốn đều có mục đích rõ ràng, phương án kinh doanh cụ thể và khả thi; đối với các thể nhân thì có kế hoạch trả nợ cụ thể và khả thi. Tuy nhiên khách hàng sau khi vay lại sử dụng vốn sai mục đích,

không có thiện chí trả nợ sẽ làm cho các ngân hàng bị tổn thất và rủi ro trong vấn đề thu hồi nợ.

- Khả năng quản lý hoạch định chiến lược kinh doanh kém:

Nếu chiến lược kinh doanh không được quản lý hoạch định tốt sẽ ảnh hưởng đến nguồn trả nợ. Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch, chiến lược kinh doanh vì đấy là nguồn trả nợ tốt nhất, tuy nhiên nếu sự quản lý hoạch định ấy yếu kém, sẽ làm cho phương án kinh doanh có thể đi vào phá sản.

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch:

Hiện nay báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cung cấp vẫn chưa phải là nguồn thông tin xác thực, mặc dù có những báo cáo tốt, có lợi nhuận nhưng bên trong tiềm ẩn, chứa đựng nhiều vấn đề, rủi ro. Do đó ngân hàng không có căn cứ chính xác đáng tin cậy dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp mà phải dùng tài sản thế chấp làm chỗ dựa để phòng chống rủi ro tín dụng.

- Hiểu biết hạn chế về sản phẩm, công nghệ và thị trường. - Hoạt động kinh doanh được mở rộng quá khả năng kiểm soát.

- Hạn chế về khả năng hoạch định và kiểm soát chi phí Nghiên cứu và Phát triển (R&D) sản phẩm.

- Sản phẩm được đưa ra thị trường quá sớm.

- Phụ thuộc quá lớn vào một hay vài khách hàng thị trường chủ chốt. - Quá chú trọng đến tốc độ tăng trưởng và bỏ quên chất lượng tăng trưởng. - Việc thực hiện dự án bị trì hoãn hoặc chậm tiến độ.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

4.1 Định hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015

Trên cơ sở những thành tựu đạt được năm 2008-2012, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng đặt ra mục tiêu chính trong giai đoạn 3 năm 2013-2015 là tiếp tục phấn đấu sớm đủ tiêu chuẩn nâng hạng doanh nghiệp, lợi nhuận bình quân đạt nhóm I của hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Cụ thể:

- Lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả bền vững làm mục tiêu hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.

- Quảng bá rộng rãi hình ảnh thương hiệu nói riêng và BIDV nói chung, thực hiện các chiến lược marketing để tiếp tục duy trì nền vốn huy động và mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng.

- Đảm bảo hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, tiếp tục đà tăng trưởng lợi nhuận.

- Chủ động cơ cấu lại nguồn vốn huy động và sử dụng vốn, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý, chuyển dịch theo hướng tích cực, tiệm cận với chuẩn quốc tế. - Tăng cường công tác dịch vụ truyền thống, tiến tới nâng cao tỷ trọng hoạt

động của dịch vụ trong tổng lợi nhuận của chi nhánh trên cơ sở tiếp nhận, triển khai những dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu khách hàng.

- Hoạt động quản trị điều hành chuyên nghiệp, kiểm soát được hoạt động, đảm bảo thông tin minh bạch, an toàn, hiệu quả, chế độ thông tin báo cáo đảm bảo chất lượng tạo cơ sở các chỉ đạo được thông suốt kịp thời.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, năng động, nghiệp vụ vững vàng và đặc biệt là có đạo đức nghề nghiệp, tác phong giao dịch chuẩn mực.

- Quy mô và chất lượng hoạt động của chi nhánh đạt tiêu chuẩn của doanh nghiệp loại I, lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước và nằm ở nhóm đầu của hệ thống BIDV.

- Tốc độ huy động vốn bình quân là: 54.5%/năm. - Tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân là 42%/năm. - Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%/năm.

- Tăng trưởng dịch vụ ròng bình quân đạt 78%/năm. - Chênh lệch thu chi bình quân tăng trưởng 81.5%/năm

4.2 Những giải pháp quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w