Đánh giá quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 35)

3.3.1 Kết quả đạt được

Đến nay, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng vẫn được xem là ngân hàng đi đầu trong triển khai thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng tại địa bàn Hà Nội.

Qua gần 2 năm triển khai, việc thực hiện xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đem lại cho BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng nhiều kết quả khả quan.

Nguyên nhân BIDV Hai Bà Trưng đi đầu trong việc minh bạch nợ xấu:

Trước hết đó chính là quyết tâm đổi mới của Ban lãnh đạo BIDV Việt Nam. Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, BIDV sớm nhận thấy việc Việt Nam trước sau cũng vào một sân chơi WTO và phải theo luật chơi chung. Do đó, yếu tố công khai, minh bạch trở thành nhân tố bắt buộc.

Mặt khác, là một tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, BIDV tuyệt đối tuân thủ các qui định của NHNN. Do vậy, BIDV thấy cần thiết phải trung thực, minh bạch về số nợ xấu còn tồn tại từ nhiều năm trước đây.

Đây là một việc làm rất khó, là cả một quá trình tự chiến thắng mình ngay từ trong nhận thức, trong thống nhất hành động của cả tập thể từ người lãnh đạo cao nhất đến cán bộ tại các đơn vị thành viên.

Quá trình xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV:

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc Trần Bắc Hà (nay là Chủ tịch Hội đồng quản trị), ngày 20/10/2006, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV được ban hành trên cơ sở loại bỏ những nhược điểm của Điều 6 Quyết định 493 (chỉ phân loại nợ vào các nhóm theo phương pháp định lượng đó là theo kỳ hạn trả nợ đã được gia hạn nợ, hoặc cơ cấu lại nợ).

Ngày 14/11/2006, Thống đốc NHNN đã chấp thuận cho BIDV thực hiện chính sách trích dự phòng rủi ro theo quy định tại Điều 7 Quyết định 493 từ quý 4/2006. Theo đó, hệ thống đã sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của từng khách hàng, kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng, đã xây dựng ba hệ thống chấm điểm khác nhau cho ba loại khách hàng chính: tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng (còn gọi là các định chế tài chính) và khách hàng là cá nhân.

Kết quả đạt được là:

Thực tế triển khai tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng đã chứng minh, điều 7/493 là một quyết định rất đúng đắn. Nó hướng cho tổ chức tín dụng vận hành theo thông lệ quốc tế.

Qua gần 2 năm triển khai, các tiêu chí phân loại nợ đã tiệm cận chuẩn mực theo thông lệ quốc tế; chính sách khách hàng được xây dựng và áp dụng đồng bộ với chính sách phân loại nợ hoàn toàn dựa trên thực trạng của khách hàng, chất lượng tín dụng bước đầu đã được kiểm soát chặt chẽ, cụ thể tới từng khách hàng, từng ngành nghề, từng loại hình tổng công ty kể cả theo nợ cơ cấu; xây dựng kế hoạch phân loại nợ, đề ra kế hoạch giảm nợ xấu đến từng khách hàng, chủ động hơn trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng, sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn nợ xấu có thể phát sinh, dự kiến và lập được kế hoạch số dự phòng rủi ro phải trích vào cuối năm tài chính để ngân hàng chủ động trong kế hoạch tài chính ngay từ đầu năm.

Đặc biệt hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng đã phản ánh chính xác chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế để từ đó đưa ra được các biện pháp, giải pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ xấu phát sinh.

BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng đã trung thực nhìn thẳng vào sự thật, triển khai quyết liệt 9 giải pháp xử lý nợ xấu theo phương án mà BIDV đã trình lên NHNN tại hai thời điểm 31/12/2004 và 31/12/2005 góp phần quyết định xử lý cơ bản nợ xấu đã được Thống đốc NHNN ghi nhận và đánh giá cao.

Nợ xấu giảm còn 0,21% vào cuối năm 2010 và 0.045% vào cuối năm 2012.

3.3.2 Hạnchế và Nguyên nhân

Ngoài các kết quả đạt được khả quan thì các món nợ xấu vẫn còn tồn tại. Đó là do các nguyên nhân sau:

Rủi ro tín dụng do nguyên nhân hoàn cảnh khách quan

- Sự biến động của thị trường thế giới

Trước cuộc khủng hoảng tín dụng quốc tế, nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ, mà khởi đầu là những gánh nặng nợ khó đòi của hệ thống tín dụng liên quan đến thị trường bất động sản phái sinh của Mỹ.

trong khu vực là hiển nhiên, do đó trước những biến động của thị trường thế giới, nền kinh tế Việt Nam sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Do đó hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Thị trường bất động sản và chứng khoán Việt Nam đang trong tình cảnh khó khăn, khả năng các khoản nợ đầu tư vào hai thị trường đó khó có thể thu hồi, giá nhà đất và chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, việc mua bán diễn ra khó khăn hơn, các khách hàng sẽ không có nguồn trả nợ, đồng thời tỷ lệ tài sản đảm bảo không đủ đảm bảo cho dư nợ còn lại,… làm cho hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn của rủi ro tín dụng xuất hiện.

Ngoài ra thị trường sắt thép cũng dễ bị tổn thương không kém. Mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giỏ thép thế giới. Việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm. Thị trường này bất ổn sẽ ảnh hưởng không chỉ đối với khách hàng kinh doanh mặt hàng này mà còn tác động lên ngân hàng đầu tư cho vay gây ra hàng loạt các rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng.

- Rủi ro do quá trình tự động hóa tài chính, hội nhập quốc tế

Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu ngày càng gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, khiến những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Thêm vào đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam và nước ngoài trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước có hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ khách hàng vay

- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ:

Khi cho vay các ngân hàng đều mong muốn khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có mục đích hợp lý, sử dụng hiệu quả để có thể tái sinh đủ bù đắp các khoản nợ vay. Đối với các doanh nghiệp, khi vay vốn đều có mục đích rõ ràng, phương án kinh doanh cụ thể và khả thi; đối với các thể nhân thì có kế hoạch trả nợ cụ thể và khả thi. Tuy nhiên khách hàng sau khi vay lại sử dụng vốn sai mục đích,

không có thiện chí trả nợ sẽ làm cho các ngân hàng bị tổn thất và rủi ro trong vấn đề thu hồi nợ.

- Khả năng quản lý hoạch định chiến lược kinh doanh kém:

Nếu chiến lược kinh doanh không được quản lý hoạch định tốt sẽ ảnh hưởng đến nguồn trả nợ. Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch, chiến lược kinh doanh vì đấy là nguồn trả nợ tốt nhất, tuy nhiên nếu sự quản lý hoạch định ấy yếu kém, sẽ làm cho phương án kinh doanh có thể đi vào phá sản.

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch:

Hiện nay báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cung cấp vẫn chưa phải là nguồn thông tin xác thực, mặc dù có những báo cáo tốt, có lợi nhuận nhưng bên trong tiềm ẩn, chứa đựng nhiều vấn đề, rủi ro. Do đó ngân hàng không có căn cứ chính xác đáng tin cậy dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp mà phải dùng tài sản thế chấp làm chỗ dựa để phòng chống rủi ro tín dụng.

- Hiểu biết hạn chế về sản phẩm, công nghệ và thị trường. - Hoạt động kinh doanh được mở rộng quá khả năng kiểm soát.

- Hạn chế về khả năng hoạch định và kiểm soát chi phí Nghiên cứu và Phát triển (R&D) sản phẩm.

- Sản phẩm được đưa ra thị trường quá sớm.

- Phụ thuộc quá lớn vào một hay vài khách hàng thị trường chủ chốt. - Quá chú trọng đến tốc độ tăng trưởng và bỏ quên chất lượng tăng trưởng. - Việc thực hiện dự án bị trì hoãn hoặc chậm tiến độ.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w