Kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thăng Long (Trang 36)

- Ý nghĩa: Phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển

2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty

Trong 03 năm trở lại đây, 2010 - 2012, cùng với sự phát triển của đất nước, công ty không ngừng đạt được những kết quả tích cực đáng ghi nhận. Nhưng cũng thời kỳ này, cùng với những bất ổn của nền kinh tế, khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đã làm công ty gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bằng sự năng động, sáng tạo của lãnh đạo công ty; cùng với sự giám sát, chỉ đạo kịp thời của Hội đồng thành viên và nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên, công ty đã vượt qua khó khăn, làm ăn có lãi, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động, và nộp ngân sách nhà nước đầy đủ. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng trưởng bền vững, năm sau cao hơn năm trước, bảo toàn được vốn và tài sản, đời sống của cán bộ công nhân đảm bảo ổn định, cơ cấu lao động ngày một hợp lý hơn, thực hiện đầy đủ

nghĩa vụ với nhà nước, cổ đông và xã hội.

2.1.4.1. Tình hình sản xuất kinh doanh

Kết quả sản xuất kinh doanh 03 năm từ năm 2010 đến 2012.

Bảng 1: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Doanh thu Trđ 702.707,30 840.086,78 811.949,99 2 Kim ngạch XNK USD 15.460.887 19.206.662 14.852.177 3 Lợi nhuận Trđ 490.374,65 711.658,04 746.150,06

4 Nộp ngân sách Trđ 25.137 27.524 26.957

5 Thu nhập bình quân Trđ/ng/th 2.350 2.847 3.173

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2010 - 2012 )

Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm:

Từ năm 2010 đến 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của toàn tổng công ty, song với nổ lực của mình toàn công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch và đã có những bước phát triển nhất định. Cụ thể là:

Tổng doanh thu toàn công ty trong các năm đều tăng trưởng cao, năm 2011 tăng 71% so với năm 2010. Năm 2012 do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát tại Việt Nam nên doanh thu của toàn công ty chỉ tăng được 24,45% so với năm 2011. Như vậy từ năm 2010 đến 2012 doanh thu toàn công ty đã tăng 114%.

Lợi nhuận toàn công ty cũng đã có những kết quả tốt, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận năm 2012 đã tăng 255.775,41 triệu đồng so với năm 2010, chiếm tỷ lệ 52,16%. Đồng thời thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên cũng đã được cải thiện và nâng cao, mức thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước từ 10 đến 25%.

Nhìn vào những chỉ tiêu cơ bản trên có thể khẳng định: Mặc dù từ năm 2010 đến năm 2012 là thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động nhưng công ty vẫn duy trì được ở mức ổn định và cũng có tăng trưởng. Công ty đã góp một phần

quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

2.1.4.2. Tình hình tài chính của công ty

Bảng 2: Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản của công ty

ĐVT: Trđ

STT Chỉ tiêu Thực hiện

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Tổng tài sản 408.307,75 460.959,12 576.872,85 Tài sản ngắn hạn 332.025,29 387.463,86 507.459,50 Tài sản dài hạn 76.282,45 73.495,26 69.413,35 2 Tổng ngồn vốn 408.307,75 460.959,12 576.872,85 Nợ phải trả 302.134,84 349.852,06 466.260,08 3 Vốn chủ sở hữu 106.172,90 111.107,06 110.612,77 3 Tổng doanh thu 702.707,30 840.086,78 811.949,99 4 Lợi nhuận trước thuế 409.374,65 711.658,04 746.150,06

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2010 - 2012 )

Từ bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu tài sản của CT được phân bổ:

Tài sản

Tổng tài sản của CT không ngừng tăng cao trong ba năm: Năm 2011, tổng tài sản của CT là 460.959,12 triệu đồng, tăng 52.651,85 triệu đồng so với năm 2010, chiếm tỷ lệ 12,9%. Năm 2012, tổng tài sản của CT tiếp tục tăng lên, tăng 115.913,73 triệu đồng so với năm 2011, chiếm tỷ lệ 25,15%. Trong đó sự thay đổi từng loại tài sản cụ thể như sau:

- Tài sản ngắn hạn

Năm 2010, tài sản ngắn hạn của CT là 333.025,29 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 81,56% trong tổng tài sản của CT. Năm 2011, tài sản ngắn hạn của CT là 387.463,86 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 84.06%, tăng cao hơn so với năm 2010 là 54.483,57 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 16,35%. Năm 2012, loại tài sản này tiếp tục tăng lên so với năm 2011 là 119.995,64 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 30,97%. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn không ngừng tăng cao trong vòng ba năm 2010 – 2012 chứng tỏ, số vốn đầu tư vào loại tài sản này ngày càng cao.

- Tài sản dài hạn

Năm 2010,tài sản dài hạn của CT là 76.282,45 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,68% trong tổng tài sản của CT. Năm2011, loại tài sản này giảm 2.787,19 triệu đồng so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 15,945% trong tổng tài sản của CT. Năm 2012, tài sản dài hạn của CT tiếp tục giảm, giảm 4.081,91 triệu đồng so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 12,03% trong tổng tài sản của công ty. Tỷ trọng tài sản dài hạn giảm liên tục trong ba năm, điều này chứng tỏ CT đã tập trung vốn vào tài sản ngắn hạn.

Nguồn vốn

- Nợ phải trả

Năm 2010, nợ phải trả của CT là 302.134,84 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 74% trong tổng nguồn vốn của CT. Năm 2011, số nợ phải trả của CT tăng 47.717,22 triệu đồng so với năm 2010, chiếm tỷ lệ 15,8% và chiếm tỷ trọng 75,9% trong tổng nguồn vốn của CT. Năm 2012, số nợ phải trả của CT tiếp tục tăng, tăng 116.408,02 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 33,27% và chiếm tỷ trọng 80,82% trong tổng nguồn vốn của CT. Tỷ trọng này đều tăng trong ba năm, điều này chứng tỏ số vốn mà CT đang sử dụng phần lớn là từ vốn vay mà có.

- Vốn chủ sở hữu

Năm 2010, vốn chủ sở hữu của CT là 106.172,90 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 26% trong tổng nguồn vốn của CT. Năm 2011, vốn chủ sở hữu của CT tăng 4.934,16 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 4,65% và chiếm tỷ trọng 24,1% trong tổng nguồn vốn của CT. Năm 2012, vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm nhẹ, giảm 494,29 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19,17% trong tổng nguồn vốn của CT.

Tổng doanh thu

Trong giai đoạn 2010 – 2012, kinh tế có nhiều biến động nhưng CT vẫn đạt được mức doanh thu tương đối trong ba năm và có giảm nhẹ trong năm 2012. Năm 2010, tổng doanh thu của CT đạt 702.707,30 triệu đồng. Năm 2011, tổng doanh thu của CT là 840.08,78 triệu đồng, tăng 137.379,48 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 19,55%. Năm 2012, tổng doanh thu của CT có xu hướng giảm nhẹ, giảm

28.136,79 triệu đồng, đay cũng là điều dễ hiểu.

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận của CT không ngừng tăng trong ba năm. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế của CT là 490.374,65 triệu đồng. Năm 2011, chỉ tiêu này đạt 711.658,04 triệu đồng, tăng 211.283,3 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 4,85%. Điều này chứng tỏ CT đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình.

2.2. Thực trạng sử dụng VLĐ tại công ty

2.2.1. Về sử dụng vốn lưu động tại công ty

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty, trước hết cần nghiên cứu quy mô và cơ cấu VLĐ. Phân tích cơ cấu VLĐ sẽ thấy vốn được phân bổ và sử dụng như thế nào, tìm ra sự biến động trong từng khâu, từng bộ phận. Qua đó giúp nhà quản trị tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục những vấn đề nảy sinh.

2.2.2. Tài sản lưu động của công ty

Bảng 3: Tài sản lưu động và tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng TS 82.060,50 100 79.403,83 100 84.033,53 100 TSLĐ 65.945,57 77,6 66.843,88 84,2 71.646,02 86,3 TSCĐ 16.114,93 22.4 12.559,95 15,8 12.387,51 14,7

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty từ năm 2010 - 2012).

Tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản của công ty ở mức cao, năm 2010 là 77,6% tương đương 65.945,57 triệu đồng, năm 2011 là 84,2% tương đương 66.843,88 triệu đồng, năm 2012 là 86,3% tương đương 71.646,02 triệu đồng. Tỷ trọng TSLĐ của công ty trong tổng tài sản ở mức cao là do khá nhiều hợp đồng thi công công trình của công ty được khách hàng thỏa thuận khi hoàn thành mới thanh toán, hoặc việc thanh toán kéo dài trong toàn bộ quá trình thi công 1 hay 2 năm, cũng có những công trình 3 đến 5 năm, một số khách hàng của công ty còn thỏa thuận thanh

toán tiếp tục trong các năm sau khi công trình đã bàn giao. Bên cạnh đó khoản mục hàng tồn kho của công ty cũng chiếm tỉ trọng khá lớn trong TSLĐ.

Việc phân bổ tài sản của công ty đã có sự cải thiện rõ rệt: tăng các loại TSLĐ để mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất kinh doanh, thu hút khách hàng, đồng thời giảm các loại TSCĐ không cần thiết.

2.2.3. Vốn lưu động của công ty

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ, vì vậy để nghiên cứu vốn lưu động cần căn cứ vào các hình thái biểu hiện của TSLĐ. Phân tích thực trạng VLĐ căn cứ vào các hình thái biểu hiện của TSLĐ và vai trò của VLĐ trong quá trình sản xuất để thấy tình hình biến động của VLĐ và cơ cấu VLĐ trong các năm.

Bảng 4: Kết cấu vốn lưu động của công ty

ĐVT: Trđ

Năm 2010 2011 2012

Tổng VLĐ 55.945,57 66.843,88 71.646,02

1. Tiền 1.201,29 1.692,37 2.154,77

2. Các khoản phải thu 44.945,97 48.015,87 50.395,41

3. Hàng tồn kho 8.344,80 12.111,24 13.827,43

4. VLĐ khác 1.453,51 5.024,41 5.268,42

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2010 - 2012 ).

Vốn lưu động của công ty trong các năm đều có xu hướng tăng lên. Mạnh mẽ nhất là các năm 2010, 2011, 2012. Điều này có được là do năm 2009 công tybắt đầu cổ phần hóa. Bộ máy quản lý của công ty được cải thiện, bên cạnh đó Hội đồng cổ đông đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư với công ty.

Từ bảng số liệu trên ta thấy được, các khoản phải thu của công ty đều tăng mạnh qua các năm, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng vốn của mình một cách hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho cũng tăng với tỷ lệ

vốn, vì vậy làm giảm hiệu quả sử dụng vốn trong công ty, đây là điều không có lợi cho công ty. Hàng hóa tồn kho lớn ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của công ty và vì thế mà có thể mức độ tăng trưởng của công ty sẽ bị chững lại. Doanh nghiệp cũng cần hết sức chú ý đến khả năng thanh toán của khách hàng có quan hệ làm ăn, hạn chế rủi ro phát sinh trong khâu thanh toán, dự trữ tiền và hàng tồn kho vừa phải và phù hợp với nhu cầu kinh doanh và thực hiện các giao dịch cần tiền, tăng tốc độ luân chuyển vốn.

Bảng 5: Thay đổi kết cấu vốn lưu động qua các năm so với năm trước đó

Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tuyệt đối (Tr.đ) Tương đối (%) Tuyệt đối (Tr.đ) Tương đối (%) Tuyệt đối (Tr.đ) Tương đối (%) 1.Tổng VLĐ 4.594,89 8,95 10.498,31 19,48 4.802,14 7,18 2. Tiền 177,94 15,14 481,08 40,88 462,40 27,32 3. Khoản phải thu 12.631,37 38,66 3.169,90 6,83 2.379,54 4,96

4. Hàng tồn kho (6.413,52) (43,07) 3.866,44 45,14 1.716,19 14,17 5. VLĐ khác (1.780,90) 55,06 3.670,90 245,67 244,01 4,86

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2009 - 2012).

Từ bảng số liệu trên ta thấy được kết cấu vốn lưu động của công ty thay đổi qua các năm như sau:

Các khoản phải thu

Nhìn chung VLĐ nằm trong các khoản phải thu của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao, điều này cho thấy lượng VLĐ của CT bị chiếm dụng là rất lớn. Cụ thể, các khoản phải thu năm 2011 tăng so với năm 2010 là 12.531,37 triệu đồng, tương đương với 38,63%. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 3.169,90 triệu đồng, tương đương 6,83%. Chứng tỏ các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn, nhưng lại không ổn định qua các năm. Có thể xem đây là khâu có ảnh hưởng lớn nhất, làm giảm hiệu quả VLĐ trong công ty. Để hiểu rõ hơn ta xem xét cụ thể từng khoản mục nhỏ trong các khoản phải thu. Có thể thấy rằng,

trong cơ cấu các khoản phải thu thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng rất lớn. Đó là phần nợ đọng trong các công trình đã hoàn thành mà chưa được khách hàng thanh toán, hiện tượng này đã dẫn đến tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn rất lớn.

Vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền của công ty tăng giảm liên tục qua 3 năm: Năm 2010, tiền tồn quỹ của công ty là 177,94 triệu đồng, chiếm 15,14% trong tổng số vốn lưu động. Năm 2011, khoản này lại tăng lên 481,08 triệu đồng, chiếm 40,88% trong tổng số vốn lưu động. Tuy nhiên, sang đến năm 2012 thì khoản này lại giảm xuống 462,40 triệu đồng, chiếm 27,32% trong tổng số vốn lưu động. Vốn bằng tiền giảm, điều này rất tốt do công ty đã sử dụng nó vào sản xuất kinh doanh, không để đồng tiền “chết” mà làm cho nó luôn quay vòng và sinh lời. Tuy nhiên ở góc độ khác thì vồn bằng tiền giảm đi cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty lại chưa được đảm bảo tốt. Bên cạnh đó việc giữ tiền để mua hàng, trang thiết bị cho công ty khi cần đến là cũng gặp chút vướng mắc, đồng thời dễ bỏ qua các cơ hội kinh doanh.

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho có biến động nhẹ qua ba năm. Năm 2010, lượng hàng tồn kho của công ty là( 6.413,52) triệu đồng, chiếm( 43,07)%. Năm 2011, hàng tồn kho của công ty tăng lên 3.866,44 triệu đồng, chiếm 45,14% trong tổng số hàng tồn kho của công ty. Năm 2012, hàng tồn kho có xu hướng giảm xuống 1.716,19 triệu đồng, chiếm 14,17% trong tổng số hàng tồn kho của công ty. Hàng tồn kho có xu hướng giảm chứng tỏ công ty không dự trữ hàng tồn kho, khi sử dụng đến đâu các nhà cung cấp sẽ phục vụ tới đó. Nhờ vậy, công ty không những tiết kiệm được vốn trong khâu dự trữ mà còn tiết kiệm được các chi phí liên quan đến kho tàng bảo quản, bảo vệ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Bảng 6: Các khoản phải thu của công ty

Chỉ tiêu Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Các khoản phải thu 32.414,60 100 44.945,97 100 48.015,87 100 50.395,41 100 1. Phải thu khách hàng 32.275,60 99,6 44.854,26 99,8 48.617,30 101,25 46.299,04 91,87 2. Trả trước người bán 427,36 1,32 387,15 0,86 266,66 0,55 394,19 0,69 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn (793,83) (2,48) (793,83) (1,77) (1.284,83) (2,6) 3.185,35 6,32 4. Phải thu khác 505,47 1,56 498,39 1,11 416,74 0,8 516,83 1,32

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2009 – 2012).

Qua bảng số liệu trên ta thấy được:

Các khoản phải thu của khách hàng trong 3 năm có nhiều biến động. Năm 2010 đạt 44.854,26 triệu đồng, chiếm 99,8 trong tổng số các khoản phải thu của khách hàng. Sang đến năm 2011 khoản này có xu hướng tăng mạnh, tăng 3.763,04 triệu đồng, chiếm 101% trong số các khoản phải thu của khách hàng. Điều này cho thấy khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp là tốt. Tuy nhiên, tới năm 2012 khoản này có xu hướng giảm nhẹ, giảm 2.318,26 triệu đồng, chiếm 91,9%. Đây cũng là điều dễ hiểu vì trong năm 2012 khủng hoảng kinh tế diễn ra rất mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, các khoản phải thu khác cũng có nhiều biến động, do đây là thời kỳ khủng hoảng toàn cầu. Tuy nhiên công ty vẫn duy trì được và tới năm 2012 thì khoản này lại tăng trở lại, điều này cho thấy khả năng quản lý của cán bộ trong công ty.

2.2.4.Quản lý vốn lưu động tại công ty

Công tác lập kế hoạch đánh giá hiệu quả vốn lưu động

tế của CTtrong quá trình cho thấy lượng VLĐ của CTnhiều lúc thiếu hụt việc lập kế hoạch VLĐ không được xác định theo nhu cầu cụ thể cho từng tháng, từng quý trong năm. Việc lên kế hoạch chỉ dựa trên mức tăng trưởng ước tính cho năm tới, vì vậy đã xảy ra tình trạng có những tháng dư thừa vốn, lại có những tháng lượng VLĐ hiện có lại không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng của CT.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thăng Long (Trang 36)