TY CP CÔNG NGHIỆP CAO SU COECCO.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP MB (Trang 43)

PHÂN TÍCH TỔNG KẾT SWOT

TY CP CÔNG NGHIỆP CAO SU COECCO.

Phân tích tài chính dự án

Khi tiến hành thẩm định tài chính của dự án, cán bộ thẩm định thực hiện dựa trên các yếu tố cơ sở và giả định sau:

▪Dự án được tính toán theo đơn vị tiền tệ là USD.

▪Dự án được xây dựng trong vòng 26 năm.

▪Các định mức chi phí dựa theo thiết kế kỹ thuật và các thông số của hồ sơ dự án.

▪Chi phí dự phòng trong giai đoạn đầu tư là 15% tổng giá trị đầu tư

▪Lãi suất vay USD trung dài hạn để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ

cao su là 9%/năm.

▪Chi phí vốn chủ sở hữu là 12%/năm.

Tổng vốn đầu tư ( xem bảng 2 : nội dung đầu tư- chi phí đầu tư cơ bản dự án thành lập công ty CP CÔNG NGHIỆP CAO SU COECCO)

▪Dự toán về tổng vốn đầu tư của Công ty Hợp tác kinh tế cao hơn so với giá

trị mà cán bộ thẩm định đã tính toán, nguyên nhân của sự khác biệt này là vào năm thứ nhất bắt đầu đi vào đầu tư công ty chưa tính chi phí thuê đất, và năm thứ 7 khi

bắt đầu phát sinh doanh thu, công ty lại đưa chi phí thuê đất vào chi phí đầu tư, và chi phí chăm sóc để khai thác cây cao su kinh doanh trong năm 7 cũng được tính vào chi phí đầu tư. Thực tế các chi phí này phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh cho năm thứ 7 sẽ hợp lý hơn.

▪Tổng mức đầu tư cũng khác khi ở đây cán bộ thẩm định sử dụng mức lãi suất

tín dụng dài hạn để xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su là 9%/năm thay vì 7,7%/năm như đã tính toán của Công ty Hợp tác kinh tế.

▪Cơ cấu vốn đầu tư được xây dựng trong các năm đầu tư ban đầu như sau:

Đơn vị: USD

Vốn Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

VCSH 766,229.35 1361914.228 1893616.712 927650.3211 949610.7765

Vay - - - - -

Tổng 766229.3482 1361914.228 1893616.712 927650.3211 949610.7765

▪Bước sang năm thứ 6, theo hồ sơ dự án, dự kiến sẽ tiến hành vay vốn để xây

dựng nhà máy chế biến mủ cao su. Ở đây cán bộ thẩm định xây dựng phương án vay trong 10 năm, hai năm đầu lãi nhập gốc và phân bổ chi phí theo khấu hao, các năm sau trả gốc đều, lãi theo dư nợ thực tế.

Chi phí

Chi phí khấu hao hàng năm

Tổng chi phí đầu tư trừ vốn lưu động ròng được ghi nhận vào giá vốn của TSCĐ và được khấu hao đều trong vòng 10 năm.

Chi phí bán hang và lãi vay

Chi phí bán hàng được xây dựng định mức là 5% so với doanh thu.

Chi phí lãi vay bắt đầu tính từ năm thứ 8 (sau hai năm khi giải ngân), lãi suất vay giả định ở mức 9%/năm.

Chi phí thuế đất

Chi phí thuê đất được tính toán theo hợp đồng thuê đất của công ty cao su

COECCO ký kết với Tỉnh Bôlykhămsay của Lào.

Chi phí thuế

Tính bằng mức 10% Doanh thu theo quy định của Lào.

Doanh thu

Hiện nay nhu cầu về cao su thiên nhiên trên thị trường quốc tế gia tăng, và dự báo cho thấy cung không đáp ứng đủ cầu. Trước tình hình đó, mức giá cao su thiên nhiên tăng không ngừng trong thời gian qua, riêng quý I năm 2008, mức giá cao su thiên nhiên xuất khẩu tăng khoảng từ 22%-32%, và giá mỗi tấn cao su SVR 3L xuất khẩu dao động từ 2.500USD/tấn – 2.895 USD/tấn. (Nguồn vinanet) Vì vậy, lấy mức giá bình quân một tấn cao su 2.400USD là có căn cứ.

Tình hình lãi lỗ ( xem bảng 4- tình hình lãi lỗ dự án thành lập công ty CP Công nghiệp cao su COECCO)

Khi tính toán dự án, Công ty Hợp tác kinh tế đã lấy mức thuế suất 28% áp dụng cho tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì Công ty CP Công nghiệp cao su COECCO tiến hành đầu tư 100% vốn nước ngoài nên phải tuân thủ chế độ nộp thuế lợi tức hay còn gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp của Lào.

Bên cạnh đó Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần vào năm 1996, do vậy không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần lợi nhuận chuyển về Việt Nam.

Mức thuế suất ở đây được tính toán theo ưu đãi đầu tư mà chính phủ Lào đã cam kết với Công ty Hợp tác kinh tế (Căn cứ vào hợp đồng giữa Lào và Công ty

Hợp tác kinh tế). Cụ thể:

Thuế suất 0% trong thời gian chưa có lợi nhuận và 5 năm kể từ khi có lợi nhuận.

Thuế suất 50%x15% trong thời gian 03 năm tiếp theo Thuế suất 15% trong thời gian tiếp theo.

Dòng tiền của dự án ( xem bảng 5 – dòng tiền dự án thành lập công ty CP

Công nghiệp cao su COECCO)

Dòng tiền của dự án được tính toán dựa trên cơ sở dự tính thực thu thực chi,

thông qua dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính.

Hiệu quả tài chính dự án

Căn cứ vào dòng tiền trên cán bộ tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án bao gồm: NPV 8.236.237 USD IRR 23,59% PP 8,23 năm DPP 9.945 năm

Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án được tính toán dựa trên mức chiết khấu dự tính 12%/năm. Giá trị NPV ở trên cho thấy dự án khá hiệu quả.

Ngoài ra tỷ suất hoàn vốn nội bộ đạt mức 23,59% đã lại cho thấy rõ ràng hơn tính hiệu quả tài chính của dự án, nếu như mọi dự tính không bị sai lệch do yếu tố khách quan thì có thể thấy dự án này có tính hiệu quả về mặt tài chính khá cao.

Thời gian hoàn vốn giản đơn cũng là 8,23 năm, trong lúc đó từ năm thứ 7 trở đi mới phát sinh lợi nhuận.

Thời gian hoàn vốn có tính đến giá trị thời gian của tiền là 9,945 năm.

Phân tích độ nhạy của dự án

Xem xét ảnh hưởng của gía bán một tấn mủ cao su và lãi suất chiết khấu đến hiệu quả tài chính của dự án được thực hiện thông qua việc phân tích độ nhạy cụ thể như sau:

Ảnh hưởng của giá bán mủ cao su đến hiệu quả tài chính dự án:

Trường hợp cơ sở 2350 2300 2250 2200 2150 2100 NPV $8,336,237 7,956,015 7,575,793 7,195,570 6,815,348 6,435,126 6,054,904 IRR 0.23585815 0.23 0.23 0.22 0.22 0.21 0.21 PP 8.22993915 8.29 8.35 8.42 8.50 8.57 8.66 DPP 9.94474417 - - - -

Ảnh hưởng của lãi suất chiết khấu đến hiệu quả tài chính dự án:

Trường hợp cơ sở 15% 14.50% 14% 13.50% 13% 12.50% NPV $8,336,237 4598594 5101763 5647143 6238678 6880734. 7578138 IRR 0.23585815 0.235858 0.235858 0.235858 0.235858 0.235858 0.235858 PP 8.22993915 8.229939 8.229939 8.229939 8.229939 8.229939 8.229939 DPP 9.94474417 0 0 0 0 0 0 Đánh giá:

Dự án có hiệu quả về mặt tài chính.

Đánh giá đề xuất

Đánh giá

▪Thị trường cao su tự nhiên có xu hướng tăng trưởng mạnh, dự báo xảy ra

tình trạng cầu vượt cung.

▪Lào đang là địa chỉ hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư về lĩnh vực cây cao su.

▪Quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam và Lào có truyền thống

lâu đời.

▪Đề án thành lập công ty Cổ phần để thực hiện triển khai dự án trồng và chế

biến mủ cao su tại Lào cũng như tiến hành thăm dò và phát triển các lĩnh vực kinh doanh khác có nhiều yếu tố thuận lợi.

▪Hiệu quả tài chính của dự án tương đối tốt.

▪Việc tham gia góp vốn và dự án của Ngân hàng Quân Đội dự báo sẽ mang lại

lợi nhuận trong tương lai, đồng thời sẽ là cơ hội để ngân hàng Quân đội tiếp cận các cơ hội đầu tư mới và hấp dẫn như Thủy điện, khoáng sản…

Đề xuất

Trên cơ sở phân tích trên, cán bộ đầu tư xin kính đề xuất Tổng Giám đốc, Giám đốc Đầu tư chấp thuận việc tham gia góp vốn vào dự án. Mức đầu tư kiến nghị là 15% giá trị vốn điều lệ tại thời điểm thành lập tương đương với 24.000.000.000 đồng trong đó 10% là vốn góp của Ngân hàng Quân đội, 5% là vốn nhận ủy thác đầu tư từ các thành viên khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP MB (Trang 43)