Thời gian dịch chuyển của Hydrocacbon

Một phần của tài liệu Luận Văn Đặc điểm địa hóa đá sinh dầu, khí trũng Đông Quan khu vực Miền Võng Hà Nội (Trang 76)

Theo kết quả xây dựng hai bản đồ thời gian di cƣ HC tại nóc hệ tầng Đình Cao (nóc Oligoxen) và đáy tầng Đình Cao - Phù Tiên (đáy Oligoxen) Hình 3.18 và 3.19

phòng địa hoá viện dầu khí Việt Nam cho thấy cách đây khoảng hơn 30 triệu năm tại khu vực trũng Đông Quan đã có một lƣợng HC di thoát ra khỏi đá mẹ quá trình di cƣ mạnh nhất diễn ra trong khoảng thời gian 20÷30 triệu năm trƣớc. Tại phần rìa của trũng cũng đã di cƣ cách đây khoảng 5 triệu năm và cho tới nay HC vẫn có thể vẫn còn đang di chuyển từ đá mẹ Oligoxen muộn/Mioxen sớm (tầng Phong Châu)

Hình 3.18 Bản đồ thời gian di cƣ của Hidrocacbon của nóc

Hình 3.19 Bản đồ thời gian di cƣ của Hidrocacbon

của đáy Oligoxen trũng Đông Quan

Do thời gian di cƣ diễn ra tại đáy tầng Oligoxen xảy ra sớm nên khi kết hợp với bản đồ trƣởng thành tại đáy của đáy Oligoxen, Tmax, %R0

, thì đá mẹ tại tầng này đã hết khả năng sinh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Trên cơ sở phân tích ở trên, có thể rút ra đƣợc những kết luận ban đầu về đặc điểm địa hóa đá mẹ trong khu vực của trũng Đông Quan nhƣ sau.

1. Trong khu vực trũng Đông Quan tồn tại hai tầng đá mẹ là tầng Đình Cao- Phù Tiên (Eoxen - Oligoxen) và tầng Phong Châu (Mioxen sớm). Trong đó đá mẹ Oligoxen đang trong của sổ tạo khí ẩm. Đá mẹ Mioxen sớm thuộc hệ tầng Phong Châu đang trong pha tạo dầu chính. Còn tầng Phủ Cừ (Mioxen giữa) và tầng Tiên Hƣng (Mioxen muộn) tuy có độ giàu VCHC khá cao nhƣng độ trƣởng thành thấp chƣa có khả năng sinh ra Hydrocacbon.

2. Môi trƣờng lắng đọng của VCHC trong trũng chủ yếu là môi trƣờng đầm hồ, lục địa các chỉ số Pristan/nC17 và Phytan/n C18 đều phản ánh rõ những đặc tính đó. Vật chất hữu cơ tại đây chủ yếu là Kerogen III có nguồn gốc lục địa và xen lẫn một chút Kerogen loại II, có khả năng sinh khí là chủ yếu. Các tập sét than trong trầm tích Mioxen cũng có tiềm năng sinh khí rất tốt.

3. Theo kết quả phân tích địa hoá của khu vực thì hầu hết tầng đá mẹ Oligoxen đã trải qua pha tạo sản phẩm chính và phần lớn lƣợng HC đã tham gia dịch chuyển. Còn tầng Mioxen hiện tại đang trong cửa sổ tạo dầu nhƣng pha di cƣ chƣa diễn ra mạnh mẽ.

Kiến nghị

Do hạn chế về số tài liệu và thời gian làm đồ án nên em có một số ý kiến đề suất nhƣ sau.

1. Cần có đánh giá đá mẹ khu vực trũng bằng phƣơng pháp chỉ số thời nhiệt TTI. 2. Tổng hợp tài liệu xem xét khối lƣợng đá mẹ và đánh giá tiềm năng sinh, tiềm năng dịch chuyển của đá mẹ kết hợp ba vấn đề lƣợng, kiểu và mức độ trƣởng thành có thể thấy rõ VCHC trong khu vực có khả năng sinh khí là chính. Nhƣng vấn đề đặt ra là lƣợng dầu, khí đó là bao nhiêu thì cần có thêm tài liệu để định lƣợng chi tiết hơn để giúp ích cho công tác đánh giá trữ lƣợng sản phẩm trong các đối tƣợng đá chứa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hiệp và Nguyễn Văn Bắc, 2004. Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam. NXB khoa học và kỹ thuật

3. Lê Văn Bình Bài giảng Địa chất dầu khí, Địa hóa dầu khí , Trƣờng Đại học Mỏ-Địa Chất

4. Nguyễn Thị Bích Hà, Mô hình Địa Hóa dầu khí Miền võng Hà Nội ,Viện Dầu Khí (VPI)

5. Công ty Dầu Khí Sông Hồng, Báo cáo Địa Chất GK ĐQD-1X, GK ĐQĐ-

2X…

6. Lê Hoài Nga, 2004 .Đặc điểm Địa Hóa và tiềm năng Dầu, Khí bể trầm

tích Nam Côn Sơn thềm lục địa Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học

Một phần của tài liệu Luận Văn Đặc điểm địa hóa đá sinh dầu, khí trũng Đông Quan khu vực Miền Võng Hà Nội (Trang 76)