Tác dụng sinh học của chrysin và dẫn chất – khái quát về các

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA IN VITRO CỦA CÁC DẪN CHẤT CHRYSIN (Trang 28)

công trình nghiên cứu

Chrysin được chứng minh là chất có nhiều tác dụng sinh học khác nhau như: tác dụng chống ocxy hóa, kháng dị ứng, kháng viêm và kháng ung thư.... Tác dụng kháng viêm do ức chế sản xuất PGE2. [30], [38]

Tác dụng chống enzym aromatase của chrysin (enzym gây ra quá trình chuyển testosteron thành estradiol, androstenedion thành estron) làm tăng hàm lượng testosterol trong cơ thể. Vì vậy chrysin được sử dụng rộng rãi cho các vận động viên thể hình, dùng cho phụ nữ bị ung thư phụ thuộc testosterol và dùng trong lão khoa. [20]

Tác dụng an thần, trầm cảm với cơ chế gắn kết chọn lọc trên receptor của benzodiazepin [35].

Chrysin ức chế HIV-1 bằng cách can thiệp vào quá trình phiên mã [3], [13].

Tác dụng ức chế enzym tyrosinase và aromatase, cũng như ức chế chất gây ung thư benzo[α]pyren [29].

Những dẫn chất chrysin tổng hợp có các nhóm thế ở vị trí 6, 8 có tác dụng kháng viêm in vitro tốt hơn chrysin [30].

Các dẫn chất chrysin cũng đã được nghiên cứu và có tác dụng hạ đường huyết trên loài chuột thử nghiệm [35].

Một số chất thuộc nhóm flavon có cấu trúc tương tự chrysin như: wogonin, baicalein, apigenin, tectorigenin và oroxylin được ly trích từ thực vật có tác dụng kháng viêm mạnh hơn chrysin [30].

O O HO OH O O HO OH O O HO OH OCH3 HO H3CO O O HO OH O O HO OH OH OH H3CO

wogonin baicalein oroxylin A

apigenin tectorigenin

Hình 1.2 Công thức cấu tạo của một số flavon tự nhiên

Trong những năm gần đây, các nhóm thế khác nhau ở vị trí C-7 trên vòng A của chrysin cũng được nghiên cứu và cho thấy tác dụng ức chế không những trên các chủng vi khuẩn Fram dương như: Bacillus subtilis, Bacillus sphaericus, Staphylococcus aureus mà còn trên các chủng gram âm như: Chromobacterium vialaceum, Klebsiella aerogenes, Pseudomonas aeruginosa [10].

Như vậy đã có rất nhiều nghiên cứu về chrysin và dẫn chất, và một số dẫn chất của chrysin đã được chứng minh có tác dụng tốt hơn chrysin. Điều này gợi ý cho việc tiếp tục nghiên cứu thêm một số tác dụng sinh học đáng quý của các dẫn chất chryrin, trong đó có tác dụng chống oxy hóa, một tác dụng thường gặp ở các flavonoid. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa và chống gốc tự do của các flavonoid, tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở các flavonoid thiên nhiên, rất ít các nghiên cứu một cách có hệ thống về tính chống oxy hóa và gốc tự do của các dẫn chất chrysin. [12], [26], [36]

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA IN VITRO CỦA CÁC DẪN CHẤT CHRYSIN (Trang 28)