Triển vọng phát triển

Một phần của tài liệu Những tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 68)

1. Khả năng thanh

3.1. Triển vọng phát triển

3.1.1. Phân tích ngành công nghiệp Bia Việt Nam

Ngành công nghiệp sản xuất bia Việt Nam được các tổ chức nghiên cứu Đồ uống thế giới đánh giá cao bởi mức độ tăng trưởng tiêu thụ ấn tượng. Việt Nam vừa là thị trường tiềm năng từ nguồn cầu (tiêu thụ 2,6 tỷ lít bia năm 2011, tăng trưởng 15%/năm) vừa thách thức cạnh tranh từ nguồn cung (350 cơ sở sản xuất bia phục vụ hơn 88 triệu dân số, bia sản xuất trong nước chủ yếu để tiêu dùng nội địa). Sản phẩm bia được chia làm 3 phân khúc: Bia hơi bình dân, Bia tiệt trùng đóng chai, đóng lon và Bia cao cấp thượng hạng. Trong đó phân khúc trung và cao cấp cạnh tranh sôi nổi nhất.

Bảng 3.23. Tổng quan thị trường Bia Việt Nam

Năng lực sản xuất

Thế giới 192,71 tỷ lít

Việt Nam 2,63 tỷ lít

Sản lượng tiêu thụ 2,6 tỷ lít

Tiêu thụ bình quân 28 lít/người

Tốc độ tăng trưởng từ 2006 - 2011 11 - 15%

Quy mô thị trường 4,6 tỷ USD

(Nguồn: Theo Euromonitor dự báo năm 2012)

Sản xuất bia tại Việt Nam chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong ngành đồ uống có cồn, chiếm khoảng 89% giá trị và 97,9% về sản lượng. Là ngành sản xuất công nghiệp nhẹ, lợi nhuận cao; doanh thu năm 2011 đạt hơn 60.000 tỷ đồng.

Theo Euromonitor, quy mô ngành bia Việt Nam năm 2012 ước đạt 4,6 tỷ USD (chiếm 3,7% GDP), tốc độ bình quân tăng trưởng là 11 - 15%. Thu nhập bình quân đầu người tăng (gấp 10 lần từ 1994 đến 2012, đạt gần 1600 USD) và dân số ở độ tuổi uống bia (20 - 40 tuổi) được dự báo tăng 5%/năm, tương đương mức tiêu thụ sẽ tăng thêm 1,7 triệu người đến năm 2015. Đây là những nhân tố giúp ngành giữ được mức tăng trưởng khá.

Thị trường bia Việt Nam hiện nay vừa tiềm năng về nguồn cầu nhưng cũng đầy thách thức cạnh tranh từ nguồn cung. Về phía cầu, Việt Nam đứng đầu khu vực Đông

Nam Á về mức tiêu thụ bia với gần 2,6 tỷ lít bia trong năm 2011, vượt xa 2 nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippin. Việt Nam cũng lọt vào top 25 quốc gia tiêu thụ bia mạnh nhất thế giới. Với sức tiêu thụ hàng tỷ lít, cộng với mức tăng trưởng 11 - 15%, thị trường bia Việt Nam được dự báo còn tiềm năng tăng trưởng rất cao, sẽ xếp thứ ba tại châu Á về sản lượng tiêu thụ, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc. Sức tiêu thụ khổng lồ này cũng khiến cho mức độ cạnh tranh trên thị trường bia Việt Nam tăng với sự ra đời của hàng loạt nhãn hiệu mới. Từ nhiều năm nay, dù đã có nhiều thương hiệu thất bại nhưng các hãng bia nước ngoài vẫn tiếp tục đổ bộ vào thị trường. Về phía cung, Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về sản xuất bia, với tổng sản lượng bia năm 2011 là 2,63 tỷ lít và năm 2010 là 2,59 tỷ lít và là quốc gia có có mức tăng trưởng cao về sản lượng trong mười năm qua (240,4,%). Với 350 cơ sở sản xuất bia tập trung quanh các thành phố lớn và vẫn tiếp tục gia tăng về số lượng, bia Việt Nam sản xuất đang đáp ứng đủ tiêu dùng nội địa. Ba doanh nghiệp lớn nhất trong thị trường bia Việt Nam: đứng đầu về thị phần là Sabeco (47,5%), kế đến là VBL (18,2%) và Habeco (17,3%). Tuy nắm tới 83% thị phần trong nước nhưng các doanh nghiệp cạnh tranh khá lành mạnh. Do bia không phải là hàng hóa thiết yếu các doanh nghiệp vẫn chưa thấy xuất hiện biểu hiện độc quyền nhóm với các hành vi thao túng thị trường, lũng đoạn giá cả, lạm dụng vị trí thống lĩnh hay có các thỏa thuận để hạn chế cạnh tranh.

(Theo Báo cáo phân tích ngành bia Việt Nam - CIMB Vinashin)

3.1.2. Quy hoạch phát triển ngành Bia của Việt Nam

Ngày 21/5/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015.

Quan điểm phát triển:

Phát triển ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát theo hướng bền vững, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người dùng và bảo vệ môi trường.

Áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong sản xuất bia, rượu, nước giải khát để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh tập trung xây dựng một số thương hiệu quốc gia với sản phẩm bia, rượu, nước giải khát để cạnh tranh hiệu quả trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, dưới mọi hình thức để đẩy mạnh sản xuất bia, rượu, nước giải khát đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của xã hội.

Xây dựng Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam thành một ngành quan trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước; sản phẩm có chất lượng cao, uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại, có thương hiệu hàng hóa và khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành giai đoạn 2006-2010 đạt 12%/năm, giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm, giai đoạn 2016-2025 đạt 8%/năm.

Đến năm 2010 sản lượng sản xuất đạt 2,5 tỷ lít bia, 80 triệu lít rượu công nghiệp, 2,0 tỷ lít nước giải khát. Sản phẩm xuất khẩu từ 70 triệu đến 80 triệu USD.

Đến năm 2015, sản lượng sản xuất đạt 4,0 tỷ lít bia, 188 triệu lít rượu công nghiệp, 4,0 tỷ lít nước giải khát. Sản phẩm xuất khẩu từ 140-150 triệu USD.

Đến năm 2025, sản lượng sản xuất đạt 6,0 tỷ lít bia, 440 triệu lít rượu công nghiệp, 11 tỷ lít nước giải khác.

3.1.3. Định hướng phát triển đối với ngành bia:

Tập trung cải tạo, mở rộng, đồng bộ hóa thiết bị để nâng công suất các nhà máy hiện có của các doanh nghiệp lớn, sản phẩm có thương hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất của từng doanh nghiệp cũng như hiệu quả toàn ngành.

Xây dựng mới các nhà máy có quy mô công suất từ 100 triệu lít/năm trở lên. Mở rộng hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết để sản xuất bia cao cấp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Xây dựng và phát triển thương hiệu để tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm bia nội địa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Quy hoạch sản xuất bia:

Giai đoạn 2008 - 2010: đến 2010 sản lượng bia đạt 2,5 tỷ lít. Giai đoạn 2011 – 2015: đến 2015 sản lượng bia đạt 4,0 tỷ lít. Giai đoạn 2015 – 2025: đến 2025 sản lượng bia đạt 6,0 tỷ lít.

Nhu cầu vốn đầu tư:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2008 - 2010 là 12.565 tỷ đồng, trong đó sản xuất bia là 10.373 tỷ dồng.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai doạn 2011 - 2015 là 22.747 tỷ đồng, trong đó sản xuất bia là 18.042 tỷ đồng.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2016 - 2025 là 39.015 tỳ đồng, trong đó sản xuất bia là 24.056 tỷ đồng.

Bảng 3.24. Quy hoạch sản xuất bia theo vùng

Đơn vị: Triệu lít

Tên vùng Năng lực sản xuất theo vùng

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2025

Vùng đồng bằng sông Hồng 927 1326 1961 Vùng Trung du miền núi phía Bắc 79 191 320 Vùng Duyên hải miền Trung 600 1098 1450

Vùng Tây Nguyên 37 80 110

Vùng Đông Nam Bộ 637 992 1712

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 220 313 447

Cả nước 2500 4000 6000

(Nguồn: Quyết định số 2435/QĐ-BCT)

Bảng 3.25. Nhu cầu vốn đầu tư sản xuất bia đến năm 2015

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008-2010 Năm 2011-2015 Năm 2016-2025 Vùng đồng bằng sông Hồng 3.659 4.402 Vùng Trung du miền núi phía Bắc 86 1.740 Vùng Duyên hải miền Trung 2.620 5.575

Vùng Tây Nguyên 225 725

Vùng Đông Nam Bộ 1.835 4.480

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1.948 1.120

Tổng toàn ngành 10.373 18.042 24.056

(Nguồn: Quyết định số 2435/QĐ-BCT)

Theo báo cáo của Euromonitor International, nhu cầu tiêu thụ bia, rượu, nước giải khát ở các nước khu vực châu Á đang và tiếp tục phát triển. Do vậy châu Á cũng

là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam mặc dù hiện tại bia mới chỉ được sản xuất và tiêu dùng nội địa. Cũng theo Euromonitor, thị trường bia Việt Nam đã tăng 13% trong năm 2011. Tổ chức này cũng dự báo thị trường sẽ còn tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 7,3% cho 5 năm tiếp theo. Việt Nam sẽ đứng thứ 3 châu Á về sản lượng tiêu thụ chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, thị trường bia Việt Nam tăng trưởng bình quân 12% trong giai đoạn 2006 - 2010. Bộ cũng dự báo tỷ lệ tăng là 13% trong giai đoạn 2011 - 2015 và 8% trong giai đoạn 2016 - 2025. Cũng theo dự báo của Bộ và cơ quan lập quy hoạch, đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 4,2 - 4,4 tỷ lít bia, bình quân 45 - 47 lít/người/năm. Mười năm sau đó, mỗi người Việt Nam sẽ uống bình quân 60 - 70 lít bia/năm.

3.1.4. Một vài xu hướng của ngành Bia Việt Nam:

Sức tiêu thụ bia còn tăng mạnh theo những phân tích đã nêu về tiềm năng của thị trường Bia Việt Nam.

Chi phí quảng bá sản phẩm ngành tăng: bia ngoại vẫn tiếp tục đổ bộ, cạnh tranh gay gắt, khi đó chiến lược quảng bá là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp không chỉ ở những sản phẩm đã tồn tại mà cả các sản phẩm mới có mặt trên thị trường.

Cấu trúc phân khúc thị trường sản phẩm thay đổi: các sản phẩm bia hơi, bia giá rẻ đang bị thu hẹp; bia hạng trung và cao cấp ngày càng tăng trưởng mạnh và tiếp tục được mở rộng. Nguyên nhân thứ nhất là do Việt Nam gia nhập WTO áp dụng 1 loại thuế sẽ làm tăng thuế suất bia hơi lên 50%; thứ hai là do thu nhập của người dân ngày càng tăng và thứ ba là bia đang trở thành mặt hàng thể hiện đẳng cấp. Sự thay đổi cấu trúc thị trường sản phẩm sẽ làm tăng giá trị quy mô thị trường của ngành bia.

Xu hướng nhân khẩu học có thể ảnh hưởng đến văn hóa uống bia: Người tiêu dùng có khả năng sẽ giảm mức tiêu thụ bia do chế độ ăn uống và vấn đề sức khỏe.

Một phần của tài liệu Những tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w