Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bia Hà Nội Hải Phòng

Một phần của tài liệu Những tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 64)

1. Khả năng thanh

2.3. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bia Hà Nội Hải Phòng

Hải Phòng

2.3.1. Thuận lợi và khó khăn

2.3.1.1. Thuận lợi

Bia là thị trường mang tính cạnh tranh cao nhưng ổn định về mặt tiềm năng tiêu dùng do đặc điểm đối tượng tiêu thụ đa dạng và nhu cầu cần thiết của ngành giải khát. Bên cạnh đó công ty cổ phần bia Hà Nội Hải Phòng còn có những lợi thế nhất định.

- Công ty được góp vốn và hỗ trợ kỹ thuật công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý, đào tạo nhân lực, định hướng tài chính từ phía tổng công ty HABECO.

- Công ty có được thị phần riêng tại khu vực thành phố Hải Phòng và các khu vực lân cận do lợi thế về khoảng cách địa lý và môi trường.

- Sự tín nhiệm của khách hàng và đối tác qua nhiều năm phát triển.

Công ty có chiến lược phát triển toàn diện, đa dạng với các sản phẩm bia truyền thống; kinh doanh các dịch vụ liên quan như nhà hàng, tổ chức sự kiện hội nghị, dịch vụ vận tải… qua đó mở rộng mạng lưới sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

2.3.1.2. Khó khăn

- Tình hình kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bước qua giai đoạn khó khăn. Sức tiêu dùng sụt giảm dẫn đến doanh thu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của xã hội giảm theo.

- Lãi suất của ngân hàng vẫn còn cao đối với doanh nghiệp sản xuất cần nguồn vốn dồi dào dẫn đến tình trạng kinh doanh sản xuất của công ty cũng bị ảnh hưởng .

- Xu thế hội nhập của nền kinh tế là con dao hai lưỡi đối với các doanh nghiệp nội địa: phải đối mặt với sự lấn sân ồ ạt của các công ty giải khát nước ngoài như công ty bia Đông Nam Á. Các công ty nước ngoài có lợi thế rất lớn, sở dĩ Công ty nội địa bị mất thị phần về tay các Công ty liên doanh là do vốn ít, trình độ quản lý kém, dây chuyền sản xuất lạc hậu, công suất nhỏ nên không thể đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng cao với các chương trình quảng cáo rầm rộ và phân phối trên các kênh chọn lọc.

- Công ty có thị trường chủ yếu tại miền Bắc nên điều kiện tự nhiên thời tiết khí hậu ảnh hưởng rất nhiều tới sản lượng bán ra. Tính thời vụ thể hiện rõ nhất vào cuối năm, sản lượng tiêu thụ bia sẽ giảm so với mùa hè và mùa xuân, đặc biệt là bia hơi.

- Nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài nên chịu rủi ro trong vận chuyển, tốn chi phí bảo hiểm, vận tải… và ảnh hưởng từ biến động giá cả của thị trường thế giới.

- Số vốn góp của tổng công ty HABECO chiếm đến 65% nên chịu sự ảnh hưởng lớn về công nghệ, phương thức sản xuất, trình độ quản lý, quyền kiểm soát nội bộ…

- Để chiếm được thị phần cần có hệ thống phân phối rộng khắp với đội ngũ nhân viên marketing kinh nghiệm sáng tạo để tạo hình ảnh của công ty tới người tiêu dùng.

- Để giành thị phần,cần quan tâm tới địa điểm và kế hoạch xây dựng nhà máy bia tại các tỉnh, thành phố và chịu sự cạnh tranh gay gắt của doanh nghiệp địa phương.

2.3.2. Những kết quả đạt được

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 công ty đã hoàn thành một số chỉ tiêu xây dựng và hoàn thành quyết toán

- Cải tạo, mở rộng nhà máy bia số 2 (hệ thống xử lý nhiên liệu, nhà nấu, silo - phần thiết bị) .

- Quyền sử dụng đất tại khu đô thị Cựu Viên - Cải tạo, mở rộng nhà máy bia số 2

- Hệ thống thiết bị lạnh

- Dự án di dời nhà máy bia số 1 (móng silo và nhà)

- Dự án di dời nhà máy bia số 1 (tìm hiểu tác động môi trường) - Trạm biến áp điện

- Máy phát điện

- Cải tạo, mở rộng nhà máy bia số 2 (hệ thống xử lý nước thải)

Tổng số tiền đầu tư xây dựng được quyết toán là 85.494.618.115 đồng .

Việc cải tạo nhà máy số 2 khiến cho việc sản xuất gặp được nhiều thuận lợi, tương lai tạo ra quy trình sản phầm an toàn và hiệu quả vững chắc cho công ty.

Công ty luôn quan tâm đến đời sống cho cán bộ công nhân viên.

- Năm 2012, tổng sản lượng bia sản xuất và tiêu thụ đạt 48,980 triệu lít (kế hoạch là 44,350 triệu lít), nộp cho ngân sách 129,84 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 7,2 triệu đồng/người/tháng, đảm bảo cổ tức cho các cổ đông theo Nghị quyết Đại hội cổ đông đã thông qua. Công ty đảm bảo sản xuất đủ sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ, với chất lượng ổn định và ngày càng nâng cao. Công tác quản lý chất lượng được tăng cường giám sát từ vật tư nguyên liệu đầu vào đến quá trình thực hiện công nghệ.

- Ảnh hưởng do suy thoái kinh tế nhưng Công ty vẫn giữ vững thị trường tại Hải Phòng, đồng thời phát triển mở rộng mạng lưới khách hàng các huyện ngoại thành và

vùng thị trường các tỉnh lân cận. Sản lượng bia hơi tiêu thụ cao hơn so với năm 2011. Công ty đã tích cực tuyên truyền, quảng bá các loại sản phẩm Bia Hải Phòng bằng nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là quảng cáo trực tiếp và tham gia hội chợ, khuyến mại, tặng quà để người tiêu dùng nhận biết sản phẩm, thương hiệu Bia Hải Phòng.

2.3.3. Vấn đề còn tồn tại

2.3.3.1. Vấn đề về tài chính

- Có hiện tượng mất cân đối cơ cấu tài trợ vốn, vốn lưu động ròng có xu hướng giảm qua ba năm và bị âm năm 2012.Công ty có thể mất khả năng thanh toán, thậm chí rơi vào tình trạng phá sản nếu vốn lưu động ròng tiếp tục âm, do vậy việc tìm giải pháp để vốn lưu động ròng trở lại mức >0 là cần thiết và cấp bách nhất. Thậm chí việc cân đối lại nguồn vốn cần được ưu tiên trước cả nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Từ năm 2010-2012 công ty đẩy mạnh hoạt động đầu tư, hiện nay tài sản dài hạn chiếm 83,8% tổng tài sản, đây là con số khá cao. Hoạt động này khiến công ty mất cân đối về vốn và vốn lưu động ròng bị âm năm 2012.Tài sản dài hạn có chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm gần một nửa, gây khó khăn và cho thấy việc đầu tư chưa mang lại hiệu quả. Các tài sản như nhà xưởng, máy móc vẫn trong quá trình hoàn thiện chưa đi vào hoạt động để đem lại lợi nhuận. Bên cạnh đó còn đầu tư vào các công ty và dự án bên ngoài đến 22 tỷ làm ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản. Qua những điều trên, rõ ràng chính sách đầu tư của công ty là thiếu thận trọng và không được nghiên cứu rõ ràng.

- Ngoài ra tỷ trọng hàng tồn kho năm 2012 vẫn ở mức cao (chiếm 53,42% cơ cấu tài sản ngắn hạn), công ty cần lên kế hoạch sản xuất và có những chính sách quản lý phù hợp để tránh ứ đọng vốn, gây lãng phí và tăng chi phí cho việc bảo quản hàng hóa. - Quản lý khoản phải thu cũng là một khía cạnh công ty cần quan tâm nếu muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các khoản phải thu không nhiều tuy nhiên có xu hướng tăng trong năm 2012, công ty cần có chiến lược quản lý và chính sách đối với các khoản phải thu, việc có chính sách và chiến lược hợp lý đối với khách hàng có thể là nhân tố giúp gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tổng hợp của công ty đang sụt giảm, thể hiện ở năm 2009 - 2012, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS), khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty đều giảm. Trong tương lai cần có giải pháp khắc phục kịp thời tình trạng này bởi nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty. Không những thế, đây còn là chỉ tiêu quan trọng với các nhà

đầu tư vì nó cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả hay không, khả năng huy động vốn thế nào, từ đó đưa ra các quyết định có nên đầu tư hay không.

- Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh không có xu hướng tăng qua các năm, đây là kết quả của chính sách đầu tư gặp trục trặc và nguyên nhân thứ hai là do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn so với tốc độ tăng của chi phí. Các khoản giảm trừ doanh thu rất lớn cộng với việc chi phí bán hàng và chi phí quản lý có xu hướng tăng về tỷ trọng làm cho tình hình kết quả sản xuất kinh doanh đi theo hướng tiêu cực.

2.3.3.2. Về thị trường

- Thị phần về bia của công ty bị lấn át bởi các đổi thủ cạnh tranh lớn như SABECO, Tân Hiệp Phát… Thị phần nhỏ làm hạn chế doanh thu và khả năng phát triển trong tương lai của công ty.Nếu như không có giải pháp ở rộng thị phần, cạnh tranh với các đối thủ hiện tại thì trong tương lai khi các doanh nghiệp nước ngoài bước chân vào thị trường bia tiềm năng như Việt Nam thì công ty còn có thể gặp nhiều khó khăn hơn nữa.

- Mạng lưới phân phối của công ty vẫn còn nhỏ hẹp, độ phủ sóng về thương hiệu và sự có mặt của bia Hải Phòng còn quá ít khiến cho người tiêu dùng không có cơ hội tiếp cận bia. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh qua những năm gần đây không có chuyển biến tích cực.

- Các chiến lược quảng cáo và tiếp thị còn quá ít, trong khi đối với các mặt hàng tiêu dùng thì quảng cáo là phương thức quan trọng góp phần kinh nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì công ty chưa tận dụng được điều này.

CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Những tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w