Đa dạng hóa tài khoản tiền gửi cá nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thái Hà (Trang 67)

III. Phân theo kỳ hạn

3.2.2.Đa dạng hóa tài khoản tiền gửi cá nhân

3. Các giải pháp tăng cường huy động vốn

3.2.2.Đa dạng hóa tài khoản tiền gửi cá nhân

Hình thức này giúp SGD I thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư với lãi suất thấp. Đồng thời, phát triển tài khoản cá nhân góp phần hiện đại hoá quá trình thanh toán qua Ngân hàng, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí lưu thông.

Việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân là nhu cầu cấp thiết xét về góc độ đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ Ngân hàng cho mọi tầng lớp dân cư và xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt của một nền kinh tế phát triển. Để tăng số lượng tài khoản này lên, đồng nghĩa với việc tăng doanh số thanh toán qua tài khoản, góp phần thúc đẩy quá trình thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thì Sở giao dịch I cần chú ý hơn nữa đến hình thức. Bởi vì nước ta vẫn còn nghèo, thu nhập bình quân thấp, thói quen của người dân Việt Nam vẫn sử dụng tiền mặt. Vì vậy khái niệm mở tài khoản cá nhân và thanh toán qua Ngân hàng với nhiều người vẫn còn rất mới mẻ. Hơn nữa, lãi suất huy động đối với loại tài khoản này là rất thấp (lãi suất không kỳ hạn) ngược hẳn với tâm lý của người gửi tiền vào Ngân hàng luôn mong hưởng lãi suất cao. Do vậy, SGD I cần có những biện pháp tác động như sau:

• Áp dụng mức lãi suất phù hợp hơn, hấp dẫn khách hàng mở tài khoản, kết hợp với các dịch vụ thanh toán, chi trả hộ khách hàng. Hướng dẫn cho khách hàng thấy được những tiện ích khi sử dụng tài khoản này để họ hiểu được những ưu điểm của tài khoản và thường xuyên sử dụng nó. Khi người dân đã quen việc thanh toán, chi trả và các dịch vụ thuận

tiện mà SGD I đưa ra cộng với sự đa dạng hoá các dịch vụ, các hình thức hoạt động của SGD I, người dân sẽ ít quan tâm đến lãi suất. Cần phải tạo cho khách hàng hiểu được mục đích chủ yếu của khách hàng khi mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân là chất lượng dịch vụ mà không phải là hưởng lãi.

• SGD I có thể áp dụng việc theo dõi 2 tài khoản song song của khách hàng tức là khi tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng có số dư cao, SGD I sẽ chuyển bớt sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn để giúp khách hàng không bị thiệt. Ngược lại, khi khách hàng có nhu cầu thanh toán cao, SGD I sẽ tự động chuyển tiền gửi có kỳ hạn thành tiền gửi thanh toán để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. SGD I làm được như vậy sẽ tạo ra sự nhanh chóng, tiện lợi hơn cho khách hàng. Đồng thời cũng giúp SGD I giảm giai đoạn rút tiền nhiều lần, tốn thời gian và kinh phí.

• SGD I cũng có thể liên kết với Kho bạc để làm dịch vụ mở tài khoản chi trả lương cho các khách hàng là cán bộ công nhân viên làm việc ở các trường đại học, các doanh nghiệp Nhà nước có thu nhập ổn định. Đây là một lĩnh vực còn mới mẻ, cho nên thị trường và khả năng khai thác là rất lớn. Hơn nữa, trong thị trường này, trình độ dân trí cao nên khả năng thích ứng của khách hàng với các dịch vụ Ngân hàng là rất nhanh. SGD I có thể qua đó giúp người dân tiếp xúc với các dịch vụ thanh toán hiện đại như thẻ thanh toán, máy rút tiền tự động ATM... nhanh chóng hoà nhập vào mạng lưới thanh toán quốc tế, tạo nguồn vốn lớn, ổn định cho SGD I.

• Liên hệ với các trường Đại học, Cao đẳng... để cùng nhà trường có thể mở tài khoản cho mọi sinh viên trong trường. Làm được điều này có lợi cho cả SGD I, nhà trường và cả sinh viên. Đối với SGD I, đây là một nguồn huy động dồi dào vì hiện nay số lượng sinh viên trong các

trường Đại học, Cao đẳng... là rất lớn. Về phía nhà trường và sinh viên, sẽ dễ dàng hơn trong việc thu học phí và các chi phí, lệ phí khác. Sinh viên không còn cảnh chen chúc nhau nộp học phí, có khi phải nghỉ cả tiết học mới chen chân được vào bàn thu.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thái Hà (Trang 67)