III. Phân theo kỳ hạn
3. Các giải pháp tăng cường huy động vốn
3.1. Có định hướng và kế hoạch về công tác huy động vốn phù hợp
Ngân hàng phải luôn luôn có các biện pháp nghiên cứu, đánh giá một cách chi tiết, toàn diện, phân tích tỉ mỉ tình hình tỷ trọng, kết cấu nguồn vốn nói riêng, tình hình thực tiễn của Việt Nam như môi trường kinh tế, môi trường xã hội, pháp lý, môi trường đối ngoại nói chung trong từng giai đoạn
để tìm ra những khó khăn, vướng mắc xuất phát từ phía Ngân hàng hay khách hàng gửi tiền. Đồng thời, thấy được những điểm mạnh để ngày càng hoàn thiện, phát huy hơn nữa công tác huy động vốn. Mặt khác, Ngân hàng phải chủ động xây dựng cân đối nhu cầu vốn. Trên cơ sở này, Ngân hàng đề ra các định hướng, kế hoạch và lập chiến lược dài hạn về huy động vốn để từ đó có những biện pháp huy động vốn phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn cho Ngân hàng nói riêng, cho nền kinh tế nói chung và không để bị đọng vốn trong quá trình sử dụng vốn.
Những định hướng, kế hoạch về công tác huy động vốn phải được xuất phát từ những yêu cầu sau:
Công tác nguồn vốn của Ngân hàng phải quán triệt quan điểm phát huy nội lực.
Khai thác triệt để các nguồn vốn dưới mọi hình thức, theo nhiều kênh khác nhau vừa là nhiệm vụ lâu dài, vừa là yêu cầu mang tính giải pháp tình thế hiện nay.
Gắn chiến lược tạo nguồn vốn với chiến lược sử dụng nguồn vốn trong một thể đồng bộ, nhịp nhàng.
Luôn có biện pháp nâng tỷ trọng vốn tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, đồng thời tăng khối lượng tiền gửi từ các tầng lớp dân cư để tạo lập một mặt bằng vốn luân chuyển vững chắc, ổn định.