Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ DẠY HỌC CÁC ỨNG DỤNG KĨ THUẬT CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 10 CƠ BẢN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 26)

Qua sự hướng dẫn của GV, HS hào hứng chuẩn bị cho phần ngoại khóa. Các em điều cho rằng việc chuẩn bị dụng cụ, các vật liệu là đơn giản và dễ thực hiện.

Các chất liệu thép, kẽm, nhựa, keo dính, dây điện, bóng đèn, gỗ, pin, nguồn điện, cồn, đèn cồn, cốc thủy tinh, rơle nhiệt……vv là những thứ dể kiếm, dễ mua.

Qua theo dõi quá trình HS khảo sát các thiết bị, thiết kế và chế tạo các TN Tôi thấy rằng nhiệm vụ giao cho các nhóm HS là không quá khó, không cầu kỳ, các em đều tự đưa ra những phương án, những thiết kế dựa trên những kiến thức đã biết. Nhưng đối chiếu với những khó khăn mà chúng tôi đã dự kiến HS còn gặp những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ, cụ thể như sau:

Nhóm 1: Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của máy nóng-lạnh (chủ yếu là của bình nước

nóng) và chế tạo TN mô hình về nguyên tắc hoạt động của bình nước nóng. HS: không biết bộ phận nào là rơ le nhiệt.

GV gợi ý: Chúng ta nên mua rơle nhiệt rời và so sánh lại với các bộ phận trong thiết bị sẽ biết được bộ phận nào là rơle nhiệt.

HS đưa ra được sáng kiến thêm: dùng phần điện trở bên trong của mỏ hàn điện để chế tạo ra bộ phận sinh nhiêt cho rơ le nhiệt.

Nhóm 2: Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của áptômat điện và chế tạo TN mô hình về

nguyên tắc hoạt động của áptômat điện. HS: chưa biết phần nào là tiếp điểm.

GV gợi ý: tiếp điểm là chổ tiếp xúc giữa các điểm nối đóng vai trò như khóa k có thể đóng ngắt mạch điện dể dàng.

Nhóm 3: Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của bàn là điện và chế tạo TN mô hình về

nguyên tắc hoạt động của bàn là điện.

HS: chưa biết rõ tác dụng của núm xoay ở giữa bàn là đã ảnh hưởng đến nhiệt độ của bàn là như thế nào?

GV gợi ý: Trên núm xoay ở giữa bàn là có kí hiệu min và max đây hai giá trị biểu thị nhiệt độ nhỏ nhất và lớn nhất mà bàn là điện đã tỏa nhiệt ra khi hoạt động. Từ giá trị “min” xoay theo chiều kim đồng hồ đến kí hiệu “nylon” đến kí hiệu “zijde” …rồi đến kí hiệu “max”.

Nhóm 4: Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của khe hở trên các chiếc cầu bêtông bắt qua

sông ngòi hay các kênh gạch và chế tạo TN mô hình về quá trình hoạt động của chúng. HS chưa hiểu rõ vì sao khe hẹp trên cầu lại ảnh hưởng đến tuổi thọ của chiếc cầu.

GV gợi ý: Như chúng ta đã biết khi nhiệt độ tăng lên thì mọi vật có xu hướng dãn ra, bêtông

cũng không ngoại lệ, bởi vì khi nhiệt độ tăng lên thì khoảng cách trung bình giữa các hạt trong mạng tinh thể tăng lên làm cho hai khối bêtông kề nhau nở ra. Nếu khe hẹp giữa hai khối bêtông

này nhỏ hơn độ tăng chiều dài của các khối bêtông thì khi nhiệt độ tăng lên như thế các khối bêtông sẽ nén chặt vào nhau sinh ra lực nén, đến khi lực nén đủ lớn thì sẽ giải phóng năng lượng và sẽ gây nên sự đứt gảy liên kết giữa các hạt trong mạng tinh thể dẫn đến gảy vở các khối bêtông –gây ra đổ vở cầu.

Nhóm 5: Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của máy nóng-lạnh (chủ yếu là của bình nước

nóng) và chế tạo TN mô hình về nguyên tắc hoạt động của bình nước nóng.

HS: chưa biết cấu tạo của bộ phận điều chỉnh nhiệt độ (của nước trong bình nóng) và nó hoạt động như thế nào.

GV gợi ý: bộ phận này có tên gọi là rơle nhiệt và hoạt động dựa trên sự thay đổi của nhiệt độ.

Nhóm 6: Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của áptômat điện và chế tạo TN mô hình về

nguyên tắc hoạt động của áptômat điện.

- HS chưa biết bộ phận chính của áptômat điện là gì.

GV gợi ý: Vậy hãy xem lại tác dụng của áptômat là gì và nó hoạt động như thế nào.

- HS đưa ra ý kiến khi có sự chập mạch điện thì áptômat ngắt dòng điện qua mạch.

GV gợi ý: khi chập mạch thì nhiệt độ trong mạch điện sẽ thay đổi thế nào.

- HS đưa ra ý kiến nhiệt độ trong mạch tăng lên.

GV gợi ý: như vậy khi nhiệt độ trong mạch tăng lên thì áptômat ngắt dòng điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS đưa ra dự đoán trong áptômat có một bộ phận hoạt theo sự nở vì nhiệt. Tức là khi nhiệt độ tăng lên thì bộ phận này sẽ nở ra và ngắt mạch điện.

GV gợi ý: Bộ phận hoạt động dựa theo nhiệt độ đó gọi là thanh lưỡng kim.

- HS chưa biết thanh bán kim sẽ được gắn với phần nào.

GV gợi ý: thanh bán kim là thanh được nối với các tiếp điểm.

Nhóm 7: Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của bàn là điện và chế tạo TN mô hình về

nguyên tắc hoạt động của bàn là điện.

Những khó khăn mà HS gặp phải không ngoài dự đoán.

Nhóm 8: Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của khe hở trên các chiếc cầu bêtông bắt qua

sông ngòi hay các kênh gạch và chế tạo TN mô hình về quá trình hoạt động của chúng. HS gặp khó khăn giống như nhóm 4.

GV gợi ý giống như đã gợi ý ở nhóm 4.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ DẠY HỌC CÁC ỨNG DỤNG KĨ THUẬT CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 10 CƠ BẢN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 26)