Phân tích dữ liệu và lập báo cáo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quan trắc môi trường nước sông Hồng - đoạn chảy qua địa phận Hà Nội (Trang 73)

Để đáp ứng mục tiêu quan trắc chất lƣợng nƣớc, công tác phân tích dữ liệu và lập báo cáo cần thực hiện theo đúng quy trình bao gồm: kiểm tra số liệu, xử lý thống kê, nhận xét kết quả và báo cáo kết quả quan trắc. Trong đề tài này hƣớng dẫn phân tích dữ liệu và lập báo cáo sẽ dựa trên các quy trình và kỹ thuật đƣợc nêu trong tài liệu “Các phƣơng pháp thực hành phân tích dữ liệu EPA QAG – 9 QA 96” và tài liệu cập nhật QA97 kèm theo. [Guidance for Data Quality Assessment EPA QA/G-9 (QA97 Version). Unated States Environmental Protection Agency, 1998]

- Kiểm tra số liệu:

Kiểm tra số liệu là kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc và phân tích môi trƣờng. Việc kiểm tra dựa trên hồ sơ của mẫu (biên bản, nhật ký lấy mẫu tại hiện trƣờng, biên bản giao nhận mẫu, biên bản kết quả đo, phân tích tại hiện trƣờng, biểu ghi kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm,…) số liệu của mẫu QC (mẫu trắng, mẫu lặp, mẫu chuẩn,…).

Việc kiểm tra số liệu giúp xác định các giá trị cực hạn (cao nhất/thấp nhất), chính là các giá trị ngoài khoảng tiềm năng. Từ đó cần áp dụng một phép kiểm định thống kê phù hợp. Trong tài liệu EPA QA/G-9 có 4 kỹ thuật có thể dùng để kiểm định giá trị ngoài khoảng nhƣng Kiểm định giá trị cực hạn (Kiểm định Dixon) đƣợc sử dụng nhiều nhất.

68

- Xử lý thống kê:

Căn cứ theo lƣợng mẫu và nội dung của báo cáo, việc xử lý thống kê có thể sử dụng các phƣơng pháp và các phần mềm khác nhau nhƣng phải có các thống kê miêu tả tối thiểu (giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, số giá trị vƣợt chuẩn...);

Để sử dụng số liệu quan trắc chất lƣợng nƣớc nhằm đánh giá thực trạng và xu hƣớng chất lƣợng nƣớc, các giá trị đƣợc xử lý thống kê nhƣ sau:

+ Giá trị kết quả tóm tắt cho các thông số pH, nhiệt độ, độ dẫn, kim loại nặng và hóa chất BVTV là giá trị trung bình.

+ Giá trị kết quả tóm tắt cho các thông số DO, độ đục, chất rắn lơ lửng, NH4 +

, NO3-, NO2-, PO43-, BOD, COD, tổng coliform, dầu mỡ, phenol, chất hoạt động bề mặt sử dụng giá trị 75% .

+ Giá trị kết quả tóm tắt cho thông số Cyanua là giá trị lớn nhất.

- Bình luận về số liệu:

Việc bình luận số liệu phải đƣợc thực hiện trên cơ sở kết quả quan trắc, phân tích đã xử lý, kiểm tra và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

Mức tiêu chuẩn so sánh đƣợc áp dụng cho các thông số chất lƣợng nƣớc nằm trong chƣơng trình quan trắc chất lƣợng nƣớc sông Hồng là mức B1 của QCVN 08:2008/BTNMT. Sử dụng bảng và biểu đồ là cách đơn giản để đánh giá tính phù hợp của tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc và việc sử dụng nƣớc.

- Báo cáo kết quả

Sau khi kết thúc chƣơng trình quan trắc, báo cáo kết quả quan trắc phải đƣợc lập và gửi cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định.

Chương trình quan trắc chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội như chúng tôi đã đề xuất chỉnh sửa phù hợp với những hướng dẫn trong các Quyết định, Thông tư liên quan đã ban hành và các tài liệu chuyên môn trong nước cũng như nước ngoài. Chương trình quan trắc mới sẽ đáp ứng được yêu cầu hoàn thiện hệ thống quan trắc cho Hà Nội mở rộng, nâng cao chất lượng quan trắc và đạt hiệu quả trong công tác quản lý lưu vực sông, đạt các mục tiêu đề ra của chương trình quan trắc.

69

KẾT LUẬN

1. Theo Quyết định 16/2007/QĐ – TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Chƣơng trình quan trắc chất lƣợng nƣớc sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội đã đƣợc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội thực hiện từ năm 2007. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân (Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực quan trắc thay đổi theo thời gian, thay đổi vị trí các nguồn thải, hạn chế trong công tác thực hiện chƣơng trình quan trắc,…) nên chƣơng trình quan trắc vẫn chƣa đạt đƣợc chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

2. Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quan trắc môi trường nước sông Hồng - Đoạn chảy qua địa phận Hà Nội” đã phân tích, đánh giá về các kết quả đạt đƣợc của chƣơng trình quan trắc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội hiện nay cho thấy công tác tổ chức thực hiện chƣơng trình quan trắc và hiệu quả của chƣơng trình quan trắc chất lƣợng nƣớc sông Hồng trong quản lý lƣu vực sông, về cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhƣng đồng thời cũng bộc lộ những vấn đề còn tồn tại, yếu kém cần bổ sung, chỉnh sửa nhƣ:

- Hệ thống các điểm quan trắc không còn phù hợp với mục tiêu quan trắc của chƣơng trình;

- Tần suất quan trắc 2 lần một năm là chƣa đủ để có chuỗi số liệu đánh giá chất lƣợng nƣớc theo mùa và xu thế biến đổi theo thời gian.

- Công tác thực hiện chƣơng trình quan trắc còn có một số khó khăn về nguồn nhân lực và trang thiết bị;

- Công tác phân tích dữ liệu và lập báo cáo cần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả.

3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quan trắc môi trƣờng nƣớc sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội đƣợc luận văn đề xuất:

- Thiết kế chƣơng trình quan trắc - Thực hiện chƣơng trình quan trắc

70

- Phân tích dữ liệu và lập báo cáo

4. Những nội dung chỉnh sửa chƣơng trình quan trắc chất lƣợng nƣớc sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội đƣợc luận văn góp phần gồm:

- Thay đổi lựa chọn các vị trí quan trắc: 21 vị trí; - Thay đổi tần suất quan trắc: 4 lần/năm;

- Lựa chọn các vị trí quan trắc ƣu tiên phù hợp với nguồn nhân lực và tài chính của cơ quan thực hiện;

- Phân tích dữ liệu và lập báo cáo: Theo hƣớng dẫn quy trình và kỹ thuật của tài liệu “Các phƣơng pháp thực hành phân tích dữ liệu EPA QAG – 9 QA 96”.

5. Những đề xuất thay đổi trong chƣơng trình quan trắc chất lƣợng nƣớc sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội phù hợp với các hƣớng dẫn của Thông tƣ số 29/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và tài liệu Hƣớng dẫn thiết kế hệ thống quan trắc chất lƣợng nƣớc lƣu vực sông (SCOWEM 2011 – 2013).

KIẾN NGHỊ

Kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội xem xét thẩm định thiết kế kỹ thuật của chƣơng trình quan trắc chất lƣợng nƣớc sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội theo nhƣ luận văn đề xuất để sớm đƣa ra quyết định thời gian áp dụng thiết kế chƣơng trình mới này.

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên môi trƣờng, 2007. Thông tƣ số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22

tháng 10 năm 2007 của Bộ TN & MT về việc Hƣớng dẫn đảm bảo chất lƣợng và kiểm soát chất lƣợng trong quan trắc môi trƣờng. Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2011. Thông tƣ số 29/2011/TT-BTNMT ngày

01 tháng 08 năm 2011 của Bộ TN & MT về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trƣờng nƣớc mặt lục địa.

3. Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng Tp.HCM, 2010. Báo cáo kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng TP. Hồ Chí Minh năm 2010.

4. Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật bản, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2009. Hƣớng dẫn thiết kế hệ thống quan trắc chất lƣợng nƣớc lƣu vực sông. Hà Nội.

5. Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật bản, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2012. Tài liệu mẫu Chƣơng trình quan trắc chất lƣợng nƣớc xây dựng theo Quy trình DQO cho tỉnh Thái Nguyên.

6. Lê Trần Chấn, 2007, 2010. Điều tra đánh giá đa dạng sinh học khu vực Hƣơng Sơn, Hà Nội. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội.

7. Vũ Cao Đàm, 2010. Nghiên cứu xã hội về môi trƣờng. Nhà xuất bản Khoa

học và Kỹ thuật.

8. Phạm Ngọc Đăng, 2011. Đánh giá các vấn đề môi trƣờng bức xúc của thành phố Hà Nội và định hƣớng các vấn đề bảo vệ môi trƣờng ƣu tiên. Báo cáo hội thảo dự án quy hoạch môi trƣờng Hà Nội. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội.

9. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu, 2007. Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trƣờng và phát triển. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

10.Trịnh Xuân Hoàng, 2010. Nghiên cứu dòng chảy môi trƣờng sông Hồng. Viện Quy hoạch thuỷ lợi.

11. Lê Quốc Hùng, 2006. Các phƣơng pháp và thiết bị quan trắc môi trƣờng nƣớc. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

12.Trƣơng Quang Hải, 2010. Atlas Thăng Long – Hà Nội. Nhà xuất bản Hà Nội.

72

13. Nguyễn Hồng Khánh, 2003. Giám sát môi trƣờng nền không khí và nƣớc: Lý luận và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

14.Niên giám thống kê Hà Nội năm 2011, 2012. Tổng cục Thống kê thành phố Hà Nội.

15. Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 1 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể mạng lƣới quan trắc tài nguyên và môi trƣờng quốc gia đến năm 2020".

16. Shepherd, Gill. 2004. Tiếp cận hệ sinh thái: Năm bƣớc để thực hiện. IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK.

17. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010. Báo cáo khảo sát, quan trắc, đo đạc và phân tích các thông số đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt, nƣớc ngầm tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010.

18. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2009. Báo cáo kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2009.

19.Đỗ Xuân Sâm, 2010. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng trong định hƣớng phát triển không gian thủ đô Hà Nội. Nhà xuất bản Hà Nội.

20. Tổng cục Môi trƣờng, 2011. Quyết định 879/QĐ-TCMT ngày 01 tháng 07

năm 2011 của Tổng cục Môi Trƣờng về việc ban hành sổ tay hƣớng dẫn tính toán chỉ số chất lƣợng nƣớc.

21. Lê Trình, 1997. Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

22. Trung tâm quan trắc môi trƣờng Hải Phòng, 2010. Báo cáo quan trắc và phân tích môi trƣờng nƣớc sông Giá, sông Rế, sông Đa Độ năm 2010.

23.Trung tâm Quan trắc Môi trƣờng – Tổng cục Môi trƣờng, 2011. Báo cáo tổng kết hoạt động công tác năm 2011 và dự kiến chƣơng trình công tác năm 2012.

24. Trung tâm Quan trắc Môi trƣờng – Tổng cục Môi trƣờng, 2012. Tổng quan về hệ thống quan trắc từ động môi trƣờng không khí và nƣớc ở Việt Nam: Thực trạng, định hƣớng và những vấn đề cần lƣu ý.

25.Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trƣờng, 2011. Báo cáo đánh giá chất lƣợng nƣớc sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội qua các năm. Hà Nội.

73

26. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, 2011. Báo cáo quy hoạch thuỷ lợi vùng Đồng bằng sông Hồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Hà Nội.

27. Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, 2011. Các phƣơng pháp quan trắc và Phân tích môi trƣờng. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

Tài liệu Tiếng Anh

28. Brian Oram, PG. The Water Quality Index: Monitoring the Quality of Surfacewaters. B.F. Environmental Consultants Inc. (n.d.)

29. Buzzelli. C. P, Ramus. J and Paerl. H. W, 2003. Ferry-based monitoring of surface water quality in North Carolina estuaries. Duke University.

30. Cansu Filik Iscen, Özgür Emiroglu, Semra Ilhan, Naime Arslan, Veysel Yilmaz and Seyhan Ahiska, 2007. Application of multivariate statistical techniques in the assessment of surface water quality in Uluabat Lake, Turkey.

31. JICA. 2010. The Study for Water Environment Management on River Basins in Vietnam.

32.Loukas A, 2010. Surface water quantity and quality assessment in Pinios River, Thessaly, Greece, Desalination 250, p.266 – 273.

33.Murray – Darling Basin Commission, 2007. River Murray Water Quality Monitoring Program.

34. Mimoza Milovanovic, 2007. Water quality assessment and determination of pollution sources along the Axios-Vardar River, Southeastern Europe. Desalination 213, p.159 – 173.

35. S. Shrestha, F. Kazama, 2006. Assessment of surface water quality using multivariate statistical techniques: A case study of the Fujiriver basin, Japan. Department of Ecosocial System Engineering, Interdisciplinary Graduate School of Medicine and Engineering, University of Yamanashi, Japan.

36. Unated States Environmental Protection Agency, 1998. Guidance for Data Quality Assessment EPA QA/G-9 (QA97 Version).

74

75

PHỤ LỤC 1

Bảng1: Địa điểm và vị trí quan trắc sông Hồng

TT hiệu Tọa độ Vị trí lấy mẫu Kinh độ Vĩ độ 1 NM1 576451 2333737 Thƣợng Cát – Từ Liêm 2 NM2 580438 2332881 Cống Chèm – Đông Ngạc – Từ Liêm

3 NM3 582911 2332580 Bến Bạc-cách cầu Thăng Long 5km

4 NM4 585155 2332383 P.Nhật Tân – Q.Tây Hồ

5 NM5 587573 2331186 P.Tứ Liên – Q.Tây Hồ

6 NM6 589219 2327179 Cầu Long Biên

7 NM7 589637 2325608 Chƣơng Dƣơng – Hoàn Kiếm

8 NM8 589891 2324467 Phƣờng Bạch Đằng – Quận Hai Bà

Trƣng

9 NM9 590335 2323508 Phƣờng Thanh Lƣơng – Quận Hai Bà

Trƣng

10 NM10 591158 2322782 Cầu Vĩnh Tuy – Quận Hoàng Mai

11 NM11 592860 2322244 Gần cầu Thanh Trì – Quận Hoàng Mai

12 NM12 593801 2322617 Sát cầu Thanh Trì – Quận Hoàng Mai

13 NM13 594622 2322008 Nam Dƣ Thƣợng – Phƣờng Lĩnh Nam

– Quận Hoàng Mai

14 NM14 594417 2320711 Thúy Lĩnh – P. Lĩnh Nam Quận Hoàng

Mai

15 NM15 593866 2318984 Khuyến Lƣơng – Hoàng Mai

76 TT hiệu Tọa độ Vị trí lấy mẫu Kinh độ Vĩ độ 17 NM17 591634 2314926 Duyên Hà – Thanh Trì 18 NM18 593605 2312023 Vạn Phúc – Thanh Trì

19 NM19 536900 2353000 Thôn Cổ Đô – Xã Cổ Đô – Ba Vì

20 NM20 536900 2353000 Làng Chu – Cổ Đô – Ba vì

21 NM21 540900 2354900 Hoắc Châu – Châu Sơn – Ba Vì

22 NM22 545900 2350500 Phú Thịnh – Sơn Tây 23 NM23 552000 2339800 Phƣơng Độ - Phúc Thọ 24 NM24 557500 2339200 Cẩm Đình – Phúc Thọ 25 NM25 560800 2339900 Vân Phúc – Phúc Thọ 26 NM26 562000 2339500 Vân Nam – Phúc Thọ 27 NM27 565700 2340300 Vân Hà – Phúc Thọ

28 NM28 568600 2339400 Trung Châu – Đan Phƣợng

29 NM29 569800 2337400 Thôn Nại Xá – Hồng Hà – Đan Phƣợng

30 NM30 571600 2339700 Hoàng Kim – Mê Linh

31 NM31 572000 2339300 Thôn Bá Nội – Hạ Mỗ - Đan Phƣợng

32 NM32 571900 2337300 Liên Hồng – Đan Phƣợng

33 NM33 574300 2335700 Liên Hà – Đan Phƣợng

34 NM34 576100 2334600 Thôn Xuân Dƣơng – Xã Ninh Sở -

Huyện Thƣờng Tín

35 NM35 593100 2311700 Xâm Thụy – Liên Phƣơng – Thƣờng

77 TT hiệu Tọa độ Vị trí lấy mẫu Kinh độ Vĩ độ 36 NM36 593900 2310300 Tại Phà Mễ Sở - Hồng Vân – Thƣờng Tín 37 NM37 595500 2309300 Thống Nhất – Thƣờng Tín 38 NM38 595940 2299160 Hồng Thái – Phú Xuyên

39 NM39 600620 2393750 Khai Thái – Phú Xuyên

40 NM40 601660 2291440 Thôn Mai Xá – Quang Lãng – Phú

78

Bảng 2: Thông số quan trắc chất lượng nước sông Hồng

STT Thông số quan trắc Đơn vị Ghi chú

1 pH -

Thông số đo tại hiện trƣờng 2 DO mg/L 3 Nhiệt độ nƣớc oC 4 COD mg/L Thông số phân tích trong phòng thí nghiệm 5 BOD5 mg/L 6 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 7 Amoni (NH4+) mg/L 8 Clorua (Cl-) mg/L 9 Florua (F-) mg/L 10 Nitrat (NO3-) mg/L 11 Nitrit (NO2-) mg/L 12 Phosphat (PO43-) mg/L 13 Xianua (CN-) mg/L 14 Asen (As) mg/L 15 Cadimi (Cd) mg/L 16 Chì (Pb) mg/L 17 Crom (Cr3+) mg/L 18 Crom (Cr6+) mg/L 19 Đồng (Cu) mg/L 20 Kẽm (Zn) mg/L 21 Niken mg/L 22 Sắt (Fe) mg/L 23 Thuỷ ngân (Hg) mg/L 24 Chất hoạt động bề mặt mg/L 25 Tổng dầu, mỡ mg/L 26 Phenol (C6H5OH) mg/L

27 Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ mg/L

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quan trắc môi trường nước sông Hồng - đoạn chảy qua địa phận Hà Nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)