Ảnh hưởng của nhiệt độ

Một phần của tài liệu Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi sinh vật có khả năng sinh enzyme cellulase từ rong giấy tại Hòn ChồngNha Trang (Trang 28)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.2.Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ là thông số quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ đến ảnh hưởng của enzyme cellulase ta tiến hành bố trí thí nghiệm với hai chủng nấm nuôi trong môi trường bán rắn ở các nhiệt độ: 25; 30; 35; 40; 45; 500C. Sau đó sấy khô ở 500C, nghiền mịn trong máy nghiền bi rồi cho vào đó một lượng nước gấp 4-5 lần khối lượng canh trường trên để hòa tan protein-enzyme từ khối canh trường. Tiến hành lọc thu dịch lọc đem xác định hoạt tính enzyme cellulase bằng phương pháp đổ dịch. Kết quả được trình bày trong bảng 2 - phụ lục 01 và hình 3.5, hình 3.6.

Hình 3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng sinh cellulase của chủng N3

Hình 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng sinh cellulase của chủng N4 Nhận xét

Kết quả phân tích ở trên cho thấy khi nhiệt độ tăng từ 250C - 350C thì hoạt tính cellulase của chủng N3 tăng nhanh và đạt giá trị cực đại ở 350C. Cụ thể, ở 250C hoạt tính cellulase H = 27 mm và 350C hoạt tính cellulase H = 37 mm (tăng 1,4 lần). Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ lên thì hoạt độ enzyme giảm dần và mất hoạt tính ở 500C. Chủng N4 có họat tính cellulase tăng dần và đạt cực đại (36 mm) ở 400C khi nhiệt độ tăng từ 25 - 400C, sau đó giảm dần đến mất hoạt tính ở 500C. Do bản chất của enzyme là protein nên khi ở nhiệt độ cao (≥ 500C) sẽ làm biến tính protein dẫn đến làm mất hoạt tính enzyme. Các nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu về các chủng nấm sợi khác cũng sinh tổng hợp cellulase mạnh ở dải nhiệt độ từ 31-340C (Đặng Minh Hằng, 1999), chủng nấm sợi Penicillium sp. DTQ-KH1 sinh tổng hợp cellulase mạnh ở 300C (Trịnh Đình Khá và cộng sự, 2007).

Một phần của tài liệu Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi sinh vật có khả năng sinh enzyme cellulase từ rong giấy tại Hòn ChồngNha Trang (Trang 28)