Ảnh hưởng của thời gian

Một phần của tài liệu Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi sinh vật có khả năng sinh enzyme cellulase từ rong giấy tại Hòn ChồngNha Trang (Trang 25)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian

Tiến hành nuôi cấy hai chủng N3 và N4 trên máy lắc với tốc độ 200 vòng/phút trong môi trường Capek, sau các khoảng thời gian: 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48; 54; 60 h lấy mẫu để xác định hoạt tính của enzyme cellulase và đo sinh khối tế bào. Kết

quả nghiên cứu được thể hiện ở phụ lục 01, hình 3.3 và hình 3.4.

Hình 3.3. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến khả năng sinh cellulase của chủng N3

Hình 3.4. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến khả năng sinh cellulase của chủng N4

Nhận xét

Kết quả phân tích cho thấy khả năng sinh enzyme cellulase ngoại bào của chủng N3 tăng mạnh từ 17% (6 mm) ở 6h nuôi cấy lên 94% (33 mm) ở 30h nuôi cấy, đạt cực đại 100% (35 mm) ở 36 h nuôi cấy, sau đó giảm dần đến 91,5% (32 mm) ở 48 h và giảm mạnh xuống 83% (29 mm), 51,5% (18 mm) sau 60 h. Như vậy chủng N3 sinh enzyme cellulase ngoại bào mạnh nhất sau 30 ÷ 48 h nuôi cấy và đạt cực đại ở 36 h.

Tương tự chủng N4 sinh cellulase ngoại bào mạnh nhất ở 30-54 h và đạt cực đại 100% (31 mm) ở 42 h nuôi cấy, sau đó hoạt tính cellulase giảm mạnh còn 71% (22 mm) ở 60 h.

Những nghiên cứu trước đây cho thấy, một số chủng vi khuẩn chịu nhiệt phân lập từ bể ủ rác thải sinh tổng hợp cellulase mạnh nhất sau 48 h nuôi cấy (Tăng Thị Chính và cộng sự, 1999). Các chủng xạ khuẩn phân lập từ bể ủ rác thải sinh tổng hợp cellulase mạnh nhất sau 48÷72 h nuôi cấy (Tăng Thị Chính và cộng sự, 1999), còn các chủng xạ khuẩn Actinomyces ưa ẩm sinh tổng hợp cellulase mạnh nhất sau 72÷96 h nuôi cấy (Nguyễn Đức Lượng, Đặng Vũ Bích Hạnh, 1999; Phạm Thị Ngọc Lan và cộng sự, 1999). Các chủng nấm sợi phân lập từ rác sinh tổng hợp cellulase mạnh nhất sau 144 h nuôi cấy (Đặng Minh Hằng, 1999), còn ba chủng nấm sợi

Penicillium pinophinum, P. persicinum, P. brasilianum có khả năng sinh tổng hợp cellulase mạnh nhất sau 110-140 h nuôi cấy (Henning và cộng sự, 2005). Chủng nấm sợi Penicillium sp. DTQ-KH1 sinh tổng hợp cellulase mạnh nhất ở 120 h nuôi cấy.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hai chủng nấm mốc N3 và N4 có thời gian sinh tổng hợp cellulase mạnh nhất ở 36-48 h. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Đức Lượng và cộng sự, 2004; Nguyễn Trọng Cẩn và cộng sự, 1998 cho rằng nấm sợi phát triển từ 36-48 h đã cho hoạt tính enzyme cellulase cao, trong khi đó xạ khuẩn phải mất ít nhất 72 h mới tổng hợp cellulase nhiều. Đặc

biệt hai chủng trên có thời gian sinh tổng hợp cellulase nhanh hơn nhiều so với các chủng Penicillium pinophinum, P. persicinum, P. brasilianum (Henning và cộng sự, 2005) và Penicillium sp. DTQ-KH1 (Trịnh Đình Khá và cộng sự, 2007). Vậy N3 và N4 là hai chủng có khả năng ứng dụng sản xuất cellulase cao vì có thời gian sinh tổng hợp cellulase nhanh nhất trong các chủng đã nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi sinh vật có khả năng sinh enzyme cellulase từ rong giấy tại Hòn ChồngNha Trang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w