Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Airimex (Trang 48)

Nhập khẩu là một nghiệp vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, việc nghiên cứu tình hình hoạt động nhập khẩu sẽ cho biết tình hình chung của toàn Công ty. Dưới đây là một số nội dung phản ánh chủ yếu về doanh thu nhập khẩu:

2.3.1. Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu

Để có cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động nhập khẩu của Công ty, điều trước hết cần tìm hiểu là tỷ trọng xuất nhập khẩu tại đây:

Bảng 2.5: Doanh thu XNK 2009 – 2012

Đơn vị: 1000 USD

Nội dung chỉ tiêu

Doanh thu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Xuất khẩu 500 610 590 720

Nhập khẩu 49.828 58.352 57.908 62.340

Kim ngạch XNK 50.328 58.962 58.498 63.060

Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu I,II,III của Công ty

Nhìn vào bảng 1.3 có thể thấy được trong cơ cấu xuất nhập khẩu, hoạt động nhập khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của Công ty. Kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng qua các năm từ 2009 đạt 49828 nghìn USD lên đến 62340 nghìn USD vào năm 2009. Tuy nhiên khoảng năm 2011 có sự chững lại, thậm chí là giảm nhẹ trong doanh thu từ nhập khẩu so với các năm trước. Tuy nhiên, mức giảm rất nhẹ (0,01%) và lại tăng trở lại vào năm 2012 nên cũng không quá lo ngại.

2.3.2. Doanh thu nhập khẩu theo mặt hàng

hàng trang thiết bị phục vụ cho ngành Hàng Không, mà chủ yếu là: Linh kiện, phụ tùng máy bay; thiết bị trong sân bay; thiết bị mặt đất; thiết bị giao tiếp hàng không và thiết bị điều khiển máy bay.

- Linh kiện, phụ tùng máy bay là các thiết bị đi kèm cho máy bay, có tác dụng thay thế hay bổ sung làm tăng tính hoàn thiện của sản phẩm.

- Thiết bị trong sân bay là các thiết bị được lắp đặt và sử dụng tại sân bay. - Thiết bị mặt đất là các thiết bị phục vụ cho quá trình tiếp đất của máy bay như xe vệ sinh máy bay, xe hành khách, xe nâng hàng, xe cứu hỏa…

- Thiết bị giao tiếp hàng không là các thiết bị phụ vụ cho việc giao tiếp giữa các cán bộ, nhân viên và hành khách trên máy bay diễn ra thuận lợi như bộ đàm, hệ thống loa, míc…

- Thiết bị điều khiển máy bay là các thiết bị quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn cao cho các chuyến bay. Nó bao gồm các thiết bị chính như thiết bị khí tượng, thiết bị quản lý không lưu…

Sau đây là số liệu về kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng tại Công ty giai đoạn năm 2009 – 2012.

Bảng 2.6.: Kết quả NK theo mặt hàng năm 2009 – 2012

Đơn vị: 1000 USD

Nội dung chỉ

tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) Phụ tùng máy bay 25.01 3 50,2 32.78 2 56,18 34.200 59,06 37.497 60,15 Thiết bị sân bay 7.574 15,2 6.419 11 4.024 6,95 4.414 7,08 Thiết bị quản lý 13.453 27 16.992 27,12 17.430 30,1 17.929 28,76 Hàng hóa 3.788 7,6 2.159 3,9 2.254 3,89 2.500 4,01

khác

Tổng 49.828 100 58.35

2 100 57.908 100 62.340 100

Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu I,II,III của Công ty

Nhìn chung, từ năm 2009 đến 2012 kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng đều theo xu hướng từ 48828 nghìn USD lên đến 62340 nghìn USD. Trong số mặt hàng được Công ty chọn nhập khẩu, phụ tùng máy bay luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 50% giá trị các đơn hàng. Không những thế, mặt hàng này có xu hướng ngày càng tăng thêm để đáp ứng nhu cầu của thị trường Hàng Không. Năm 2012, tỷ trọng mặt hàng này đã đạt 60,15% cao hơn gần 10% trong số đặt hàng của năm 2009.

Thiết bị quản lý bay chiếm tỷ trọng khoảng 30% tổng số các mặt hàng nhập khẩu của Công ty. Từ năm 2009 đến 2011, tỷ trọng mặt hàng này tăng đều từ 13453 nghìn USD (chiếm 27%) lên đến 17430 nghìn USD ( chiếm 30,1%). Tuy nhiên, sang năm 2009, mặt hàng này có xu hướng giảm nhẹ trong nhu cầu nhập khẩu của Công ty từ 30,1% năm 2009 còn 28,76%. Mặc dù giá trị tuyệt đối về doanh thu của thiết bị quản lý có tăng so với năm 2011 là 499 nghìn USD song tỷ trọng lại giảm.

Thiết bị sân bay và các hàng hóa khác thì lại có xu hướng giảm từ năm 2009 đến 2011 nhưng đều đồng loạt tăng nhẹ trở lại trong năm 2012. Lúc đầu, vào năm 2009, tỷ trọng của hai mặt hàng này lần lượt là 15,2% và 7,6%. Đến năm 2011 chỉ còn lại là 6,95% và 3,89%. Năm 2012, những con số này đã tăng lên thành 7,08% và 4,01%.

Tóm lại, không có sự biến động lớn trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty, hứa hẹn một sự phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai.

2.3.3. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty theo thị trường

như thị trường, thiết lập các mối quan hệ kinh tế với các hãng Hàng Không cũng như các nhà sản xuất máy bay và thiết bị máy bay trên toàn thế giới. Các đối tác của Công ty có nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Nga…

Bảng 2.7: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường

Đơn vị: 1000 USD

Thị trường

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

GT 1000 USD TT (%) GT 1000 USD TT (%) GT 1000 USD TT (%) EU 22.465 38,5 22.294 38,5 23.066 37 Mỹ 27.659 47,4 26.638 46 28.365 45,5 Nga 1.575 2,7 1.795 3,1 2.057 3,3 Trung Quốc 1.517 2,6 1.621 2,8 1.808 2,9 ASEAN 3.793 6,5 4.053 7 5.299 8,5 Hàn Quốc 760 1,3 810 1,4 935 1,5 Hà Lan 583 1 697 1,2 810 1,3 Tổng 58.352 100 57.908 100 62.340 100

Nguồn:Phòng tài chính kế toán của Công ty

Nhìn vào bảng 1.5 có thể thấy thị trường lớn nhất của Công ty là thị trường Mỹ luôn chiếm hơn 45% tổng số hợp đồng kinh doanh. Điều này là rất dễ hiểu vì Mỹ là một quốc gia rất phát triển về công nghệ, là trụ sở chính của hãng máy bay uy tín hàng đầu thế giới BOEING. Do đó, việc mở rộng với các đối tác của Mỹ là rất có lợi trong việc đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã hàng hóa mà không hề thua kém về chất lượng.

Tiếp đến là thị trường EU chiếm đến gần 40% số đơn đặt hàng của Công ty. Đây là đối tác truyền thống lâu dài của Công ty, nên việc giao dịch rất thuận lợi và doanh nghiệp đạt được nhiều ưu đãi hơn. Tuy nhiên, có xu hướng giảm nhẹ về thị phần của EU và Mỹ từ năm 2009 trở lại đây.

Thị trường Nga là một thị trường tương đối ổn định tuy nhiên số đơn hàng chỉ chiếm khoảng 3% tổng số giao dịch của Công ty. Nga cũng là một quốc gia mạnh về công nghiệp nặng nhưng việc khai thác thị trường này hầu như chỉ dừng lại ở thiết bị phục vụ sân bay. Đó là một điều đáng lưu ý cho Công ty có hướng đi đúng đắn trong việc tìm kiếm bạn hàng và đối tác tin cậy.

khai thác khá tốt. Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu là từ Singapore. Đây là thị trường rất tiềm năng và có xu hướng tăng cao hơn nữa khối lượng giao dịch với Công ty do chất lượng đảm bảo và lợi dụng vị trí địa lý thuận lợi, cắt giảm chi phí vận chuyển đáng kể.

Thị trường Hàn Quốc và Hà Lan là các thị trường khá mới được đưa vào chiến lược khai thác của Công ty. Tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa từ hai thị trường này đều có xu hướng tăng lên và hứa hẹn sự hợp tác lâu dài và bền chặt giữa Công ty và các đối tác tại các nước này.

Như vậy, nhìn chung thị trường nhập khẩu của Công ty CP XNK Hàng không AIRIMEX đã và đang phát triển với xu hướng rất ổn định. Điều cần làm lúc này là tiếp tục tăng cường các mối quan hệ hợp tác kinh doanh để mở rộng hơn nữa các cơ hội thông thương với nước ngoài, thu về nhiều lợi nhuận hơn cho Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Airimex (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w