Về phía các DNBH:

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam trong tiến trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO (Trang 111)

- Tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh: Để tạo được niềm tin của người mua bảo hiểm vào các Công ty bảo hiểm, theo hàng Lloyd’s cần

3.3.3. Về phía các DNBH:

Một là: Thực hiện việc sắp xếp, tổ chức doanh nghiệp phù hợp với sản phẩm bảo hiểm cung cấp trên thị trường. Đồng thời tuân thủ các quy định tuân thủ của pháp luật, như việc bố trí chuyên gia bảo hiểm, tổ chức bộ phần kiểm tra, kiểm soát nội bộ để tăng cường kiểm soát rủi ro trong doanh nghiệp.

Hai là: Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp với lộ trình thích hợp. Thực tế kinh nghiệp các nước cho thấy những DNBH có nguồn lực tài chính yếu, không có khả năng cạnh tranh với các DNBH khác sẽ phải sáp nhập và chuyển nhượng cho đối tác của mình. Tạo cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh thị phần của các DNBH trong nước. Bên cạnh việc nâng cao năng lực tài chính, các DNBH cũng phải chú trọng đầu tư tài chính cho trang bị thiết bị kỹ thuật, tin học hỗ trợ cho công tác quản lý và thực hiện nghiệp vụ, thể hiện phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm.

Ba là: Có chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, thu hút được nguồn nhân lực có chuyên môn cao và gắn bó với doanh nghiệp. Việc di chuyển nguồn nhân lực từ các DNBH trong nước sang các DNBH nước ngoài là nguy cơ làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bốn là: Nâng cao chất lượng dịch vụ trong tất cả các khâu, từ việc khai thác đến đề phòng, hạn chế tổn thất, giải quyết bồi thường, khiếu nại, giám định. Thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng, tạo sự gắn bó giữa khách hàng và doanh nghiệp. Chú trọng hoàn thiện và phát triển những sản phẩm bảo hiểm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Xây

dựng kênh phân phối sản phẩm phù hợp với các phân loại khách hàng. Đồng thời hướng khách hàng làm quen với các kênh phân phối mới hiện đại.

Năm là: Lựa chọn các đối tác chiến lực thực sự có năng lực tài chính và kinh nghiệm trên lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm để hợp tác. Đồng thời có sự thận trọng trong việc đầu tư ra nước ngoài thông qua các đối tác. Việc uỷ thác đầu tư thực tế đã cho thấy có những bất cập khi DNBH không có nguồn thông tin chính xác về tình hình thị trường nước ngoài. Rủi ro của đối tác ở thị trường nước ngoài sẽ kéo theo rủi ro của DNBH trong nước.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới, điển hình là hệ thống pháp luật của các nước phát triển thuộc liên minh EU, hệ thống pháp luật về bảo hiểm của Trung Quốc, nước có lịch sử phát triển ngành bảo hiểm tương đồng với Việt Nam. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã đã quan tâm xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển ngành KDBH từ những năm trước khi gia nhập WTO. Thực tế thời gian qua, các định hướng và giải pháp đề ra đã đi đúng hướng thị trường, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và yêu cầu hội nhập của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong thời gian tới trên cơ sở định hướng thị trường đang có những chuyển biến tích cực, sự cạnh tranh sôi động giữa các DNBH. Hệ thống pháp luật cũng phải có sự đòi hỏi cao hơn, đó là sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tạo hành lang pháp lý bình đẳng giữa các DNBH, các DN cạnh tranh bình đẳng và trên cơ sở hợp tác với nhau. Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý, giám sát hoạt động thị trường bảo hiểm, kịp thời có sự cảnh báo và xử phạt nghiêm minh, ngăn ngừa những hành vi cạnh tranh bất hợp pháp. Cải cách hành chính nhà nước theo hướng chuyên môn hoá hoạt động quản lý ngành, có các cơ quan quản lý nhà nước chéo để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các DNBH.

Bên cạnh các giải pháp mang tính nhà nước thì bản thân các DNBH cũng phải xây dựng cho mình một kế hoạch và lộ trình riêng, đảm bảo đủ năng lực cạnh tranh với các DNBH khác, phát triển bền vững, tạo dựng được thương hiệu trong lòng khách hàng.

KẾT LUẬN

Ngành kinh doanh bảo hiểm ra đời từ rất sớm trên thế giới, gắn liền với nhu cầu chia sẻ rủi ro của con người trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như phòng tránh các thiên tai, dịch bệnh. Đến nay, ngành kinh doanh bảo hiểm đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Tại các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, doanh thu phí bảo hiểm bình quân hàng năm đạt 10% GDP, phí bảo hiểm bình quân đầu người tại Mỹ, Nhật Bản đạt trên 3.000 USD/người/năm. Các Tập đoàn bảo hiểm lớn trên thế giới như AXA (Pháp), Prudential, Standard Life, Lloyd’s (Anh), AIG (Mỹ) đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển.

Ở Việt Nam, nhận thức tầm quan trọng của ngành tài chính nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện phát triển ngành bảo hiểm. Năm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành, năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 175 phê duyệt chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến 2010. Trên cơ sở đó, hệ thống các văn bản hướng dẫn LKDBH đã được ban hành kịp thời, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động KDBH.

Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đánh dấu bước phát triển, hội nhập sâu của Việt Nam vào thị trường thế giới. Kết quả đánh giá sau hai năm gia nhập cho thấy ngành bảo hiểm đã thực hiện tốt các điều kiện hội nhập, tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm tiếp tục phát triển. Tính đến thời điểm 6/2008, toàn nước đã có 41 DNBH tham gia, cung cấp hơn 800 sản phẩm bảo hiểm trên cả 3 lĩnh vực bảo hiểm con người, tài sản và bảo hiểm bắt buộc. Doanh thu phí bảo hiểm đến năm 2007 đã đạt 17.696 tỷ đồng, tăng 3,58 lần so với năm 2001 và chiếm 2,11% GDP.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, thị trường bảo hiểm đã và đang phát sinh những vấn đề bất cập, điển hình là tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Các DNBH chưa khai thác tốt tiềm năng của thị trường do năng lực các DNBH còn hạn chế. Trong lĩnh vực tham gia bảo hiểm bắt buộc còn thiếu văn bản triển khai thực hiện. Để giải quyết những tồn tại đó, thực hiện hoàn thành kế hoạch đến năm 2010, doanh thu bảo hiểm chiếm 4,2% GDP, hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm thì vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm có vai trò rất quan trọng. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đảm bảo các tiêu chí chủ yếu sau:

- Các quy tắc, quy định triển khai sản phẩm bảo hiểm, quản lý tài chính doanh nghiệp phải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế;

- Có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các DNBH trên thị trường Việt Nam, xây dựng một thị trường phát triển bền vững.

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các DNBH, ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp.

Để hoàn thành mục tiêu trên, đòi hỏi các cơ quan nhà nước có liên quan, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các DNBH phải có những giải pháp và bước đi phù hợp, thống nhất thực hiện một cách đồng bộ.

Trong giới hạn hiểu biết còn hạn chế của mình, tác giả đề tài mong muốn đóng góp một phần công sức của mình để tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo sâu hơn, hoàn thiện hơn nữa, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và đưa ra các giải pháp đóng góp cho dự thảo LKDBH mới dự kiến ban hành vào năm 2010.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam trong tiến trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)