Kinh nghiệm phát triển bảo hiể mở Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam trong tiến trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO (Trang 92)

- Tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh: Để tạo được niềm tin của người mua bảo hiểm vào các Công ty bảo hiểm, theo hàng Lloyd’s cần

3.1.2. Kinh nghiệm phát triển bảo hiể mở Trung Quốc.

Trung Quốc chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001, đối với ngành kinh doanh bảo hiểm, Trung Quốc đã đạt được sự cam kết với lộ trình khá chặt chẽ và thận trọng, thể hiện qua các điểm sau:

* Hạn chế khi cấp phép các DNBH nước ngoài thành lập tại Trung Quốc (hiện diện thương mại).

Trung Quốc cam kết riêng đối với loại hình DNBH nhân thọ, phi nhân thọ và môi giới bảo hiểm.

- Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, được lập Chi nhánh hoặc liên doanh tối đa 51% với doanh nghiệp trong nước. Sau 2 năm kể từ ngày gia nhập được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

- Đối với bảo hiểm nhân thọ, DNBH nước ngoài được sở hữu tối đa 50% tại doanh nghiệp đối tác tại Trung Quốc. Các doanh nghiệp trong nước được quyền quyết định về tỷ lệ trong giới hạn này khi liên doanh với các đối tác nước ngoài.

- Đối với doanh nghiệp môi giới lĩnh vực có rủi ro cao, môi giới tái bảo hiểm, môi giới lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường bộ quốc tế. Doanh

nghiệp được liên doanh tối đa 50%, sau 3 năm gia nhập nâng lên 51%. Sau 5 năm gia nhập mới được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

- Khi tham gia các nghiệp vụ bảo hiểm, đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm tai nạn thân thể, phải thực hiện tái bảo hiểm 20% cho doanh nghiệp tái bảo hiểm Trung Quốc; sau 1 năm kể từ ngày gia nhập tỷ lệ này giảm xuống còn 15%; 2 năm còn 10%; 3 năm còn 5%; 4 năm sau mới bãi bỏ quy định này (Việt Nam không hạn chế ngay từ khi gia nhập).

Phù hợp với các cam kết, để nâng cao chất lượng các Công ty bảo hiểm ở Trung Quốc, các yêu cầu về vốn điều lệ khi thành lập các công ty được điều chỉnh từ tháng 6/2004. Theo đó, yêu cầu vốn điều lệ của công ty bảo hiểm tăng từ 24 triệu USD lên 60 triệu USD, một chi nhánh có vốn tối thiểu tăng từ 2 triệu USD lên 6 triệu USD.

* Hạn chế về địa lý khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm của DNBH nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài.

Sau khi gia nhập WTO, việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm của doanh nghiệp nước ngoài được giới hạn ở 5 thành phố: Thượng Hải, Guangzhou, Dalian, Shenzhen và Foshan. 2 năm sau được mở rộng thêm tại một số thành phố như Bắc Kinh, Chengdu, Ningbo, Wuhan… và 3 năm sau khi gia nhập hạn chế này mới bị bãi bỏ.

* Hạn chế về lĩnh vực kinh doanh.

Các DNBH phi nhân thọ nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm pháp lý, bảo hiểm tín dụng cho các doanh nghịêp có vốn đầu tư nước ngoài trong 2 năm đầu gia nhập. Sau 2 năm đó các hạn chế về lĩnh vực bảo hiểm mới được bãi bỏ.

Thời gian đầu gia nhập, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm cá nhân cho công dân Trung Quốc và người nước ngoài. Sau 3 năm gia nhập, DNBH nước ngoài mới được cung cấp dịch vụ bảo hiểm bảo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trợ cấp xã hội hàng năm cho công dân Trung Quốc và người nước ngoài [60].

* Tăng cường cơ chế giám sát hoạt động bảo hiểm.

Uỷ ban bảo hiểm của Trung Quốc (CIRC) được thành lập năm 1999 trên cơ sở tách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước. Để giám sát hoạt động bảo hiểm, Trung Quốc quy định trách nhiệm các công ty bảo hiểm phải báo cáo Uỷ ban bảo hiểm hàng tháng về tình hình thu phí bảo hiểm và giải quyết yêu cầu bảo hiểm của khách hàng. Báo cáo tài chính hàng năm phải được gửi cho Uỷ ban 3 tháninhsau khi kết thúc năm tài chính (31/12 hàng năm). Báo cáo phải có đầy đủ chữ ký của kế toán trưởng, chuyên gia phân tích bảo hiểm và lãnh đạo công ty bảo hiểm này.

Với lộ trình cam kết trên, ngành bảo hiểm Trung Quốc gia nhập WTO khá thuận lợi, có thời gian để “hội nhập và học hỏi kinh nghiệm”.

Trong quá trình thực hiện các cam kết, Trung Quốc đã tuân thủ tốt các cam kết của mình, đồng thời cũng giám sát chặt chẽ những hạn chế đề ra trong cam kết.

Kết quả đạt được của ngành bảo hiểm Trung Quốc thể hiện qua mức độ tăng trưởng trong những năm qua. Theo đánh giá của các chuyên gia bảo hiểm, nhịp độ tăng trưởng của ngành bảo hiểm Trung Quốc trung bình giai đoạn 2003-2007 đạt 25%, và xu thế này có thể kéo dài trong 15 - 20 năm. Đến năm 2007, tổng doanh thu phí bảo hiểm thương nghiệp của Trung Quốc đạt

500 tỷ NDT (tương đương 63 tỷ USD), chiếm 12% GDP, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 300 tỷ NDT, chiếm 6,8% GDP. [78].

Tổng giá trị tài sản của các Công ty bảo hiểm Trung Quốc đạt mức 1.500 tỷ NDT vào cuối năm 2005. Kể từ năm 2005, các công ty được phép đầu tư vào cổ phiếu niêm yết trong nước và chứng khoán nước ngoài.

Hệ thống thị trường bảo hiểm được xây dựng, trong đó không chỉ có sự tham gia của người bảo hiểm, người được bảo hiểm mà còn có các cơ quan môi giới bảo hiểm. Hiệp hội bảo hiểm Trung Quốc được thành lập tháng 3/2001, với tính chất là một bộ máy tổ chức toàn quốc có tính tự nguyện. Hội những người tiêu dùng cũng được hình thành nhằm nâng cao hiểu biết, bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm. Hệ thống pháp lý giám sát, quản lý bảo hiểm chuyên nghiệp được xây dựng với Luật bảo hiểm và Uỷ ban giám sát, quản lý bảo hiểm có chi nhánh ở các địa phương trong nước. Sau khi đã kiện toàn về pháp lý giám sát, quản lý bảo hiểm Trung Quốc mới tiến hành thị trường hoá tỷ lệ phí bảo hiểm để tránh gây rối loạn thị trường.

Đến nay, toàn thị trường Trung Quốc hiện có 79 Công ty bảo hiểm, trong đó gần một nửa được thành lập kể từ sau khi gia nhập WTO. Trong đó có 48 Công ty được thành lập bằng nguồn vốn trong nước và số còn lại là Công ty nước ngoài hoặc liên doanh [60].

13 21 21 27 33 43 44 17 19 22 26 35 35 1 1 1 2 5 5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2001 2002 2003 2004 2005 2006 S è C «n g ty

Nh©n thä Phi nh©n thä T¸i b¶o hiÓm

(Nguồn: China market review 9/2006, website: www.asiainsurancereview.com)

Sản phẩm bảo hiểm của Trung Quốc không ngừng được nghiên cứu cải thiện, mở rộng. Đối với loại hình bảo hiểm hưu trí, chiếm một tỷ trọng khá lớn nguồn phí bảo hiểm trong toàn xã hội đã được Trung Quốc điều chỉnh. Việc cung cấp các loại hình trợ cấp dần dần chuyển sang cho các nhà cung cấp tư nhân. Việc này đã tạo một cơ hội lớn cho các nhà kinh doanh bảo hiểm tại Trung Quốc.

Trước thách thức cạnh tranh của hàng chục công ty bảo hiểm nước ngoài thâm nhập vào thị trường, Trung Quốc cũng đã tham khảo, học tập các kinh nghiệm thành công và các biện pháp quản lý tiên tiến của các công ty bảo hiểm nước ngoài để đổi mới các công ty bảo hiểm trong nước. Trung Quốc đã tiến hành cải cách mô hình tổ chức ở các công ty bảo hiểm và thực hiện những biện pháp quản lý mới. Cách thức tổ chức theo kiểu cũ với hình thức quản lý, phân cấp theo hệ thống dọc đã được thay thế bằng mô hình tổ chức mới có tính co giãn linh hoạt. Mô hình này có rất ít cấp quản lý, giảm bớt rất nhiều các cấp trung gian trong bộ phận chức năng của doanh nghiệp.

Nhiều ban, nhóm được hình thành với những cán bộ chuyên trách để tăng hiệu quả làm việc, đồng thời các công ty cũng tiến hành đào tạo hoặc tuyển dụng từ nước ngoài những nhân tài có phẩm chất tốt.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm tài chính Stanrd & Poor’s (S&P) đã đưa ra đánh giá về triển vọng phát triển của thị trường bảo hiểm Trung Quốc đến năm 2006 từ mức “đang phát triển” lên mức “ triển vọng tích cực”. Có được điều đó là do thị trường bảo hiểm Trung Quốc có những yếu tố thuận lợi cơ bản như cơ chế hoạt động, tiềm năng tăng trưởng mạnh và cam kết chắc chắn của cơ quan quản lý trong việc bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm

Tuy nhiên, bên cạnh đó thị trường bảo hiểm Trung Quốc được đánh giá là thị trường có mức độ rủi ro cao hơn một số nước ở Châu á như Ấn Độ, Philippin do điều kiện tài chính doanh nghiệp hạn hẹp, cạnh tranh gay gắt, tính kỷ luật yếu và thiếu bí quyết công nghệ. Theo S&P, để tạo ra một thị trường vững vàng về mặt tài chính, các Công ty bảo hiểm cần tạo ra sự cân bằng giữa lợi nhuận và tăng trưởng. Việc tập trung quá mức vào mục tiêu tăng trưởng có thể tạo ra được ưu thế cạnh tranh ban đầu song có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận về lâu dài [51].

Việc học hỏi kinh nghiệm phát triển ở những nước có nền bảo hiểm phát triển như các nước EU cũng như từ Trung Quốc - nước có nhiều mặt tương đồng với Việt Nam là rất cần thiết. Để ngành bảo hiểm Việt Nam có được những bước tiến vững chắc, quá trình nghiên cứu sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, cũng như việc áp dụng sẽ phải rất linh hoạt.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam trong tiến trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)