Về phía Nhà nƣớc:

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam trong tiến trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO (Trang 105)

- Tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh: Để tạo được niềm tin của người mua bảo hiểm vào các Công ty bảo hiểm, theo hàng Lloyd’s cần

3.3.1. Về phía Nhà nƣớc:

Một là: Ban hành các quy định thận trọng về tiêu chuẩn thành lập và hoạt động của các DNBH. Đối với cam kết gia nhập WTO, việc cho phép thành lập và hoạt động các DN dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia và giữa DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các quy định WTO không bắt buộc việc cho phép thành lập DNBH các nước thành viên phải tuân theo tiêu chuẩn nào mà do các nước lựa chọn. Từ bài học kinh nghiệm của các nước đang có nhiều DNBH hoạt động và lộ trình khá thận trọng của Trung Quốc. Chúng ta cần phải xem xét để có những quy định phù hợp hơn nữa trong việc đưa ra các tiêu chí thành lập mới DNBH, những tiêu chuẩn cơ bản đó gồm:

- Kinh nghiệm cả về thời gian và lĩnh vực hoạt động trong ngành bảo hiểm của các đối tượng tham gia sáng lập và chiếm vốn sở hữu lớn trong doanh nghiệp.

- Điều kiện về năng lực tài chính của các thành viên khi tham gia góp vốn thành lập DN, thời gian và lộ trình góp vốn phải đảm bảo mức vốn pháp định tối thiểu. Xem xét việc quy định phù hợp giữa vốn pháp định của các DN trong ngành tài chính với nhau, gồm: Ngân hàng, công ty tài chính và công ty bảo hiểm.

- Điều kiện của các nhân sự tham gia quản lý, điều hành DNBH. Vì thực tế phạm vi quản lý của các DNBH rất rộng với các quy trình nghiệp vụ đòi hỏi sự giám sát cao. Nếu người quản lý không có chuyên môn cao dễ dẫn đến những tổn thất cho DNBH.

- Điều kiện về đầu tư trang thiết bị vật chất kỹ thuật khi đi vào hoạt động kinh doanh. Những doanh nghiệp đi sau bao giờ cũng có sự hạn chế hơn

về mặt đầu tư do khả năng tài chính ban đầu phải chi phí lớn, nhưng đồng thời họ có cơ hội thuận lợi do đầu tư từ đầu có thể sử dụng mới các trang thiết bị. Để được cấp phép, các quy định cần ràng buộc trách nhiệm trong một thời gian nhất định các doanh nghiệp này phải đầu tư trang thiết bị, phục vụ cho hoạt động quản lý và giám sát DN.

Hai là: Có quy định để thực hiện cam kết cho phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới cho khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài, đối với dịch vụ bảo hiểm vận tải quốc tế, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm, dịch vụ bảo hiểm phụ trợ. Xuất phát từ đặc điểm loại hình cung cấp này, các DNBH nước ngoài không cần thành lập trụ sở ở Việt Nam vẫn cung cấp được các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng trong lãnh thổ Việt Nam. Nếu chúng ta không có các quy định cụ thể sẽ khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động này. Ngoài ra tại Điều 2 LKDBH không có quy định về nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên trong trường hợp này, đương nhiên các bên có quyền lựa chọn pháp luật nước ngoài để áp dụng theo nguyên tắc của Bộ luật Dân sự 2005. Vì vậy việc không quy định trong luật chuyên ngành về việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp này sẽ khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp xảy ra.

Ba là: Có quy định chặt chẽ hơn về điều kiện và phương thức tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản của các DNBH.

Nguồn vốn của DNBH hình thành chủ yếu từ phí bảo hiểm của các tổ chức và cá nhân. Theo quy định của pháp luật các nước trên thế giới, DNBH đều được khuyến khích sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư thu lợi nhuận. LKDBH đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho DNBH thực hiện hoạt động đầu tư, đặc biệt là hình thức đầu tư thông qua thành lập các quỹ đầu tư, đầu tư

góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp khác, đầu tư kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản Việt Nam là thị trường hết sức nhạy cảm, đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự thận trọng. Để đầu tư có hiệu quả, doanh nghiệp phải tổ chức được bộ phận chuyên trách, có chuyên môn sâu và quan trọng hơn cả là việc công khai minh bạch hoạt động đầu tư. Việc công khai minh bạch này giúp cho việc quản lý của nhà nước, kịp thời có sự điều chỉnh kịp thời đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Ví dụ như đưa ra ngưỡng đầu tư, danh mục đầu tư của doanh nghiệp có giá trị xuống dưới ngưỡng đó thì doanh nghiệp phải dừng đầu tư, đảm bảo an toàn vốn doanh nghiệp. Đối với người tham gia mua phí bảo hiểm liên kết đầu tư, việc công khai minh bạch giúp họ chủ động trong việc quyết định việc tham gia đầu tư của mình, tránh để xảy ra những thiệt thòi đối với nhà đầu tư. Những đối tượng mà được coi là “có thu nhập thấp vẫn có thể tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán”.

Bốn là: Trong lĩnh vực bảo hiểm kỹ thuật, cần có quy định hướng dẫn các doanh nghiệp về việc tổ chức đấu thầu tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Các gói thầu này giá trị rất lớn, việc tổ chức đấu thầu đúng pháp luật sẽ góp phần đảm bảo sự công bằng của cả phía DNBH và đơn vị đấu thầu, thuận tiện cho việc tái bảo hiểm sau khi trúng thầu.

Năm là: Cần xúc tiến xây dựng quy tắc và biểu phí để các doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm bảo hiểm bắt buộc cho khách du lịch trong nước ra nước ngoài trong thời gian du lịch tại nước ngoài; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của các luật sư trong hoạt động tư vấn pháp lý.

Sáu là: Sớm ban hành chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế về bảo hiểm. Trên cơ sở chuẩn mực kế toán thống nhất đó chúng ta mới có thể triển khai xây dựng một hệ thống phần mềm

thống nhất trong ngành bảo hiểm. Từ đó, các quyền lợi của người tham gia bảo hiểm mới được bảo đảm khi các xảy ra các trường hợp các DNBH từ chối bảo hiểm vì người mua bảo hiểm không có bằng chứng chứng minh việc tham gia bảo hiểm hoặc trong trường hợp các DNBH chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm.

Bảy là: Sửa đổi Nghị định 118/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong đó quy định đầy đủ hơn các hành vi vi phạm; nâng cao mức phạt các DNBH xảy ra vi phạm; bên cạnh hình thức xử phạt tiền là các cơ chế khác như xem xét, đánh giá tiêu chí xếp loại doanh nghiệp; công khai hành vi vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Tám là: Bổ sung những hướng dẫn đối với những vấn đề còn chưa được làm rõ trong Luật kinh doanh bảo hiểm, như quy định về chuyển nhượng HĐBH, giải thích các thuật ngữ chuyên ngành liên quan như thuật ngữ “giá trị hoàn lại”, “chi phí hợp lý”.

Chín là: Dự thảo quy định cho phép DNBH nước ngoài thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ thời điểm gia nhập (11/01/2012). Cần xem xét việc các Chi nhánh này có phạm vi hoạt động rộng như một doanh nghiệp hay chỉ giới hạn trong một phạm vi địa lý. Trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tại Việt Nam. Vì trên thực tế Chi nhánh gồm hai loại cơ bản đó là hạch toán phụ thuộc doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân và Chi nhánh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động độc lập như một doanh nghiệp. Như vậy, với Chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ phải có cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp, còn trường hợp hạch toán độc lập sẽ phải xem xét điều kiện như một doanh nghiệp thành lập mới.

Mƣời là: Thực hiện cải cách hành chính, nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm:

Theo ý kiến một số chuyên gia bảo hiểm Việt Nam, trong quá trình cải cách hành chính lĩnh vực bảo hiểm, cần sắp xếp lại bộ máy tổ chức Vụ quản lý bảo hiểm trực thuộc Bộ Tài chính thành Cục quản lý bảo hiểm. Như vậy, quản lý chuyên môn về hoạt động bảo hiểm sẽ đáp ứng tốt hơn. Giám sát được thị trường bảo hiểm chặt chẽ và thường xuyên hơn.

Bên cạnh đó, cần thành lập cơ quan giám sát các dịch vụ tài chính trực thuộc Chính phủ, có chức năng giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, tín dụng, ngân hàng. Tạo cơ chế kiểm tra chéo góp phần kiểm soát chặt chẽ thị trường tài chính vốn rất nhạy cảm, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển khá mạnh như hiện nay tại Việt Nam [46].

Mƣời một là: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của thị trường bảo hiểm, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện của sự đỗ vỡ dây chuyền giữa các ngành bảo hiểm - ngân hàng - chứng khoán – kinh doanh bất động sản. Bài học từ phía chính sách nhà nước Mỹ đối với thị trường này thời gian qua đã giúp chúng ta cảnh tỉnh điều đó. Tuy nhiên, nếu không giám sát chặt chẽ và có giải pháp phù hợp, kịp thời thì khó có thể ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn.

Mƣời hai là: Kiên quyết xử lý nghiêm khắc những hành vi trục lợi bảo hiểm, cạnh tranh không lành mạnh. Tạo tính răn đe, giáo dục các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường bảo hiểm. Một trong những nguyên nhân gây thất thoát lớn tài sản của DNBH chính là hành vi trục lợi bảo hiểm. Pháp luật cần xem xét các hành vi này như hành vi tham ô, và ngoài việc đưa ra chế tài hành chính là chế tài về tội phạm kinh tế. Có như vậy mới làm lành mạnh được

hoạt động bảo hiểm, đặc biệt trong giai đoạn ở Việt Nam hiện nay, các phần mềm hỗ trợ chưa phát triển.

Mƣời ba là: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, phát huy vai trò của Hiệp hội vừa là cơ quan tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp vừa tham gia tích cực vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Thực tế cho thấy, bên cạnh hệ thống pháp luật lĩnh vực bảo hiểm, các thoả thuận hợp tác giữa các hội viên trong hiệp hội cũng có giá trị ràng buộc trách nhiệm của các hội viên, một kênh kiểm soát có hiệu quả hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Mƣời bốn là: Có cơ chế phối hợp để đào tạo nguồn nhân lực trong ngành bảo hiểm thông qua việc phối hợp giữa Nhà nước - doanh nghiệp và trường đào tạo. Để nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực này luôn có sự chủ động đồng thời không gây lãng phí vì sự đào tạo không có kế hoạch, không theo nhu cầu của thị trường nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam trong tiến trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)