Kết quả điều tra hình thức xử lý phế thải đồng ruộng:

Một phần của tài liệu Điều tra số lượng phế thải đồng ruộng và đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật xử lý rơm rạ tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 44)

Sau khi tiến hành điều tra 120 hộ dân tại xã Việt Hùng về hình thức xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp, ta thu được bảng sau:

Bảng 8: Hình thức xử lý phế thải đồng ruộng của xã Việt Hùng

Hình thức sử dụng Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Ủ 9 7,5

Đốt 94 78,2

Làm thức ăn gia súc 11 9,2

Phương pháp khác 6 5,1

(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ)

Qua bảng trên, ta thấy xã Việt Hùng có rất nhiều hình thức xử lý phế thải đồng ruộng sau thu hoạch (đốt, ủ, làm thức ăn gia súc và các phương pháp khác), trong đó phương pháp đốt ngay trên đồng ruộng đặc biệt là rơm rạ được người dân áp dụng nhiều nhất đến 78,2% (trong tổng số 120 hộ). Sở dĩ như vậy, vì theo họ đốt là cách xử lý phế thải nhanh nhất và tiết kiệm sức lao động nhất. Sau khi đốt họ lấy tro để bón ruộng hoặc dùng vào mục đích khác.

Biện pháp sử dụng phế thải làm thức ăn gia súc chiếm 9,2% một tỉ lệ thấp, do số lượng gia súc chăn nuôi trong xã không nhiều, trâu bò trước đây chăn nuôi lấy sức kéo thì giờ đây đã được thay thế bằng máy móc.

Biện pháp xử lý phế thải bằng cách ủ để làm phân bón chiếm tỉ lệ thấp 7,5%, do đa số các hộ nông dân cho rằng ủ phân mất khá nhiều thời gian và công sức mà chất lượng phân ủ chưa cao nên hiện nay người dân chủ yếu toàn dùng phân bón hóa học vừa tiết kiệm được thời gian lại có hiệu quả nhanh trong trồng trọt.

Một tỉ lệ thấp 5,1% người dân sử dụng các biện pháp khác như bỏ phế thải bừa bãi trên đồng ruộng cho nó tự phân hủy hay vứt trên lề đường gây cản trở đi lại, việc làm này gây mất mỹ quan môi trường và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

4.2.3. Kết quả điều tra hình thức quản lý phế thải đồng ruộng

Hiện nay tình hình quản lý phế thải nông nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu là do các hộ gia đình tự quản lý lượng phế thải của gia đình mình. Qua việc điều tra phỏng vấn nông hộ, cho ta thấy tình hình quản lý phế thải đồng ruộng của các hộ gia đình như sau:

Bảng 9: Tình hình quản lý phế thải đồng ruộng của xã Việt Hùng

Quản lý Thu gom Phân loại

Có Không Có Không

Số hộ dân

(hộ) 13 107 5 115

(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ)

Qua bảng 9 về tình hình quản lý phế thải đồng ruộng của 120 hộ trong xã Việt Hùng kết quả là: Phần lớn các hộ đều không thu gom hay phân loại phế thải đồng ruộng sau thu hoạch. Có đến 107/120 hộ (chiếm 89,2% tổng số hộ) không thu gom mà bỏ ngay tại ruộng. Có 115/120 hộ gia đình là không có biện pháp phân loại phế thải nông nghiệp. Số hộ còn lại khi được hỏi về tình hình quản lý phế thải đồng ruộng nếu có thu gom và phân loại thì chỉ để làm chất đốt, cho gia súc ăn hoặc rải chuồng gia súc.

Tình hình quản lý phế thải của xã Việt Hùng như hiện nay cho thấy môi trường của địa phương đang có nguy cơ ô nhiễm do lượng phế thải đồng ruộng quá nhiều mà không được thu gom, xử ký. Không những thế, việc bỏ lại phế thải gây tổn thất một lượng lớn chất hữu cơ có ích đối với cây trồng nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Điều tra số lượng phế thải đồng ruộng và đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật xử lý rơm rạ tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w