3.2.5.2. Giải pháp về quản lý
3.2.5.3. Giải pháp công nghệ xử lý
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Các sách báo, website, các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan và đã được công bố.
3.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Phương pháp quan sát thực địa
Phương pháp điều tra nhanh nông hộ (phỏng vấn bằng phiếu điều tra): tiến hành làm phiếu điều tra và điều tra 120 hộ
3.3.2. Xử lý phế thải nông nghiệp bằng chế phẩm vi sinh vật
- Vật liệu thí nghiệm:
+ Rơm rạ: làm 200kg cho mỗi đống ủ.
+ Chế phẩm vi sinh vật (chế phẩm vsv theo kết quả B2004-32-66) + Các chất phụ gia: đường glucoza, urê, lân, phân gà.
- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí với 2 công thức. + CT1: Công thức đối chứng (200kg rơm rạ + nước + phụ gia).
+ CT2: Công thức thực nghiệm (200kg rơm rạ + chế phẩm vsv dạng chất mang và dạng dịch + phụ gia).
3.3.3. Phương pháp đo nhiệt độ đống ủ
Sử dụng nhiệt kế 100oC đo nhiệt độ không khí và nhiệt độ hai đống ủ. Đo nhiệt độ vào khoảng thời gian nhất định trong ngày là lúc 9 giờ sáng và 3 giờ chiều, sau đó lấy giá trị trung bình của ngày.
3.3.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong chế phẩm
pH: sử dụng thang so màu để xác định giá trị pH của chế phẩm.
VSV hữu ích và VSV tạp: dựa trên phương pháp phân tích trong TCVN 6168 – 2002.
Độ ẩm: xác định bằng phương pháp sấy.
3.3.5.Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đống ủ
pH : đo bằng pH mét
OM (%); OC(%): xác định theo phương pháp walkley – Black N(%): phân tích nitơ theo Kjeldalh
P2O5 (%): theo phương pháp so màu P2O5 dễ tiêu theo phương pháp Oniani
K2O(%) và K2O dễ tiêu: bằng phương pháp quang kế ngọn lửa Độ hoai (%):
3.3.6.Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sử dụng phần mềm excel.
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế,xã hội của xã Việt Hùng – Đông Anh – Hà Nội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bản đồ vị trí xã Việt Hùng – Đông Anh – Hà Nội
a. Vị trí địa lý, địa hình
Xã Việt Hùng là một xã đồng bằng nằm ở phía đông huyện Đông Anh, cách trung tâm Huyện 2km.
Phía Bắc giáp xã Thụy Lâm
Phía Nam và Tây Nam giáp xã Cổ Loa Phía Đông giáp xã Liên Hà
Phía Đông Nam giáp xã Dục Tú Phía Tây giáp xã Uy Nỗ
Xã có địa hình bằng phẳng và nằm cạnh trung tâm Huyện. Xã có hệ thống đường liên xã chạy qua đã dải bê tông nhựa, có ga đường sắt Cổ Loa nằm trên địa
bàn. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Việt Hùng với các xã bạn và địa phương khác.
b. Khí hậu
Xã Việt Hùng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa và trung bình có 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu là sự thay đổi và khác biệt giữa hai mùa nóng và lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, xã có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.
c. Đất đai
Hiện trạng tài nguyên đất đai của xã Việt Hùng được thế hiện ở bảng sau:
Bảng 2. Bảng hiện trạng sử dụng đất xã Việt Hùng năm 2011
Stt Loại đất Diện tích ( ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 834,30 100
1 Đất nông nghiệp 510,62 61,20
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 475,23 57,00 1.1.1 Đât trồng cây hàng năm 458,13 54,90
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 17,10 2,05
1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 35,39 4,25
2 Đất phi nông nghiệp 318,78 38,21
2.1 Đất ở 112,17 13,45
2.2 Đất chuyên dùng 188,93 22,65
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,65 0,20
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 7,40 0,89 2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
8,03 0,96
3 Đất chưa sử dụng 4,9 0,59
( Nguồn UBND xã Việt Hùng)
Qua bảng 2 cho thấy xã Việt Hùng có tổng diện tích đất tự nhiên là 834,30ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là lớn nhất với 510,62ha chiếm 61,20% so với tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 318,78ha chiếm
38,21% so với tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất bằng chưa sử dụng thấp với 4,9ha chiếm 0,59% so với tổng diện tích đất tự nhiên.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 475,23ha, trong đó diện tích cây hàng năm là 458,13ha chiếm 54,90% so với diện tích đất tự nhiên của xã. Điều này đồng nghĩa với việc hàng năm sẽ có một lượng lớn phế thải nông nghiệp được thải ra môi trường.
d. Cảnh quan môi trường
Xã Việt Hùng là một xã thuộc ngoại thành Hà Nội nên có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Cảnh quan môi trường ở đây bị ảnh hưởng rất lớn bởi nước thải và khói thải của các nhà máy. Nước thải của các nhà máy không được xử lý triệt để đã đổ ra hệ thống mương máng, dùng để tưới tiêu cho hoạt động nông nghiệp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nơi đây. Ngoài ra, khói thải của các nhà máy, xí nghiệp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của những hộ dân sống gần đó. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp nhiều năm qua đã làm tăng ô nhiêm đất, nước làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm nông nghiệp và đời sống của người dân.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Điều kiện kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Việc thay đổi cơ cấu kinh tế giữa các ngành của xã diễn ra vẫn còn chưa nhanh. Hiện nay, cơ cấu ngành của xã như sau:
- Nông nghiệp chiếm 65% tổng giá trị sản xuất. - Công nghiệp – dịch vụ - thương mại chiếm 35%.
Như vậy, tỷ trọng ngành nông nghiệp gần gấp đôi tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Nông nghiệp vẫn giữ một vai trò chủ đạo, nguồn thu của người dân chủ yếu từ các sản phẩm nông sản. Ngành dịch vụ trong xã ngoài việc
buôn bán các mặt hàng nông sản còn có các mặt hàng khác nhằm phục vụ đời sống hàng ngày của người dân trong xã.
Sản xuất nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp của xã Việt Hùng là ngành sản xuất mang lại thu nhập chính cho người dân. Tổng sản lượng lương thực năm 2011 của xã đạt 3695,8 tấn. Ngoài ra, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương còn trồng nhiều loại cây trồng khác như: lạc, ngô, đậu tương, rau xanh… cũng tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn.
Theo thống kê của UBND xã Việt Hùng năm 2011: tổng diện tích trồng cây lương thực có hạt là 393 ha trong đó diện tích trồng lúa là 389,5 ha; ngô 3,5 ha. Ngoài ra, diện tích trồng sắn là 0,5 ha; lạc 16,7 ha; các loại rau 2 ha. Các giống lúa mà người dân nơi đây thường sử dụng trong gieo trồng là: giống lúa Khang dân, Q5, C70, PC15, lúa lai, thuần thơm, Mộc tuyền và một số giống lúa khác…Theo như thống kê của xã thì các giống lúa lai cho năng suất cao hơn cả (49 tạ/ha) nên được người dân sử dụng rất nhiều.
b. Điều kiện xã hội
Dân số:
Dân số toàn xã năm 2011 có 15.619 người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,72% với tổng số hộ là 4.116 hộ phân bố trong 6 thôn như sau:
Bảng 3. Tổng hợp dân số các thôn của xã năm 2011
Lương Quán 128 506 Gia Lộc 973 3613 Đông 668 2443 Trung 838 3322 Đoài 994 3709 Lỗ Giao 515 2026 4.116 15.619
(Nguồn: UBND xã Việt Hùng)
Mật độ dân số phân bố không đều, thôn lớn nhất là thôn Đoài có 994 hộ với 3709 nhân khẩu, thôn nhỏ nhất là thôn Lương Quán có 128 hộ với 506 nhân khẩu. Điều này được giải thích là do vị trí của các thôn trong xã là khác nhau, thôn Đoài có vị trí thuận lợi cho việc buôn bán và giao thông nên tập trung nhiều dân cư, thôn Lương Quán ở vị trí xa trung tâm của xã, đường đi xa xôi nên ít dân cư tập trung hơn.
Giáo dục:
Hệ thống nhà trẻ mẫu giáo: trên địa bàn xã có 8 nhà trẻ mẫu giáo đặt tại 6 thôn trong đó riêng thôn Đoài có 2 nhà trẻ mẫu giáo được xây dựng.
Xã có 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở đặt tại thôn Trung. Hiện tại các trường đều được trang bị cơ sở vật chất hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu dạy và học.
Y tế:
Xã có 1 trạm y tế tại thôn Đông với diện tích 1800m2. Trạm y tế của xã được xây dựng kiên cố có đủ phòng khám, phòng điều trị, phòng sản, trang thiết bị y tế khá đầy đủ và hiện đại.
Việt Hùng có 45,7 ha đất các đường giao thông cả trong khu dân cư và ngoài đồng.
Những năm gần đây Việt Hùng đã đầu tư khá lớn vào việc nâng cấp đường giao thông như lát gạch đường làng, đổ đất cấp phối, nên chất lượng đường đi khá tốt. Nhìn chung, hệ thống giao thông đảm bảo được việc vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, ở một số xứ đồng việc đi lại gặp nhiều khó khăn do hệ thống giao thông quy hoạch chưa hoàn chỉnh.
Hệ thống thủy lợi:
Việt Hùng có 59,92 ha đất thủy lợi. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi cả tưới và tiêu đảm bảo kịp thời cho việc tưới nước vào mùa khô, thoát nước vào mùa mưa. Tuy nhiên có một số xứ đồng do hệ thống kênh mương chưa hoàn chỉnh nên việc tưới tiêu gặp khó khăn.
Hệ thống điện:
Toàn xã có 6 trạm điện với tổng dung lượng 158 KVA. Có hệ thống đường hạ thế đến từng ngõ, xóm hiện tại đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của địa phương trong sản xuất và sinh hoạt.
Qua thực trạng kinh tế xã hội của xã Việt Hùng cho thấy:
Ưu điểm: Nhìn chung kinh tế Việt Hùng ổn định, phát triển liên tục, cơ cấu kinh tế nông nghiệp dần chuyển sang tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, trồng cây có giá trị kinh tế cao, hệ thống giao thông, thủy lợi, các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống khá đầy đủ, hoàn thiện. Dân số ngày càng tăng nhưng tỷ lệ tăng dân số đã giảm dần.
Hạn chế: Hệ thống giao thông, thủy lợi ở một số xứ đồng còn chưa hoàn chỉnh, ảnh hưởng đến sản xuất.
4.2. Hiện trạng phế thải nông nghiệp của xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội
4.2.1. Thành phần, khối lượng phế thải nông nghiệp
Xã Việt Hùng là một địa phương mà nghề nông đóng góp tới 65% tổng giá trị sản xuất. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp được người dân sử dụng để canh tác lúa, ngô, lạc và các loại rau màu [4.1.2].
Sử dụng phiếu điều tra nông hộ và trực tiếp đi khảo sát điều tra 120 hộ nông dân về diện tích canh tác, chủng loại, lượng tàn dư thực vật sau thu hoạch ta thu được bảng sau:
Bảng 4: Kết quả điều tra thành phần, khối lượng phế thải đồng ruộng của 120 hộ dân xã Việt Hùng Các loại cây trồng Diện tích gieo trồng (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn/năm) Khối lượng phế thải (tấn/ ha) Tổng phế thải đồng ruộng (tấn/năm) Tỉ lệ (%) Lúa (2 vụ) 21 4,67 98,07 78,46 1647,57 98,23 Ngô 1,5 1,9 2,85 2,85 4,27 0,25 Đậu tương, lạc 6,5 1,5 9,75 3,90 25,35 1,51 Các loại rau 0,3 0,81 0,24 0,14 0,04 0,01 Tổng 1677,27 100
(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ)
Qua bảng 4 ta thấy với 120 hộ dân điều tra tại xã có tổng số dân là 472 nhân khẩu chiếm 3,03% tổng số dân trong toàn xã nhưng lượng phế thải hữu cơ mà họ thải ra trong quá trình sản xuất của một năm là 1677,27 tấn. Đây là một lượng phế thải rất lớn nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng với môi trường và sức khỏe cộng đồng.Trong các phế thải được tạo ra trên
đồng ruộng thì phế thải từ lúa (rơm rạ) chiếm nhiều nhất khoảng 98,23% tổng lượng phế thải đồng ruộng hàng năm.sau đó là đến phế thải từ ngô, đậu tương, lạc và các loại rau.
Theo số liệu mà UBND xã Việt Hùng cung cấp, toàn xã có tổng diện tích gieo trồng lúa (2 vụ) là 149 ha. Chúng ta có bảng số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng, thành phần và khối lượng phế thải đồng ruộng của xã như sau:
Bảng 5: Thành phần, khối lượng phế thải đồng ruộng của xã Việt Hùng
Các loại cây trồng Diện tích gieo trồng (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn/năm) Khối lượng phế thải (tấn/ ha) Tổng phế thải đồng ruộng (tấn/năm) Tỉ lệ (%) Lúa (2 vụ) 149 4,67 695,83 556,66 82942,94 99,94 Ngô 4,3 1,9 8,17 8,17 35,13 0,041 Đậu tương, lạc 4 1,5 6 2,4 9,60 0,012 Các loại rau 3,4 0,81 2,75 1,65 5,62 0,007 Tổng 82993,29 100
(Nguồn: UBND xã Việt Hùng)
Qua bảng 5 ta thấy trong một năm tùy từng loại cây trồng khác nhau mà lượng tàn dư thực vật để lại trên đồng ruộng là khác nhau, lượng tàn dư cao nhất là lúa đạt 82942,94 tấn/năm (chiếm 99,94%) thấp nhất là lượng tàn dư thực vật của các loại rau để lại là 5,62 tấn/năm (chiếm 0,007%) còn lại là các loại cây trồng khác. Ta thấy khối lượng phế thải hàng năm của xã Việt Hùng là rất lớn là 82993,29 tấn/năm, với lượng phế thải đồng ruộng của toàn xã lớn như vậy nếu không có hướng quản lý và xử lý cho phù hợp thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trong xã.
Ngoài ra, trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng đòi hỏi một lượng dinh dưỡng nhất định phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể. Tuy từng
loại cây trồng mà lượng phân bón sử dụng khác nhau nên mức độ đầu tư cũng khác nhau. Theo kết quả của phiếu điều tra nông hộ về lượng phân bón hóa học sử dụng trong trồng trọt của 120 hộ ta có bảng sau:
Bảng 6: Lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp của 120 hộ dân xã Việt Hùng
Loại cây Lượng dùng (kg/ha/vụ) Chi phí (triệu đồng/ha)
Lúa Đạm: 90 - 120 1,9 – 2,5 Lân: 100 - 110 Kali: 65 – 85 Ngô Đạm: 40 – 60 1,3 – 1,9 Lân: 90 - 140 Kali: 60 - 90 Rau màu Đạm: 30 – 45 0,6 – 0,9 Lân: 30 – 40 Kali: 20 - 25
(Nguồn: Phiếu điều tra)
Qua bảng 6 cho ta thấy hầu hết người dân đều sử dụng phân bón hóa học bón cho cây trồng thay cho phân bón hữu cơ (phân chuồng). Ta thấy, với giá phân bón hóa học ngày càng cao, mỗi vụ người dân tiêu tốn hàng triệu đồng cho việc mua phân bón mà giá thóc gạo, ngô và rau ngoài thị trường thì không được cao. Ngoài ra, theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hoá học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tuỳ theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60 - 65% lượng đạm, 55 - 60% lượng lân và 55-60% lượng kali được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng.Trong số phân bón chưa được cây sử dụng, một phần còn lại ở trong đất, một phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình thuỷ lợi ra các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm
nguồn nước mặt. Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hoá gây ô nhiễm không khí. Như vậy, một vấn đề đặt ra là phải làm sao giảm được chi phí