Hemixenluloza, cơ chế thủy phân và vi sinh vật phân giải Hemixenluloza

Một phần của tài liệu Điều tra số lượng phế thải đồng ruộng và đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật xử lý rơm rạ tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 25)

Đặc điểm Hemixenluloza

Hemixenluloza có bản chất là polysaccarit bao gồm khoảng 150 gốc đường, liên kết với nhau bằng cầu β-1,4 glucozit, β-1,6 glucozit và thường tạo thành mạch ngắn có phân nhánh. Do trong thành phần có nhiều loại gốc đường khác nhau nên tên của chúng được gọi theo tên của một loại đường chủ yếu – hợp phần quan trọng nhất của hemixenluloza. Các polysaccarit như: galactan, araban, coxylan, là những hợp chất thường gặp ở thực vật, tham gia cấu tạo nên thành tế bào của các cơ quan

khác nhau như gỗ, rơm, rạ… Trong tự nhiên, coxylan là loại thường gặp nhiều nhất.

Về cấu trúc, so với xenluloza thì hemixenluloza không chặt chẽ bằng. Hemixenluloza dễ bị phân giải bởi dung dịch kiềm hay axit loãng, đôi khi chúng còn bị phân giải trong nước nóng và đặc biệt hemixenluloza dễ dàng bị enzim hemixenlulaza phân giải.

Cơ chế thủy phân Hemixenluloza

Phần lớn các tác giả cho rằng enzym hemixenlulaza cũng có tính chất tương đương với xenlulaza như về cơ chế tác đọng, tính chất cảm ứng. Tuy nhiên các tác giả cũng chỉ ra những điểm khác biệt giữa 2 nhóm enzym này ở chỗ enzyme hemixenlulaza có phân tử lượng nhỏ hơn, cấu trúc đơn giản hơn và kém bền vững hơn xenlulaza. Ngoài ra, trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật các nhà khoa học đã ghi nhận rằng hemixenlulaza thường được tạo thành sớm hơn. Giải thích hiện tượng này có lẽ phải xuất phát từ thực tế là trong cùng một điều kiện thì nguồn cacbon từ hemixenluloza dễ hấp thu hơn, do đó vi sinh vật phải sinh tổng hợp hemixenlulaza trước [3].

Vi sinh vật phân giải Hemixenluloza

Các vi sinh vật phân giải hemixenluloza ít được chú ý đến vì nhiều tác giả cho thấy đa số vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp xylanaza để phân giải xylan. Khả năng này thường được thấy ở vi khuẩn dạ có như: Ruminococcus, Bascillus,

Bacteriodes, Butyvubrio và các loại thuộc khi Clostridium. Nhiều loài nấm sợi cũng

có khả năng tạo xylanaza như: Aspergillus niger, Penicillium janthinnellum,

Trichoderma ressei, Aspergillus oryzae…[3].

Tuy nhiên, nhiều vi sinh vật hiếu khí và yếm khí trong đất có khả năng tổng hợp enzim hemixenluloza với hoạt tính cao hơn xenluloza.

Một phần của tài liệu Điều tra số lượng phế thải đồng ruộng và đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật xử lý rơm rạ tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 25)