Một số định nghĩa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động cơ học tập và ảnh hưởng của nó đối với việc học ngoại ngữ (Trang 77)

• Thuật ngữ học ngôn ngữ thứ hai được hiểu theo định nghiã cùa Dulay et al [ỉ] là chi quá trình học một ngôn ngừ khác sau khi người học đã học được tiếng mẹ đẻ và việc học ấy có thể diền ra cả ở nước ngoài cũng như ở nước bản địa (Tr. 10). Còn thuật ngữ học tiếng Anh như ỉà một ngoại ngữ,

theo Crystal [2] thì việc học này diễn ra ở nhà trường mà ngôn ngừ ấy không đóng vai trò là phương tiện giao tiếp (Tr. 368). Theo những định nghĩa này thì học tiếng Anh tại Viẹt nam có thể coi như là học ngôn ngừ thứ hai hoặc học tiếng Anh như là một ngoại ngừ.

• Thuật ngữ động cơ học ngoại ngữ, theo Brown [3] là "sự nỗ lực, xung lực, càm xúc, hay sự khát khao từ bẻn trong đưa người ta đẻn một hành động nào đó" (Tr. 152). Gardner và Lambert [4] đã chia động cơ học ngoại ngữ ra làm hai loại: động cơ có định hướng hoà nhập và động cơ có định hướng công cụ. Động cơ hoà nhập phàn ánh mong mỏi cá nhân đối với con người và nền văn hoá của ngôn ngữ mình đang học, đồng nhât chính họ và muốn trở thành một phần trong cộng đồng ngôn ngữ ấy. ("reflects a sincere and personal interest in the people and culture represented by the other group" (Tr. 132). Nói cách khác họ học để có được hiểu biết ngôn ngữ và con người nhằm có thể hoà nhập được với cộng đồng nói tiếng ấy. Còn động cơ công cụ phản ánh giá trị thiết thực và lợi thế khi học ngoại ngữ. ("reflects íhe

p ra ctica l value a n d advantages o f learning a new language" (Tr. 132). Khái niệm này có thề được hiểu khi động cơ học ngoại ngừ là nhằm vì mục đích sử

Hội nghị Khoa học Trường ĐKHTN 2008

dụng, ví dụ như có công ăn việc làm, theo đuổi học hành hoặc mong thãng tiến hay kiếm tiền làm giàu.

Một số nhà ngôn ngữ khác phân chia động cơ thành động cơ nội tại và động cơ ngoại tại. Xét về nhiều khía cạnh thì có thể xem động cơ hoà nhập là động cơ nội tại và động cơ công cụ là động cơ ngoại tại. Bài báo không có ý định tìm hiểu sâu hom sự khác biệt của các thuật ngữ ấy, do đó chúng sẽ sử dụng thay thế cho nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động cơ học tập và ảnh hưởng của nó đối với việc học ngoại ngữ (Trang 77)