7. Kết cấu của luận văn
3.3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật hả
hải quan; phòng, chống và xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan
V.I. Lênin sinh thời luôn khẳng định: "Chủ nghĩa xã hội chính là giám sát" [321, tr. 281], và "ai tưởng rằng bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội có thể thực hiện được, mà không cần đến cưỡng bách và chuyên
Formatted: Not Expanded by /
Condensed by
Formatted: Not Expanded by /
Condensed by
Formatted: Not Expanded by /
Condensed by
Formatted: Font: Italic
Formatted: Level 1, Indent: First line:
1,27 cm, No widow/orphan control
Formatted: Font: Italic, Not Expanded
by / Condensed by
Formatted: Font: Italic
Formatted: Indent: First line: 1,27
chính, thì sẽ phạm một điều dại dột lớn nhất và tỏ ra không tưởng một cách hết sức vô lý" [321, tr. 160]. Vì vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng, thực hiện trong thực tiễn đòi hỏi phải tăng cường công tác thanh tra, phòng, chống vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm minh, có hiệu quả mọi vi phạm pháp luật.
Liên quan vấn đề này trong lĩnh vực pháp luật hải quan đòi hỏi:
Thứ nhất: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật trong lĩnh vực hải quan
Làm tốt công tác này sẽ có ý nghĩa về nhiều mặt, như: sẽ sớm phát hiện nhanh chóng những bất cập, kẽ hở, yếu kém của pháp luật trong lĩnh vực hải quan để có biện pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, phát hiện kịp thời hành vi phạm pháp luật của các doanh nhân tham gia hoạt động hải quan, phát hiện "bệnh" quan liêu giấy tờ, tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn, chống hành vi buôn lậu hoặc tiếp tay cho buôn lậu của các bộ, công chức hải quan ở các cấp để áp dụng biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật; kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm PLHQ, phát huy được dân chủ, tạo lòng tin và khuyến khích giám sát thực hiện PLHQ của doanh nhân, công dân, cơ quan nhà nước.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật hải quan hiện nay cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau:
- Trước hết, phải kiện toàn, làm trong sạch, vững mạnh đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, kiểm tra từ Tổng cục Hải quan đến các địa phương; nhận thức, xác định rõ đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, kiểm tra phải là những "tai, mắt" tinh và sáng.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động chấp hành, thực hiện pháp luật, các quy trình nghiệp vụ, chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới trong toàn ngành Hải quan để phát hiện kịp thời những sơ hở, tiêu
Formatted: Not Expanded by /
Condensed by
Formatted: Not Expanded by /
Condensed by
Formatted: Not Expanded by /
Condensed by
cực vi phạm pháp luật, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, lao động, nhưng phải tránh chồng chéo giữa thanh tra, kiểm tra với các hoạt động nghiệp vụ khác.
- Thường xuyên, kịp thời kiểm tra, thanh tra việc ban hành văn bản chỉ đạo nghiệp vụ của các đơn vị tham mưu ở Tổng cục Hải quan và đơn vị địa phương trọng điểm, để phát hiện thiếu sót, sơ hở, tiêu cực ngay từ đây.
- Phải làm tốt, kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật để tăng cường dân chủ, "tai, mắt" giám sát thực hiện pháp luật từ phía các tổ chức, cá nhân, công dân, nhằm kịp thời phát hiện sơ hở, yếu kém, xơ cứng, thiếu khả thi của QLNN, đồng thời, phát hiện tiêu cực, tham nhũng, buôn lậu, gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ, công chức hải quan.
- Kiểm tra, xử lý nghiêm minh, dứt điểm những đơn vị, cá nhân yếu kém, tiêu cực, vi phạm pháp luật đã được chỉ ra, dư luận phản ánh, nhưng dây dưa, chậm sửa chữa, khắc phục để làm trong sạch, vững mạnh lực lượng Hải quan.
Thứ hai: đẩy mạnh hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan
Đẩy mạnh hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm, đòi hỏi ngành Hải quan phải sử dụng nhiều biện pháp, cả biện pháp công khai và bí mật nhằm ngăn ngừa, phát hiện các hành vi đã, đang và chuẩn bị vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan. Tăng cường phòng, chống vi phạm PLHQ không chỉ là nhiệm vụ duy nhất của Hải quan, mà còn là của các ngành, các cấp, các cơ quan liên quan. Mục tiêu của tăng cường phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan là phải tập trung vào hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Biện pháp phòng, chống có ý nghĩa hàng đầu là các cấp, các ngành, phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất
Formatted: Expanded by 0,2 pt
hàng hóa trong nước, nhất là hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân; tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước bằng việc nâng cao chất lượng, làm phong phú về chủng loại, mặt hàng, có giá cả hợp lý, phù hợp thị hiếu, khả năng tiêu dùng của đa số nhân dân; đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp xã hội, xóa đói, giảm nghèo, mở mang dân trí, giải quyết công ăn việc làm ổn định cho cư dân vùng biên giới thông qua các dự án phát triển kinh tế từ ngân sách nhà nước, từ quỹ nguồn thu chống buôn lậu của địa phương. "Phải bằng mọi hình thức làm cho các tầng lớp nhân dân nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của công tác chống buôn lậu-một lĩnh vực liên quan tới nhiều mặt của cuộc sống, để có được sự đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ của toàn dân trong cuộc đấu tranh này" [256, tr. 1-2]. Vai trò quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống vi phạm PLHQ thuộc về UBND các cấp, nhất là cấp huyện, xã, phường biên giới. Vấn đề hiện nay là có quy định cụ thể về trách nhiệm của UBND các cấp trong phối hợp thực hiện đấu tranh phòng, chống buôn lậu. Mặt khác, trong đấu tranh chống vi phạm PLHQ cần chống khuynh hướng kiểm tra, kiểm soát tràn lan, gây khó khăn cho DN, cho việc thông thoáng hàng hóa, tập trung vào những đường dây, ổ nhóm và các cơ sở kinh doanh hàng ngoại nhập lậu lớn, bằng sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trên từng địa bàn, đồng loạt đấu tranh, ngăn chặn cả ở biên giới trên bộ, vùng biển và trong thị trường nội địa trên phạm vi cả nước; phải gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa chống buôn lậu với chống tiêu cực, chống thất thu thuế, tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế về đấu tranh chống buôn lậu, trước hết với các nước láng giềng, với Cơ quan kiểm soát ma túy của Liên hợp quốc, Cảnh sát quốc tế, cơ quan chống gian lận thương mại của Cộng đồng Châu Âu (OLAP).
Thứ ba: Tăng cường xử lý nghiêm minh, có hiệu quả mọi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm PLHQ diễn ra
Formatted: Condensed by 0,1 pt
phổ biến, nghiêm trọng, không có chiều hướng suy giảm là do việc xử lý trong thời gian qua chưa nghiêm minh, có hiệu quả, thậm chí có nhiều cán bộ, công chức hải quan lợi dụng chức vụ quyền hạn để tiếp tay cho gian thương, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Để ngăn chặn tình trạng trên, việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm PLHQ đòi hỏi phải chú trong các vấn đề sau:
- Phải nhận thức rõ mục đích của việc xử lý vi phạm PLHQ là để bảo vệ kỷ cương, phép nước, bảo vệ lợi ích chung, bảo vệ sự tôn nghiêm và công bằng của pháp luật, răn đe, phòng ngừa vi phạm.
- Việc xử lý nghiêm minh nhưng phải chính xác, tùy tính chất, mức độ và hậu quả mà áp dụng các chế tài hành chính hay hình sự; không phân biệt đối tượng vi phạm là cán bộ, công chức hải quan, công chức ngành hữu quan hay là cá nhân, DN, đúng theo quan điểm của Đảng "Mọi vi phạm đều phải được xử lý", "Bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử theo pháp luật, không được giữ lại để xử lý "nội bộ". Không làm theo kiểu phong kiến: dân thì chịu hình pháp, quan xử theo "lễ" [131, tr. 121].
- Kết hợp chặt chẽ việc xử lý với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chống tái vi phạm.