Giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực Hải quan - qua thực tiễn Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 80)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà

nhà nước lĩnh vực hải quan

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm xây dựng, hoàn thiện hệ thống PLHQ, đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng cao. Thực tiễn hiện nay cho thấy,

Formatted: Not Expanded by /

Condensed by

Formatted: Not Expanded by /

Condensed by

Formatted: Level 1, Indent: First line:

1,27 cm, Line spacing: Multiple 1,47 li, No widow/orphan control

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: Indent: First line: 1,27

cm, Line spacing: Multiple 1,47 li, No widow/orphan control

Formatted: Font: Italic

Formatted: Level 1, Indent: First line:

1,27 cm, No widow/orphan control

qua hơn 25 năm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và hơn mười năm thực hiện Luật Hải quan và hệ thống văn bản pháp luật có liên quan khác, phát sinh nhiều bất cập, vừa chưa phù hợp với thực tế, vừa chưa đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước. Điều đó cho thấy, nhiệm vụ tiên quyết, hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả QLNN lĩnh vực hải quan là phải khẩn trương, kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực hải quan. Để tiến hành nhiệm vụ này đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Hải quan; sửa đổi những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật Hải quan với các văn bản pháp luật liên quan. Khi sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan một số nội dung cần quan tâm như sau:

- Quy định cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc quản lý hải quan theo hướng hiện đại, thực hiện thủ tục hải quan điện tử và cơ chế một cửa quốc gia, một cửa Asean;

- Tiếp tục nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nhất là các chuẩn mực quốc tế tại Công ước Kyoto về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan sửa đổi, bổ sung năm 1999. Đảm bảo phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, đồng thời phù hợp với quá trình cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế;

- Sửa đổi, bổ sung các quy định thiếu cụ thể, thiếu thống nhất giữa Luật Hải quan với Luật Quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật sở hữu trí tuệ; Luật Thương mại;

- Sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại nhưng phải đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước. Hoàn thiện và chuẩn hóa quy định Luật Hải quan hiện hành đảm bảo cơ

sở pháp lý để vận hành cơ chế quản lý rủi ro, thủ tục hải quan điện tử;

sửa đổi, bổ sung về địa bàn hoạt động hải quan theo hướng đảm bảo cơ sở

Formatted: Condensed by 0,1 pt Formatted: Indent: First line: 1,27

pháp lý thực hiện hiệu quả các biện pháp thu thập thông tin nghiệp vụ, tuần tra kiểm soát, trinh sát, bắt giữ; ; Cụ thể, sau hơn 10 năm triển khai

thực hiện Luật Hải quan đã phát sinh những bất cập, hạn chế sau: (ý này nên chuyển lên phần 3.2.2. tr.64)

- Một số nội dung chưa được quy định đầy đủ và cụ thể nên chưa có cơ sở để áp dụng hoặc cách hiểu và áp dụng không thống nhất: phân định nghĩa vụ của đại lý trước Nhà nước, quy định về các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, cơ chế phối hợp kiểm tra giữa các Ngành, tiêu chí cụ thể về cơ sở sản xuất để được thực hiện hợp đồng gia công, thủ tục kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan, cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục hải quan điện tử, nguyên tắc phân loại hàng hoá.

- Một số quy định chưa rõ ràng, minh bạch dẫn đến quá trình áp dụng có nhiều cách hiểu khác nhau: giá trị tờ khai hải quan, đối tượng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, chế độ thông quan đối với hàng hoá phải kiểm dịch, kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, hồ sơ chuyển cảng đối với hàng hoá vận chuyển đa phương thức.

- Một số quy định của Luật Hải quan còn thiếu hoặc chưa thống nhất với quy định của các chuẩn mực quốc tế (Công ước Kyoto): giao dịch với cơ quan hải quan thông qua bên thứ ba và đối tượng được hoạt động với tư cách "người khai hải quan”, cơ chế giải phóng hàng trước, chế độ làm thủ tục hải quan ngoài giờ và ngoài trụ sở hải quan (trừ kiểm tra thực tế hàng hoá), quy định về hợp tác với doanh nghiệp, các trường hợp bảo đảm ngoài bảo lãnh, số thuế tối thiểu không thu, chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp.

- Một số nội dung của Luật Hải quan còn thiếu thống nhất với các Luật liên quan hoặc thiếu thống nhất giữa các điều trong Luật Hải quan: thời hạn khai bổ sung, đối tượng miễn kiểm tra, thời hạn kiểm tra sau thông quan, thủ tục hải quan đối với hàng chuyển khẩu, chuyển cảng, trung chuyển, áp dụng

Formatted: Font: 14 pt, Condensed

by 0,1 pt

Formatted: Condensed by 0,1 pt

Formatted: No widow/orphan control

Formatted: Font: 14 pt, Condensed

by 0,1 pt

kiểm soát quyền sở hữu trí tuệ.

- Một số quy định chưa thống nhất giữa Luật - Nghị định - Thông tư: nộp hợp đồng đối với hàng xuất khẩu, các trường hợp nộp tờ khai tạm để thông quan, tiêu chí doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, Chế độ thông quan đối với hàng hoá phải kiểm dịch, kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ ưu đãi đối với hàng hoá trong kho bảo thuế, chế độ cấp phép đối với hàng quá cảnh có lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc đi qua lãnh thổ đất liền, chế độ chuyển cửa khẩu, loại hàng hoá được gửi kho ngoại quan để đưa vào nội địa, việc đăng ký danh mục miễn thuế, quyết toán hàng miễn thuế, kiểm tra cơ sở sản xuất hàng gia công chỉ được đề cập ở Thông tư.

- Một số chuẩn mực quốc tế (Công ước Kyoto) tạo thuận lợi chưa được áp dụng hoặc áp dụng chưa đầy đủ: các nội dung về "bên thứ ba", đối tượng "người khai hải quan", giải phóng hàng trước, độ làm thủ tục hải quan ngoài giờ và ngoài trụ sở hải quan (trừ kiểm tra thực tế hàng hoá), áp dụng đầy đủ các chế độ ưu tiên cho doanh nghiệp, chế độ lưu kho tạm, hợp tác với doanh nghiệp, các trường hợp bảo đảm ngoài bảo lãnh, số thuế tối thiểu không thu.

- Một số quy định về hồ sơ, thủ tục chưa hợp lý, chính sách quản lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp: giá trị của tờ khai hải quan, hợp đồng xuất khẩu đối với các trường hợp không cần thiết cho yêu cầu thu thuế và quản lý hải quan, hồ sơ thanh khoản, khai bổ sung sau khi đã thông quan đối với trường hợp không ảnh hưởng đến thuế và chính sách XNK, trị giá tính thuế đối với trường hợp vận tải đa phương thức, đưa hàng hoá đến địa điểm kiểm tra tập trung, đăng ký danh mục miễn thuế, quyết toán hàng miễn thuế, thanh khoản hàng hoá trong khu phi thuế quan, hạn ưu đãi về thuế đối với hàng hoá trong kho bảo thuế, hạn chế loại hàng được gửi kho ngoại quan.

- Một số quy định chưa đầy đủ hoặc thiếu thống nhất giữa văn bản cấp

Formatted: Font: 14 pt, Condensed

by 0,1 pt

Formatted: Condensed by 0,1 pt

Formatted: Font: 14 pt, Condensed

by 0,1 pt

dưới với văn bản cấp cao hơn, quy định không hợp lý nên hạn chế quyền tự do hoặc chưa thực sự tạo thuận lợi cho hoạt động XNK: chế độ chuyển cửa khẩu đối với hàng hoá, hoạt động đại lý, thủ tục cấp thẻ nhân việc đại lý, các trường hợp nộp tờ khai tạm để thông quan, cơ chế phối hợp kiểm tra giữa các ngành, cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

Vì đã chuyển các ý liên quan đến bất cập của hệ thống pháp luật HQ lên trên (3.2.2) nên ở phần này cần viết theo kiểu: vậy thì cần sửa đổi bổ sung như thế nào để khắc phục các hạn chế đã nêu – ngoài giải pháp chung như ở đoạn dưới, cần cụ thể cho từng vấn đề

- Vì thế, khi nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan cần phải chú ý những nội dung nêu trên. Khi xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hải quan cần phải đúng với các quy định của Luật nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với tình hình thực tế áp dụng, tránh tình trạng Nghị định, Thông tư mới ban hành thì đã không phù hợp, không thể triển khai áp dụng được hoặc triển khai áp dụng nhưng không đạt hiệu quả (trường hợp Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính là một ví dụ điển hình). Do đó, cần phải lấy ý kiến tham khảo của những cán bộ công chức hải quan trực tiếp thực thi Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành trong quá trình sửa đổi, bổ sung một cách nghiêm túc, đầy đủ, chính xác.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực Hải quan - qua thực tiễn Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 80)