Những nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cà chua công nghệ cao tại TP HCM (Trang 31)

Cà chua cũng là một trong những loại cây thực phẩm quan trọng ở nước ta nên đã có khá nhiều công trình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua. Giống cà chua MV1 có nguồn gốc từ Môn-đa-vi do Nguyễn Hồng Minh Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chọn lọc, năng suất trồng trái vụ 33 - 46 tấn/ha, trong điều kiện thâm canh chính vụ có thể đạt 52 - 60 tấn/ha, là giống chịu nhiệt, chịu ẩm, chống chịu tốt với bệnh vi-rút (Nguyễn Hồng Minh, 1999).

Kiều Thị Thư (1998), khi nghiên cứu về các giống cà chua chịu nóng đã đưa ra các giống lai F1 tiềm năng năng suất cao, chịu bảo quản vận chuyển, phù hợp với trồng nhiều vụ trong năm, đặc biệt trồng tốt trong vụ Xuân - Hè, tác giả đã chọn ra được một số giống như HT106, HT7, HT8 (Kiều Thị Thư, 1998). Riêng giống HT7 được công nhận

32

là giống quốc gia năm 2000 (Nguyễn Hồng Minh, 1999). Giống SB2 được Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam chọn từ tổ hợp lai Star x Ba Lan. Cây sinh trưởng hữu hạn, thời gian sinh trưởng 100 - 110 ngày, năng suất vụ Đông - Xuân 35 - 40 tấn/ha. Giống được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống Nhà nước năm 1994 (Trương Đích, 1999).

Giống P375 do Viết Thị Tuất và Nguyễn Thị Quang thuộc Trung tâm Kỹ thuật Rau- Hoa- Quả Hà Nội tạo ra bằng phương pháp chọn cá thể nhiều lần từ giống cà chua Đài Loan. Cây cao 160 - 180m, thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, khối lượng trung bình quả 100 - 110g, năng suất vụ Xuân - Hè 40 - 45 tấn/ha, vụ Đông - Xuân 50 - 65 tấn/ha. Giống cà chua chịu nhiệt VR2 được Vũ Thị Tình chọn lọc từ 17 giống cà chua quả nhỏ thu thập của Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan trong giai đoạn 1990 - 1994. Giống quả màu đỏ đẹp, đều, chắc, chất lượng tốt, năng suất cao ổn định (vụ Xuân - Hè 18 - 23 tấn/ha, vụ Đông - Xuân 30 tấn/ha), là giống chịu nhiệt, chống chịu tốt với bệnh mốc sương và bệnh vi-rút. Giống được phép khu vực hoá tháng 1/1998 (Vũ Thị Tình, 1998).

Theo Nguyễn Văn Dũng, công ty Đất Việt thì giống DV 2062 là giống cà chua lai F1 có nguồn gốc ấn Độ được hãng Seminis nhập nội và công ty Đất Việt độc quyền phân phối. DV 2062 có biên độ thích ứng rộng, chịu nóng tốt, kháng bệnh virut, thích hợp cho ăn tươi và chế biến công nghiệp, cây sinh trưởng bán hữu hạn, thời gian sinh truởng 110 - 130 ngày, quả đạt 90 - 100 g/quả, phẩm chất ngon, năng suất 55 - 60 tấn/ha (Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long). Giống cà chua Lai số 9 có biểu hiện ưu thế lai cao, khả năng sinh trưởng, phát triển ổn định ở các thời vụ trồng, chống chịu với sâu bệnh tốt. Giống được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống tạm thời để mở rộng sản xuất tháng 12/2005 (Dương Kim Thoa, 2007).

Hướng đi mới là chọn giống cà chua có năng suất, chất lượng cao ngoài đồng ruộng để phù hợp với kỹ thuật trồng công nghệ cao không dùng đất bước đầu khá thành công. Qua kết quả nghiên cứu của mình Hồ Hữu An kết luận: đối với giống cà chua bi - giống Rub đạt năng suất cao nhất (vụ Xuân - Hè 11 - 27 tấn/ha, vụ Hè - Đông 39 - 46 tấn/ha) có độ sai quả cao từ 50- 73 quả/cây; đối với giống quả lớn - TN129 có năng suất

33

cao (1,8 - 2,8 kg/cây) cá biệt 4,1 kg/cây; các giống thí nghiệm có thành phần sinh hoá cao, các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm đạt theo tiêu chuẩn của FAO, WHO và tiêu chuẩn Việt Nam.

Hầu hết các nghiên cứu về giống cà chua từ chọn tạo đến thử nghiệm đều được thực hiện trồng trên đất trong điều kiện ngoài trời. Cho tới nay, do rất ít đơn vị tiếp cận công nghệ cao trong sản xuất cà chua nên việc tạo giống cà chua năng suất cao, phù hợp với điều kiện canh tác trong nhà màng, sử dụng hệ thống tưới bón tự động,...rất ít được các tác giả đề cập.

Ở nước ta, công nghệ trồng cây không dùng đất đã được các viện nghiên cứu, trường đại học nghiên cứu. Vụ Xuân - Hè năm 2004, các tác giả Hồ Hữu An, Nguyễn Văn Phúc đã tiến hành những thí nghiệm đầu tiên về các loại giá thể khác nhau (T, TR + D, D, M) ảnh hưởng đến cà chua trồng bằng công nghệ không dùng đất cho thấy các loại giá thể hầu như không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng Cây trồng, thuộc Viện Nông hóa Thổ nhưỡng đã thực hiện đề tài nghiên cứu giá thể cứng thích hợp trồng dưa chuột, cà chua thương phẩm trong nhà plastic theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Các tác giả đã nghiên cứu một số loại giá thể trồng cây, kích cỡ hạt đá bọt núi lửa,...và khuyến cáo công thức sử dụng hỗn hợp đá bọt núi lửa với mụn và xơ dừa cho trồng dưa chuột và cà chua (Cao Kỳ Sơn và ctv, 2007, 2009). Các tác giả Ngô Thị Hạnh, Phạm Mỹ Linh, Trần Khắc Thi, Nguyễn Quốc Vọng (2007) cũng có nghiên cứu lựa chọn giá thể thích hợp trồng cà chua và dưa chuột trong nhà lưới có sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, trong điều kiện khí hậu phía Bắc. Theo đó, các tác giả khuyến cáo sử dụng mụn xơ dừa để làm giá thể. Trong chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Úc, Viện Nghiên cứu Rau quả phối hợp với Viện Nghiên cứu Rau Hoa Quả Gosford thực hiện dự án “Nghiên cứu sản xuất

rau an toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất rau của Việt Nam” giai đoạn 2005-2008.

Kết quả đã đạt được của dự án đã xác định được giá thể mụn xơ dừa của công ty Cầu Vồng thích hợp cho trồng cà chua, dưa chuột trong hệ thống tưới nhỏ giọt.

34

Viện di truyền Nông nghiệp đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng bọt núi

lửa ở Đắc Nông làm giá thể vườn ươm và sản xuất rau sạch chất lượng cao”. Thí

nghiệm được triển khai tại vườn ươm của Công ty lâm nghiệp Gia Nghĩa (thị xã Gia Nghĩa, Đắc Nông). Giá thể bọt núi lửa sau khi được nghiền nhỏ, phối trộn với một số hữu cơ hỗn hợp khác như vỏ cà phê, xơ dừa, mùn cưa sẽ giúp tăng độ ẩm, rất phù hợp cho trồng các loại rau.

Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996) nghiên cứu một số dung dịch dinh dưỡng trồng cải xanh và cà chua bằng kỹ thuật thuỷ canh cho thấy cả 7 dung dịch dinh dưỡng tự pha chế đều cho năng suất cải xanh thấp hơn dung dịch nhập từ Đài Loan, nhưng 4 trong 7 dung dịch dinh dưỡng tự pha chế đó có năng suất cà chua cao hơn. Đặc biệt dung dịch Knop có bổ sung vi lượng và chelate sắt cho năng suất cà chua đạt 5,67 kg/m2

vượt 82,37% so với dung dịch dinh dưỡng nhập từ Đài Loan.

Vũ Quang Sáng (2000) nghiên cứu cải tiến dung dịch của FAO, Knop bằng cách bổ sung vi lượng đối với cà chua trồng thuỷ canh cho thấy có thể chủ động pha chế dung dịch trồng cà chua mà không cần điều chỉnh pH mà chỉ cần bổ sung dung dịch dinh dưỡng khi cây ra hoa. Năng suất, chất lượng quả cà chua khi trồng trong 2 loại dung dịch này tốt, giá thành sản xuất hạ hơn so với sử dụng dung dịch của AVRDC.

Tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao đã triển khai các đề tài cấp cơ sở về kỹ thuật trồng cà chua. Nghiên cứu so sánh 6 giống cà chua vô hạn và 4 giống cà chua cherry nhập nội trong nhà màng với đối chứng là giống cà chua Hồng châu (sinh trưởng hữu hạn), thực hiện trong niên vụ 2009 - 2010, kết quả chưa tìm được giống thích hợp. Nghiên cứu về giá thể và chế độ tưới nước cho cà chua (giống Hồng châu) trồng ngoài đồng (2010), cho kết quả bước đầu: nghiệm thức có sự kết hợp giữa chế độ tưới 1 (tuần 1: 200ml/cây/ngày, tuần 2 – 4: tăng dần đến 800ml/cây/ngày, tuần 5 đến cuối vụ: 1,5 – 2,0l/cây/ngày) với tỷ lệ phối trộn giá thể 3 (70% xơ dừa + 30% phân compost) cho kết quả cao hơn so với các nghiệm thức khác (giá thể 100% mụn dừa và có tỷ lệ mụn dừa 80%, 60%, 50%) về các chỉ tiêu: thời gian sinh trưởng từ lúc trồng đến lúc tận thu, chất lượng quả, các yếu tố cấu thành năng suất, tiềm năng

35

năng suất cũng như năng suất thực thu. Đây là những kết quả nghiên cứu bước đầu, cần tiếp tục để có số liệu chính xác qua các mùa vụ khác nhau.

Tuy nhiên, cho đến nay việc trồng cà chua ở những vùng nóng như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ, đặc biệt là trong điều kiện nhà màng, rất ít được đề cập đến. Vì vậy, việc nghiên cứu so sánh giống để tìm ra giống cà chua thích hợp cho điều kiện trồng trong nhà màng theo hướng công nghệ cao đối với khu vực thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết.

Những nghiên cứu về công thức dinh dưỡng cho cà chua trồng trên giá thể cũng như liều lượng dung dịch tưới cho đến nay còn rất ít được các tác giả trong nước đề cập đến.

Nhìn chung, những nghiên cứu trồng cà chua trong nhà màng, với những giống phù hợp, giá thể trồng và dinh dưỡng sử dụng theo hệ thống tưới nhỏ giọt đang còn ít được đề cập nhiều trong điều kiện khí hậu nóng của khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cà chua công nghệ cao là cần thiết. Đề tài nhằm mở ra hướng sản xuất cà chua sạch, một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, làm đa dạng hóa nông sản cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh và cả khu vực miền Đông Nam bộ.

36

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cà chua công nghệ cao tại TP HCM (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)