0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Một số kinh nghiệm giải quyết các khiếu kiện hành chính

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 40 -40 )

thế giới.

Xuất phát từ yêu cầu khách quan của hoạt động quản lý nhà nước và việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực hành chính, hầu hết các nước trên thế giới và khu vực đều coi trọng nghiên cứu và xây dựng hệ thống tài phán hành chính trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tuỳ thuộc vào truyền thống pháp lý, trình độ dân trí, tình hình kinh tế - xã hội, mỗi nước có một giải pháp khác nhau về tổ chức hệ thống tài phán hành chính, nhưng về cơ bản, có mấy loại hình sau:

1.7.1. Tổ chức theo chế độ lưỡng hệ tài phán (tài phán tư pháp và tài phán hành chính), hai hệ thống tài phán độc lập với nhau. Tài phán tư pháp xét xử những việc về hình sự, dân sự... được điều chỉnh bằng luật tư. Tài phán hành chính xét xử những khiếu kiện hành chính được điều chỉnh bằng luật công. Ở những nước theo cách tổ chức này, Toà án hành chính chia làm 2 loại:

Cơ quan tài phán hành chính cấp cao có 2 chức năng: tư vấn pháp lý và xét xử hành chính, đó là Hội đồng Nhà nước. Loại này điển hình là Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ai Cập, Bỉ, Thái Lan...Tổ chức tài phán hành chính chỉ thực hiện chức năng xét xử hành chính. Loại này có các nước như Cộng hoà liên bang Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Côxtarica...

1.7.2.Tổ chức theo chế độ nhất hệ tài phán (Angglo-sacxon), mô hình này chia làm hai loại:

- Toà án tư pháp có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính. Loại này điển hình là các nước Anh, Aixơlen, Nauy, Síp, Irắc, Itxraen...

- Toà án hành chính là phân toà trong Toà án tư pháp (giải pháp hỗn hợp - mixte). Loại này có các nước như: Trung Quốc, Inđônêxia, Bênanh, Công gô...

Sau đây là mô hình tổ chức tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới.

Toà án hành chính ở Cộng hoà liên bang Đức.

Toà án hành chính ở Cộng hoà liên bang Đức được thiết lập thành một hệ thống độc lập với Toà án tư pháp.

Về thẩm quyền, các Toà án hành chính của Đức chỉ giải quyết các khiếu nại thuộc về luật công mà không có liên quan đến các quy định của Hiến pháp và không được đạo luật của liên bang giao cho các Toà án khác.

Về trình tự, thủ tục tố tụng: khi nhận thấy quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính là trái pháp luật, thì trước hết công dân phải khiếu nại với cơ quan hành chính đã ra quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đã xâm hại đến quyền lợi của mình. Nếu vẫn không thấy thoả đáng thì công dân tiếp tục khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên. Nếu không đồng ý với

cách giải quyết của cơ quan này thì tiếp tục khởi kiện đến Toà án hành chính sơ thẩm. Phán quyết của Toà án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo lên cấp phúc thẩm, và tiếp tục là có thể kháng cáo lên Toà án hành chính Tối cao. Nếu công dân vẫn không đồng ý với phán quyết của Toà án hành chính Tối cao thì được quyền khiếu kiện lên Toà án Hiến pháp. Toà án này có quyền xét xử chung thẩm tất cả các vụ án hành chính đã được giải quyết ở các Toà án.

Khi nhận đơn khiếu nại, Toà án thông báo cho bên bị khiếu nại đến Toà án để cung cấp tài liệu, chứng cứ giải trình về nội dung bị khiếu nại. Các bên được quyền tranh tụng, việc tranh tụng bằng lời nói thường chỉ tiến hành ở Toà án sơ thẩm, còn ở Toà án cấp phúc thẩm và Toà án tối cao thì chủ yếu tố tụng bằng văn bản. Trước khi đưa ra phán quyết có cả hai bên đương sự.

Việc xét xử của Toà án sơ thẩm có sự tham gia của hội thẩm. Hội đồng xét xử của Toà án sơ thẩm có ba Thẩm phán và hai Hội thẩm. Hội đồng xét xử của Toà phúc thẩm có ba Thẩm phán, của Toà án tối cao có năm Thẩm phán.

Toà án hành chính Cộng hoà Pháp.

Thời kỳ đầu, Toà án hành chính Pháp cũng tuân theo chế độ “ Nhà quản lý - Thẩm phán” trong giải quyết án hành chính. Các tranh chấp xuất hiện trong quản lý hành chính được giải quyết bởi những người vừa là Thẩm phán, vừa là một bên đương sự. Và điều này bị coi là rất bất công. Sau đó, cùng với Hiến pháp của Pháp thì xuất hiện bên trong quyền hành pháp sự phân biệt dần giữa chức năng quản lý và chức năng xét xử: ở trung ương thì Tham chính việc cố vấn cho Nguyên thủ quốc gia, đề nghị với Nguyên thủ Quốc gia giải pháp đúng đắn về mặt pháp lý cho những vụ được trình lên Nguyên thủ trước khi ra quyết định. ở cấp địa phương có “Hội đồng hàng tỉnh” là tiền thân của Toà án hành chính tỉnh, cũng có vai trò như vậy bên

cạnh tỉnh trưởng đối với một số tranh chấp (chủ yếu là bồi thường thiệt hại do các công trình công cộng gây ra). Từ năm 1872, Luật Pháp giao cho Tham chính viện nhiệm vụ xét xử trực tiếp “nhân danh nhân dân Pháp” và quyết định rằng Tham chính viện là Toà án thông thường xét xử các vụ kiện hành chính. Toà án hành chính về mặt thiết chế vẫn gắn với quyền hành pháp nhưng độc lập đối với hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước. Và các Thẩm phán Toà hành chính nói riêng và Thẩm phán Toà án Pháp nói chung có một đảm bảo vô cùng quan trọng để thực hiện quyền xét xử của mình, đó là quyền hạn “không thể bãi miễn” đối với nghề nghiệp Thẩm phán của họ.

Hệ thống tổ chức Toà án hành chính ở Pháp là một hệ thống độc lập với Toà án tư pháp, với Chính phủ Pháp và các quyền lực chính trị cho nên trình tự, thủ tục tố tụng hành chính của Pháp lại có những đặc thù nhất định.

Các Toà hành chính của Pháp có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính có liên quan đến luật công. Cụ thể là:

- Khiếu kiện yêu cầu huỷ bỏ quyết định hành chính. Các khiếu kiện này chỉ được Toà án thụ lý khi có đầy đủ các điều kiện sau:

+ Quyết định hành chính phải là các văn bản pháp lý địa phương do cơ quan hành chính đưa ra;

+ Chưa hết thời hạn khiếu kiện theo quy định của pháp luật

+ Đơn khiếu kiện phải có đầy đủ nội dung và trong đó phải nêu rõ lý do và yêu cầu của người khởi kiện.

Khi xét xử các khiếu kiện loại này thì Toà án hành chính có quyền ra một trong các quyết định:

+ Chấp nhận đơn kiện, huỷ toàn bộ quyết định hành chính bị khiếu kiện;

+ Chấp nhận một phần đơn kiện, huỷ bỏ một phần quyết định hành chính bị khiếu kiện;

+ Bác đơn kiện, giữ nguyên quyết định hành chính bị kiện.

- Khiếu kiện đòi bồi thường, đồng thời khiếu kiện yêu cầu huỷ bỏ quyết định hành chính, nguyên đơn còn chứng minh được rằng do quyết định hành chính đó trái pháp luật nên đã gây thiệt hại cho họ và yêu cầu đòi bồi thường. Về nguyên tắc chung là trách nhiệm phải bồi thường là của phía cơ quan hành chính khi nguyên đơn chứng minh được cơ quan hành chính có lỗi.

Toà án hành chính nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Toà án hành chính Trung Quốc không tổ chức thành hệ thống độc lập mà thành lập theo Toà án các cấp bao gồm: Toà án cơ sở ( với số lượng 8057) được tổ chức ở cấp huyện, Toà án trung cấp (363) được tổ chức ở tỉnh, Toà án cao cấp (30) được tổ chức ở vùng.

Ở Trung ương có Toà án tối cao.

Sự phân định thẩm quyền sơ thẩm căn cứ vào tính chất quan trọng của vụ việc. Tuy nhiên hầu hết các vụ việc được xét xử sơ thẩm tại toà án cơ sở và Toà án trung cấp.

- Toà án hành chính có thẩm quyền xét xử các việc do công dân, pháp nhân hoặc tổ chức khác khởi kiện khi không đồng ý với những hành vi hành chính cụ thể sau:

+ Không đồng ý với việc xử phạt hành chính như: bắt giữ, mức phạt, thu giấy chứng nhận cho phép kinh doanh, giấy chứng nhận nghề nghiệp, buộc ngừng sản xuất, tịch thu tài sản;

+ Không đồng ý biện pháp cưỡng chế hành chính như: áp giải, quản thúc, hạn chế tự do thân thể hoặc được quyền niêm phong tài sản;

+ Cho rằng quyền tự do kinh doanh bị các cơ quan hành chính xâm phạm;

+ Cho rằng đã phù hợp các điều kiện pháp luật quy định trong việc đề nghị các cơ quan hành chính cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận, nhưng các cơ quan hành chính từ chối;

+ Đề nghị các cơ quan hành chính thực hiện chức trách do pháp luật quy định về việc bảo vệ quyền con người, quyền tài sản, nhưng các cơ quan hành chính không thực hiện hoặc không trả lời;

+ Cho rằng các cơ quan hành chính không trợ cấp tiền theo pháp luật quy định;

+ Cho rằng cơ quan hành chính vi phạm pháp luật về thi hành nghĩa vụ; + Cho rằng các cơ quan hành chính xâm phạm quyền tài sản, các quyền cá nhân khác;

Ngoài ra, pháp luật có thể quy định những loại việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án hành chính.

- Những việc Toà án hành chính không giải quyết.

+ Những hành vi mang tính quốc gia, quốc phòng, ngoại giao;

+ Những văn bản pháp quy quy định hành vi hành chính hoặc những quyết định ban hành có phạm vi hiêụ lực rộng lớn mang tính chất bắt buộc chung do cơ quan hành chính quy định;

+ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm của các cơ quan hành chính đối với cán bộ, nhân viên trong cơ quan hành chính;

+ Những hành vi hành chính cụ thể do cơ quan hành chính quyết định lần cuối cùng do pháp luật quy định;

Toà án có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại hành chính là Toà án nơi bị đơn cư trú. Trường hợp đối tượng khiếu nại là bất động sản thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Năm 1982, pháp luật Trung Quốc quy định cho phép Toà án nhân dân có quyền xét xử các tranh chấp hành chính theo thủ tục tố tụng dân sự. Toà án xét xử theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, Hội đồng xét xử với những người liên quan khác trong quá trình tố tụng phải tuân theo nguyên tắc hồi tỵ, cáo tỵ. Các đương sự có quyền bào chữa, có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của mình. Đến năm 1990 Luật tố tụng hành chính được ban hành và áp dụng.

Toà án hành chính xem xét và có quyền đưa ra các phán quyết sau: - Giữ nguyên quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính;

- Bỏ đi từng phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính cụ thể;

Toà án hành chính Trung Quốc được áp dụng các biện pháp sau:

+ Phạt tiền, buộc bồi thường và báo cho ngân hàng rút tiền từ tài khoản của cơ quan hành chính;

+ Nếu quá thời gian quy định mà cơ quan hành chính không thi hành, mỗi ngày quá hạn xử phạt từ 50 - 100 nhân dân tệ;

+ Đưa kiến nghị tư pháp cho cơ quan hành chính quản lý cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền giám sát, cơ quan quản lý nhân sự. Cơ quan ngày, khi nhận được kiến nghị, phải căn cứ vào những quy định của pháp luật để xử lý và phải báo cáo việc xử lý do Toà án có thẩm quyền biết;

+ Trường hợp do việc không thi hành quyết định hoặc bản án của Toà án dẫn đến phạm tội thì có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ

trương cơ quan quản lý trực tiếp và nhân viên có trách nhiệm trực tiếp thi hành;

- Một vài nhận xét qua kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hành chính của các nƣớc.

Những nước theo chế độ nhất hệ tài phán, tổ chức cơ quan xét xử hành chính gọn nhẹ, đơn giản, việc giải thích và áp dụng pháp luật dễ dàng được thống nhất không phát sinh vấn đề về tranh chấp thẩm quyền giữa các Toà án với nhau. Tuy nhiên, hoạt động xét xử các vụ kiện về hành chính nhiều khi gặp khó khăn vì đối tượng xét xử các vụ kiện loại này đa dạng và phức tạp. Toà án không dễ dàng đánh giá được tính hợp pháp của một quyết định, một hành vi hành chính, đôi khi Toà án gặp khó khăn trong việc thu thập chứng cứ từ cơ quan hành chính. Với nguyên tắc của chế độ phân quyền, Toà án chỉ có thể yêu cầu chứ không thể ra quyết định hành chính thay thế cơ quan hành chính. Vì vậy việc thi hành phán quyết hành chính của Toà án nhiều khi còn gặp khó khăn.

Những nước theo chế độ lưỡng hệ tài phán, các Toà án hành chính được tổ chức riêng, Thẩm phán chuyên xét xử các vụ kiện trong lĩnh vực hành chính nên họ có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu về luật hành chính và khoa học quản lý, nên rất có lợi cho việc thực hiện chức năng xét xử của họ. Điều này rõ nét hơn khi các cơ quan tài phán hành chính có thêm chức năng tham vấn pháp lý( cộng hoà Pháp). Toà án hành chính tổ chức theo mô hình này có quan hệ khá mật thiết với cơ quan hành chính và ít nhiều với quyền lực của Thủ tướng chính phủ- người đứng đầu hệ hống hành pháp. Vì vậy, việc thi hành phán quyết của Toà án hành chính có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, tổ chức xét xử hành chính theo mô hình lưỡng hệ tài phán khá phức tạp và cồng kềnh. Việc có mặt hai hệ thống cơ quan tài phán làm phát sinh các tranh chấp về thẩm quyền. Sự đùn đẩy giữa hai ngành xét xử làm chậm trễ quá trình giải

quyết vụ việc và điều đó gây thiệt hại cho công dân. Sự tồn tại của hai Toà án tối cao (về hành chính và tư pháp) cũng dẫn đến nguy cơ do có sự áp dụng và giải thích khác nhau giữa 2 ngành Toà án cùng về một vấn đề pháp luật.

Nghiên cứu cách thức tổ chức và hoạt động của Toà án hành chính ở 2 hệ thống pháp luật khác nhau ở một số nước điển hình trên thế giới, chúng tôi thấy bên cạnh những đặc thù riêng, những Toà án hành chính trên đều có những điểm chung trong quá trình hình thành cần phải được nêu ra. Bao gồm:

1. Để tổ chức việc kiểm tra dưới hình thức xét xử hoạt của các cơ quan hành chính nhà nước, trước hết người ta lập ra Toà án hành chính ở cấp Trung ương. Chính cơ quan này trong quá trình hoạt động của mình đã tổng kết những án lệ đề ra thể thức tố tụng trước cơ quan tài phán hành chính và từ đó dần dần hình thành các Toà án hành chính cấp dưới.

2. Mặc dù có hệ thống cơ quan tài phán hành chính riêng chuyên xét xử các tranh chấp hành chính, nhưng đa số các nước, thể thức khiếu nại hành chính theo trình tự thứ bậc vẫn được giữ lại, công dân có quyền lựa chọn. Điều này tạo ra khả năng cho cơ quan hành chính có thể tự kiểm tra và sửa chữa những sai sót trong quá trình hoạt động của mình, đồng thời ở chừng mực nào đó, các tranh chấp có thể sớm được giải quyết mà không cần đến việc tố tụng trước cơ quan tài phán hành chính.

3. Do các tranh chấp hành chính rất đa dạng và số lượng nhiều, nên các nước có xu hướng lập ra các Toà án hành chính chuyên trách nhất là ở các lĩnh vực thuế, bảo hiểm, xã hội.

4. Xuất phát từ tính đặc thù của tài phán hành chính, bên bị kiện luôn là cơ quan hành chính nhà nước nên các nguyên tắc tố tụng hành chính có nhiều điểm khác biệt so với tố tụng dân sự. Nguyên tắc tố tụng hành chính phải nhằm đảm bảo thúc đẩy nhanh chóng quá trình giải quyết vụ kiện hành chính hoàn chỉnh, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhưng đồng

thời cũng không làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vốn đòi hỏi tính nhanh

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 40 -40 )

×