2. Trâu, bò cày kéo Con 1095 0,81 1246 0,91 1311 0,95 216 1,
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG HÀNG NĂM CỦA XÃ NGỌC SƠN TRONG THỜI GIAN QUA.
HÀNG NĂM CỦA XÃ NGỌC SƠN TRONG THỜI GIAN QUA.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁT THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG HÀNG NĂM Ở XÃ NGỌC SƠN.
3.1 Quan điểm, phương hướng, mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã Ngọc Sơn.
3.1.1. Quan điểm chung
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã Ngọc Sơn tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông – lâm – thủy sản. Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt một mặt phải kế thừa những thành tựu đã đạt được đồng thời phải thực sự đổi mới theo hướng tiến bộ hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn, sản xuất nông nghiệp bền vững hơn, môi trường sinh thái tiến bộ hơn.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là tạo được nhiều nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao, cung cấp được nguyên liệu cho công nghiệp, tạo tiền đề đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn phải chú trọng đến mặt xã hội, đó là bố trí lại lực lượng lao động, dân cư và phát triển ngành nghề nông thôn. Khuyến khích người dân làm giàu, xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, tạo lập công bằng xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ quan điểm chung đó, việc xác định phương hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải có những giải pháp và bước đi cụ thể, thích hợp cho từng loại cây trồng, từng tiểu vùng khác nhau.
3.1.2. Phương hướng và mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã Ngọc Sơn. 3.1.2.1. phương hướng
Những căn cứ để xác định phương hướng và giải pháp chuyển đổi
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của để chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt thành những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, tập trung đầu tư thâm canh để tăng giá trị sản lượng.
Căn cứ vào những thành tựu khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp cà kinh tế nghiệm thực tiễn phát triển sản xuất nghành trồng trọt của xã và huyện. Trong những năm qua nhờ những thành tựu khoa học – công nghệ mà nhiều giống cây trồng cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi tạo nên sự nhìn nhận mới trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngành trồng trọt.
Căn cứ vào chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ tự chủ trên mảnh đất của mình, tạo nên tính năng động và khơi dậy sự thông minh, sáng tạo của nông dân trong việc làm ăn. Vì vậy, cần có những giải pháp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh tế hộ gia đình.
Căn cứ vào sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến và nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm trồng trọt.
Căn cứ vào kết quả và hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng, của các công thức luân canh. Trên cơ sở đó nâng cao giá trị sản lượng và thu nhập của nông hộ.
Phương hướng
Chuyển đổi theo hướng phát triển một ngành nông nghiệp toàn diện, đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỉ suất hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất tập trung, tăng nhanh giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích canh tác.
Tập trung chuyển đổi ngành trồng trọt từ thế độc canh, tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa teo hướng thị trường. Chỉ trên cơ sở phát triển sản xuất hàng hóa mới kích thích và thúc đẩy và sự phát triền mạnh mẽ lực lượng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Kinh tế hàng hóa phát triển sẽ thúc đẩy quá
trình xã hội hóa nhanh chóng, làm cho chuyên môn hóa sâu sắc, hợp tác hóa chặt chẽ, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, từng bước chuyển nền sản xuất nhở lạc hậu sang nền sản xuất lớn hiện đại. Đó là điều kiện để nâng cao mức sống dân cư nông thôn, mở rộng thị trường, sản xuất nhiều nông sản có chất lượng cao, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, từng bước xây dựng nông thôn mới ngày càng hiện đại.
Giải quyết nhu cầu lương thực thực phẩm cho nhân dân, sản phẩm phục vụ tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải khai thác hợp lý tài nguyên đất đai, đặc biệt là nguồn tài nguyên đất chưa sử dụng.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải theo hướng công nghiệp hóa, thâm canh tăng năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm để tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Đồng thời thực hiện phân công lại lực lượng lao động nông thôn.
Ngọc Sơn
3.1.2.2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Nghệ An lần thứ XV đã chỉ rõ: “ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trộng tâm là công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn” ( 16). Như vậy chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một nội dung quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Từng bước giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân, đảm bảo công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo khu vực nông thôn, xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm phát huy lợi thế của vùng, đạt hiệu quả kinh tế cao và xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững.
Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, giảm dần tỉ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, từng bước xóa bỏ nền nông nghiệp tự cung tự cấp
Mục tiêu cụ thể
Căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế - xã hội của xã Ngọc Sơn
3.2. Dự kiến cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây trồng và công thức luôn canh của xã Ngọc Sơn
3.2.1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo công thức luôn canh
Mục tiêu của chuyển đổi cơ cấu cây trồng là đảm bảo tăng nhanh giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác đồng thời phải chú trọng phát triển các loại cây lương thực để đảm bảo nhu cầu cơ bản của xã hội và giữ vững môi trường sinh thái. Để đạt được mục tiêu đó phải tập trung đầu tư và có các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng lợi thế của vùng.
Qua khảo sát thực tế và kết quả phân tích cho thấy, mặc dù Ngọc Sơn có những khó khăn nhất định về điều kiện tự nhiên những vẫn có khả năng trồng nhiều loại cây khác nhau, nếu kết hợp tốt các biện pháp luân canh, xen canh, rải vụ cây trồng không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần cải tạo đất, giữ cân bằng môi trường sinh thái, sản xuất nông nghiệp bền vững. Cơ cấu của Ngọc Sơn có thể chuyển đổi theo hướng sau:
Bảng 10. Dự kiến bố trí công thức luôn canh cơ cấu cây trồng mới của xã Ngọc Sơn .
Công thức luân canh GO IC VA
Công thức luân canh hiện nay 1. Lúa ĐX – Lúa HT
2. Lúa ĐX – Lúa HT – Ngô Đông 3. Lúa + cá – Lúa cá
4. Lúa ĐX – Đậu – Khoai lang 5. Lạc xuân – Đậu – Ngô 6. Chuyên Rau
7. Lạc – sắn
8. Lúa ĐX – Lúa HT
9. Lúa ĐX – Lúa HT – Ngô đông + Rau 10.Lúa + cá – Lúa + cá – Cá vụ 3
11.chuyên rau
12. Lạc + Ngô – Đậu - Rau
Với phương châm sản xuất lương thực của vùng không chỉ giải quyết nhu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm mà còn để bán, tiêu thụ ở các xã, huyện khác. Do vậy sản phẩm thu được phải đảm bảo tăng cả về số lượng và chất lượng.
Khi khuyến khích bà con nông dân trong vùng thực hiện các công thức luôn canh trên, chúng tôi đã căn cứ trên yêu cầu có tính nguyên tắc chung của sản xuất nông nghiệp đó là sản xuất chuyên môn hóa kết hợp với phát triển tổng hợp, tạo hệ thống cây trồng có khả năng hỗ trợ nhau phát triển, đồng thời trên cơ sở nghiên cứu nắm vững hệ sinh thái cả về lịch sử và hiệu quả kinh tế cây trồng của từng tiểu vùng, sử dụng triệt để và có hiệu quả tiềm năng đất đai bằng cách thực hiện các công thức có tính khoa học về luân canh, xen canh, gối vụ trên đồng ruộng kết hợp với thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Hạn chế tính thời vụ, sử dụng tốt lao động, sức kéo và các tư liệu sản xuất khác.
Trên đây là một số công thức luân canh chủ yếu mà chúng tôi đưa ra, trong thực tế sản xuất còn nhiều mô hình khác với các cây trồng như đậu tương hè, vừng hè, bầu bí các loại. Một cơ cấu cây trồng đa dạng sẽ làm hạn chế bớt mặt trái của nền kinh tế thị trường và tăng thu nhập cho người sản xuất.
3.3. Các biện pháp thực hiện
Cần tăng cường vai trò quản lý bộ máy nhà nước trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Thực tiễn cho thấy, để chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách đồng bộ nhất quán, trong điều kiện ruộng đất được giao khoán lâu dài cho nông dân, sản xuất theo cơ chế thị trường thì việc tổ chức, điều hành chỉ đạo sản xuất của các ngành chuyên môn, của các cấp quản lý vĩ mô rất quan trọng. Thực tế trong điều kiện địa phương, việc triển khai từ xã đến hộ gia đình, công tác chỉ đạo trực tiếp đến các hộ còn nhiều bất cập và lúng túng. Trong khi đó, vai trò của các hợp tác xã, vai trò của các doanh nghiệp kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp còn mờ nhạt, chưa phát huy hết năng lực của mình. Các nông hộ sản xuất nông nghiệp chậm đổi mới, chưa khẳng định được vai trò chủ động phát triển sản xuất của mình mà còn trông chờ ỷ lại vào Nhà nước.
Vì vậy, hệ thống tổ chức sản xuất nông nghiệp cần phải được đổi mới, thông suốt từ cấp quản lý vĩ mô, từ sở NN & PTNN, UBNN huyện đến các cấp xã, các tổ chức sản xuất và các hộ gia đình. Đổi mới quan hệ, phối hợp thực hiện giữa các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng, doanh nghiệp, trung tâm khuyến nông và các tổ chức dịch vụ. Mối quan hệ cung ứng đầu vào và giải quyết đầu ra giữa các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến với các nông hộ và chủ trang trại. Sở NN & PTNN, UBNN huyện, trung tâm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật tiến hành tổ chức chỉ đạo, định hướng sản xuất cho các hộ nông dân. Các tổ chức tài chính tín dụng, ngân hàng, doanh nghiệp và các hộ sản xuất cần kí hợp đồng kinh tế về việc bao tiêu sản phẩm đầu ra và cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất. Chỉ có như vậy mới tạo ra sự gắn kết giữa người sản xuất và cơ sở chế biến, vừa đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu, vừa tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa tương đối ổn định.
Tất cả những mối quan hệ đó đều nhằm mục tiêu của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng là nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng đáp ứng mục tiêu chung của ngành, đồng thời là mục tiêu của từng nông hộ, từng tổ chức và doanh nghiệp, mỗi đơn vị hay tổ chức cá nhân lấy giá trị kinh tế để đánh
giá mối quan hệ đó. Ngoài ra, đối với các nông hộ là đơn vị tự chủ chưa thể giải quyết được rủi ro lớn trong ngành nông nghiệp như thiên tai, hạn hán, lũ lụt thường xuyên đe dọa việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất cần có sự giúp đỡ của nhà nước mới tạo điều kiện để họ quan tâm sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo thu nhập cao đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương. Đây được coi là chủ trương chính sách của Nhà nước nhằm tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn.
Đối với chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo mô hình kinh tế hộ gia đình và các thành phần kinh tế tự chủ trong sản xuất, vai trò của bốn nhà ( nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông) tham gia vào các khâu như: lai tạo giống, hướng dẫn quy trình sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ là rất quan trọng. Các tổ chức đó sẽ đảm bảo việc cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cho các nông hộ. Sự liên kết giữa bốn nhà sẽ làm cho những chính sách của nhà nước phát huy hiệu quả tốt hơn. Hơn thế nữa, việc gắn quyền lợi giữa người sản xuất và doanh nghiệp sẽ tạo ra sự năng nổ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hình thức tổ chức theo mô hình các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo cung cách cũ không còn phù hợp, được thay thế bằng các hình thức mới năng động, sáng tạo hơn, thích ứng với cơ chế quản lý mới. Nhiều hình thức hợp tác mới được hình thành như: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tổ hợp tác... và các hình thức bảo hiểm sản xuất được khuyến khích phát triển và ra đời theo nguyên tắc tự nguyện và quyền lợi của từng xã viên, quản lý dân chủ không làm mất đi vai trò tự chủ doanh nghiệp của các nông hộ. Mỗi hộ nông dân, mỗi người sản xuất có thề tham gia vào nhiều tổ chức khác nhau, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, quan hệ giữa các tổ chức bình đẳng, cùng có lợi, thỏa thuận trên cơ sở các hợp đồng kinh tế. Các hình thức tổ chức đa dạng và hiệu quả sẽ khơi dậy
các thành phần kinh tế chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, tác động tích cực trở lại để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhanh hơn.
3.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách kinh tế
3.2.2.1. Rà soát, điều chính quy hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm phát triển nông nghiệp từ nay đến 2010 theo hướng ưu tiên pháp triển nông nghiệp hàng hóa gắn với thị trường và công nghệp chế biến.
Để công tác quy hoạch lập kế hoạch thực tế hơn và có tính khả thi cao cần tiếp tục đánh giá lại tiềm năng, lợi thế của vùng, nhất là những vùng kinh tế trọng điểm của huyện. Trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế, xây dựng các chương trình dự án phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong đó phải thực hiện tốt các chương trình sau:
- Chương trình đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để phát triển nông nghiệp toàn diện và ổn định xã hội. Để đảm bảo đủ lương thực trong mọi tình huống cần tập trung thâm canh cây lúa, cây ngô, đưa giống mới năng suất cao vào gieo trồng trên ruộng đất đại trà, giữ diện tích lúa ổn định ở mức 591ha.
- Chương trình mở rộng và nâng cao chất lượng cây công nghiệp rau quả đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu. Để đảm bảo chất lượng nông sản cần nâng cao chất lượng giống, nâng cao kỹ thuật sản xuất cho các công hộ trong quá trình sản xuất.
3.2.2.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản
Thực tế cho thấy để phát triển một nền sản xuất hàng hóa, thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng, một khi thị trường bị thu hẹp hoặc sản xuất không gắn với thị trường thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng khó thực hiện được. Trên thực tế hàng hóa nông sản cung chưa vượt cầu nhưng tiêu thụ vẫn gặp nhiều khó