HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng hàng năm ở xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (Trang 33)

2. Trâu, bò cày kéo Con 1095 0,81 1246 0,91 1311 0,95 216 1,

2.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG

CÂY TRỒNG

Kết quả sản xuất của cây trồng thường được đánh giá các chỉ tiêu chủ yếu là năng suất, sản lượng cây trồng. Ở mỗi địa phương trong điều kiện sản xuất khác nhau thì các chỉ tiêu về kết quả sản xuất cũng khác nhau. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng không chỉ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu diện tịch, sản lượng mà cần phải xem xét đến hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng và hiệu quả sử dụng đất đai. Thực trạng sản xuất nông nghiệp nói chung và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói riêng trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nông dân và xuất khẩu.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chúng tôi đánh giá hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chủ yếu, diễn biến năng suất của cây trồng và hiệu quả của một số công thức luân canh.

2.2.1. Chuyển đổi cơ cấu trồng trọt và năng suất một số loại cây trồng

Năng suất cây trồng là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của trồng trọt, qua bảng số liệu sau chúng ta sẽ thấy rõ sự biến động của một số cây trồng (xem bảng 7)

BẢNG 7: NĂNG SUẤT MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA XÃ NGỌC SƠN GIAI ĐOẠN 2006-2008

Loại cây 2006 2007 2008 So sánh

07/06 08/07

1. Lúa Đông Xuân 53.1 64.5 65 11.4 0.5

3. Lạc 20 22.6 34 2.6 11.4 4. Sắn 40.4 42.6 35.2 2.2 -7.4 5. Khoai Lang 58 58.7 59 0.7 0.3 6. Ngô 52.4 57.6 60.2 5.2 2.6 7.Đậu Đỗ 11.15 12.7 12 1.55 -0.7 8. Rau 84.3 85.5 90.6 1.2 5.1

Nhìn chung năng suất của các loại cây trồng đều tăng và đạt mức khá cao. Riêng vụ lúa ĐX là vụ lúa chính của xã, năng suất đã đạt đến 65 ta/ha (năm 2008). So xã đã cơ cấu được các loại giống lúa mới như giống lúa Tạp Giao, Khang Dân..cho giá trị kinh tế rất cao. Vụ ĐX này thời tiết rất thuận lợi cho lúa phát triển nên bà con nông dân đã thu hoạch mùa lúa này rất bội thu. Lúa HT theo từng năm cũng cho năng suất cao và tăng lên theo hàng năm nhưng so với vụ ĐX lại thấp hơn là do vụ này hạn hán thường xuyên, tưới tiêu không kịp thời vụ nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa, cho năng suất thấp hơn.

Riêng các cây trồng đất màu thì ngô và lạc là 2 loại cây trồng cho năng suất cao nhất. Lạc năm 2008 đã đạt 34 tạ/ha tăng 11,4 tạ/ ha so với năm 2007(22.6 tạ/ha). Lạc là loại cây trồng có chi phí đầu tư rất ít, do vậy tính về giá trị kinh tế thì cây lạc là cây cho giá trị kinh tế cao. Ngô năm 2008 lên đến 60,2 tạ/ha các loại giống ngô lai đã được cơ cấu ở xã. Cây ngô không còn là nhưng cây cao bằng người mà là cao to, một cây không chỉ là một bắp mà là 2 bắp, thậm chí là ba bắp.

Trong các loại cây trồng chính ở đây thì sắn và đậu là 2 loại cây cho năng suất thấp nhất, sắn năm 2008 cho 35,2 tạ/ha, đậu năm 2008 cho 12 tạ/ha. Có thể những vùng đất này không phù hợp cho 2 loại cây trồng này. Do vậy những năm gần đây những vùng trồng đậu được cơ cấu lại trồng ngô. Rau cũng là loại cây trồng cho năng suất cao, từ năm 2007-2008 năng suất rau đã tăng lên 1,2 ta/ha. Hiện nay có các giống rau cải trồng lên chỉ cần 1 lá đã bằng 1 cây rau trước đây.

Tóm lại, qua số liệu thu thập được ở trên. Năng suất các loại cây trồng nhìn chung tăng lên theo hàng năm, đặc biệt là cây ngô- cây công nghiệp ngắn ngày và cây thực phẩm. Một cơ cấu cây trồng hợp lý là cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Chính vì vậy, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là góp phần làm tăng giá trị tăng thêm. Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cải thiện đời sống cho người dân

BẢNG 8: HIỆU QUẢ MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA XÃ NGỌC SƠN

Loại cây trồng GO IC VA VA/IC VA/GO

1. Lúa Đông Xuân 22750 10070 12680 1.25 0.55

2. Lúa Hè Thu 20055 12000 8055 0.67 0.40 3. Lạc 37400 12500 24900 1.99 0.66 4. Sắn 2288 1153 1135 0.98 0.49 5. Khoai Lang 5900 2200 3700 1.68 0.62 6. Ngô 27090 7030 20060 2.85 0.74 7.Đậu Đỗ 1320 800 520 0.65 0.39 8. Rau 13590 900 12690 14.1 0.93

BẢNG 9: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC LUÂN CANH NĂM 2008

Công thức luân canh

1.Lúa ĐX- Lúa HT 42805 22070 20735 0.93 0.48

2. Lúa ĐX- Lúa HT- Ngô Đông 69895 29100 40795 1.40 0.58

3. Lúa ĐX+cá- lúa HT+cá 55000 25000 30000 1.2 0.54

4.Lúa ĐX- Đậu- Khoai Đông 29970 13070 16900 1.29 0.56

5.Lạc Xuân- Đậu Hè- Ngô Đông 65810 20330 45480 2.23 0.69

6. Chuyên rau 40770 2700 38070 14.1 0.93

7. Lạc Xuân – sắn 39688 13653 26035 1.90 0.65

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng hàng năm ở xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (Trang 33)

w