2. Trâu, bò cày kéo Con 1095 0,81 1246 0,91 1311 0,95 216 1,
THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒNG HÀNG NĂM CỦA XÃ NGỌC SƠN 2.1 THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒNG HÀNG NĂM CỦA XÃ NGỌC SƠN
2.1 THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒNG HÀNG NĂM CỦA XÃ NGỌC SƠN
2.1.1. Cơ cấu đất canh tác hàng năm của xã Ngọc Sơn
Để có thể đưa ra cơ cấu cây trồng hợp lý, sát với điều kiện thực tế của địa phương, việc xem xét cơ cấu đất canh tác là công việc rất quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở quỹ đất canh tác hàng năm hiện có của địa phương các cơ quan, ban ngành cũng như người sản xuất sẽ hình thành và thực hiện được những hình thức luân canh thích hợp với điều kiện đất đai ở đó.
Để thấy rõ quỹ đất canh tác hàng năm của xã Ngọc Sơn trong thời gian qua, chúng ta xem xét bảng sau:
BẢNG 4: CƠ CẤU ĐẤT CANH TÁC HÀNG NĂM CỦA XÃ NGỌC SƠN GIAI ĐOẠN 2006-2008 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 DT % DT % DT % +/- % +/- % 1053 100 1085.3 100 1089 100 32.3 -0.02 3.7 -0.00 365 34.33 360.5 33.21 340.5 31.26 -4.5 -1.12 -20 -1.94 260.1 24.46 273.2 25.17 285.5 26.21 13.1 0.70 12.3 1.04 96.7 9.09 93.5 8.61 85.5 7.85 -3.2 -0.48 -8 -0.76 70.5 6.63 82.3 7.58 97 8.90 11.8 0.95 14.7 1.32 260.7 24,75 275.8 25.41 280.5 25.75 15.1 0,66 4.7 0.34
Theo bảng số liệu thống kê năm 2008, tổng diện tích đất canh tác 2008 là 1089 tăng 3,7 ha so với năm 2007(1085,3 ha). Đặc biệt năm 2007 diện tích đất canh tác tăng lên 32,2 ha so với năm 2006(1053ha). Nguyên nhân của sự tăng lên là do Ngọc Sơn có một bãi bồi trên sông Lam rộng lớn, hàng năm lũ lụt bãi lại được bồi thêm một diện tích lớn, tạo nguồn đất màu rất tốt cho người dân canh tác. Một phần đất nữa là đất khai hoang của những hộ nông dân nhận diện tích đồi từ chính sách “ giao đất, giao rừng cho từng hộ nông dân”. Từ những vùng đất hoang, đồi trọc trước kia là bãi thả Trâu, Bò thì bây giờ đã trở thành vùng
đất canh tác rất tốt cho hộ, tạo nguồn thu nhập lớn, tăng gia sản xuất có hộ được giao rừng.
Trong tổng diện tích đất canh tác có diện tích đất 2 lúa chiếm tỉ trọng cao nhất, năm 2006 là 365 ha tương ứng với 34,33 % tổng diện tích đất canh tác. Nhưng đất 2 lúa có tình trạng giảm dần năm 2006 là 354 ha ( chiếm 34,33 % tổng diện tích đất canh tác) nhưng đến năm 2007 đã giảm xuống còn 360,5 ha ( chiếm 33, 21 % tổng diện tích đất canh tác) tức là giảm 4,5 ha và cho đến năm 2008 đã giảm đi 20 ha so với năm 2007. Tình trạng giảm này được giải thích là do kế hoạch chuyển đất 2 vụ lúa sang 2 lúa – 1 màu, thuộc kế hoạch phát triển Ngô đông trên đất 2 lúa của xã phát động. Với chủ trương này đất 2 lúa – 1 màu tăng lên đáng kế qua từng năm. Năm 2006 có 260,1 ha (chiếm 24,46% tổng diện tích đất canh tác) đến năm 2007 là 273,2 ha (chiếm 25,17 % tổng diện tích đất canh tác), vậy đã tăng lên 13,1 ha trong 1 năm. Đến năm 2008 đã tăng lên 12,3 ha ( t ừ 273,2 ha của năm 2007 tăng lên 285,5 ha năm 2008).
Trong sự suy giảm của đất 2 lúa còn có nguyên nhân nữa là những vùng đất sâu, trũng ven làng trồng lúa cho năng suất thấp thường bị các vật nuôi phá hoại. Xã đã được sự đồng ý của huyện cho phép chuyển sang mô hình đào ao thả cá hoặc mô hình lúa + cá kết hợp. Mô hình này tuy đưa vào ứng dụng chưa lâu nhưng đem lại hiệu quả thu hút được các hộ nông dân. Năm 2006 mô hình lúa – cá được áp dụng trên 70,5 ha chiếm 6.63 % tồng diện tích đất canh tác, cho đến năm 2008 đã lên đến 97 ha chiếm 8.90% tổng diện tích đất canh tác, vậy đến năm 2008 đã tăng lên 14,7 ha so với năm 2007.
Trong các loại đất thì đất chuyên màu đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong tổng diện tích đất canh tác, đất chuyên màu chiếm tỉ lệ khá lớn đứng thứ 2 sau đât 2 lúa. Trong năm 2006 đất chuyên màu là 260,7 ha chiếm 25,46 % tổng diện tích đất canh tác. Cho đến năm 2008 diện tích đất chuyên màu lên đến 280,5 ha chiếm 25,75 % tổng diện tích đất canh tác, so với năm 2007 thì năm 2008 thì diện tích đất chuyên màu đã tăng lên 4,7 ha. Sự gia tăng này là do đất
trồng 1 vụ lúa 2 vụ màu sang đất chuyên màu. Nhưng hiện nay người dân đã nhận thức được trồng màu đem lại hiệu quả cao nên tập quán canh tác và nhận thức sản xuất nông nghiệp của người dân đã có nhiều thay đổi đáng kể.
Tóm lại, nhìn chung diện tích đất canh tác của xã đã tăng lên theo từng năm, tạo điều kiện tốt cho bà con nông dân có thêm đất canh tác để nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống từ đất trồng lúa chỉ có 2 vụ, bà con đã được bộ khuyến nông cơ cấu lại thêm vụ 3 tận dụng hết mức khả năng sử dụng đất, không để đất trồng lãng phí. Sự chuyển đổi đó cho thấy rằng hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã và đang được chú trọng và quan tâm trên toàn xã, sự thành công của nó đang góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
2.1.2. Cơ cấu công thức luân canh chính của xã Ngọc Sơn
Trên cơ sở diện tích đất canh tác đã có, làm thế nào để nâng cao hiệu quả sự dụng đất, đem lại hiệu quả kinh tế cao là một bài toán không dễ gì đối với người sản xuất. Việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý không chỉ phụ thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố về kinh tế, xã hội khác như: trình độ dân trí, tập quán sản xuất, cơ sở vật chất. Để thấy rõ thực trạng cơ cấu cây trồng. Chúng tôi nêu ra một số công thức luân canh chính của xã Ngọc Sơn ( xem bảng 5).
BẢNG 5: THỰC TRẠNG CƠ CẤU DIỆN TÍCH CANH TÁC CÂY TRỒNG THEO MỘT SỐ CÔNG THỨC LUÂN CANH
ĐVT: ha Cơ cấu cây
trồng 2006 2007 2008 So sánh 2007/2006 2008/2007 365 360.5 340.5 -4.5 -20 260.1 273.2 285.5 13.1 12.3 96.7 93.5 85.5 -3.2 -8 70.5 82.3 97 11.8 14.7
208 210.3 208.2 2.3 -2.1
62.7 65.5 72.3 2.8 6.8
Bảng 5 chính là công thức luân canh chính mà người nông dân đang áp dụng. Trong đó công thức 1 ( lúa ĐX – lúa HT) chiếm diện tích lớn nhất nhưng có tình trạng giảm xuống. Năm 2006 công thức 1 là 365 ha nhưng đến năm 2007 chỉ còn 360,5 ha. Như vậy từ năm 2006 đến năm 2007 đã giảm xuống 4,5 ha, đặc biệt đến 2008 giảm mạnh đến 20 ha nhưng theo chủ tịch xã Ngọc Sơn thì xu hướng giảm này không còn nữa và dần dần đi vào ổn định lại. Vì diện tích đất 2 lúa vẫn là diện tích mà bà con nông dân chủ trọng nhất, Ngọc Sơn cây lúa vẫn là cây chủ lực không thể thay thế mà chỉ có thể cơ cấu lại cho phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết. Sự suy giảm này được giải thích là nguồn đất 2 lúa này một phần được chuyển thành đất 2 lúa – 1 màu, chủ yếu là phát triển Ngô. Sự thay đổi này không những khắc phục được tình trạng bỏ hoang, lãng phí đất mà còn đem lại sản phẩm phục vụ cho chăn nuôi và bán sản phẩm ra thị trường, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. So vậy công thức 2, lúa ĐX – lúa HT – ngô Đ lại tăng lên rõ rệt từ năm 2006 đến năm 2007 đã tăng lên 13,1 ha, năm 2007 đến năm 2008 tăng 12,3 ha.
Về mô hình lúa – cá đã thu hút bà con nông dân do đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng mấy năm gần đây diện tích mô hình lúa – cá đã giảm do giá cả thị trường đã có xu hướng giảm, bà con không có thị trường tiêu thụ cá.
Trong 6 công thức luân canh thì công thức 4 lúa ĐX – đậu – khoai/ ngô, đặc biệt là cây ngô được người dân ủng hộ, diện tích canh tác đã tăng lên rõ rệt năm 2007 là 823 ha đến năm 2008 đã lên đến 97 ha tăng 14,7 ha. Công thức này được xem là công thức đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Giá ngô năm 2008 có khi đã lên đến 4,8 nghìn/1 kg, cùng với giống ngô lai đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân đã tăng cường trồng ngô để tăng gia sản xuất. Công thức 5( lạc X- sắn) có xu hướng giảm diện tích, năm 2007- 2008 đã giảm 2,1 ha chủ
yếu là giảm diện tích trồng sắn. Năm 2008 giá sắn đã giảm mạnh có gia đình trồng sắn không nhập được ra thị trường buộc phải tự chế biến, phơi khô. Nhưng nếu sắn để lại là tự dùng trong gia đình thì không có giá trị kinh tế do vậy bà con nông dân đã giảm diện tích này. Diện tích rau có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, năm 2007 – 2008 tăng 6,8 ha do nhu cầu rau sạch ngày càng tăng, các hộ nông dân đã tăng cường trồng rau, thị trường tiêu thụ và các xã lân cận. Trồng rau thực tế chỉ tốn công lao động còn về đầu tư thì rất ít. Người dân chỉ cần bỏ thời gian tưới tiêu đầy đủ thì rau có đã cho năng suất cao mà thời gian sinh trưởng lại rất nhanh, dễ cho lợi nhuận.
Như vậy, qua bảng 5 chúng ta thấy được cơ cấu cây trồng và công thức luân canh của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, song chưa phải là tối ưu. ở một số vùng của xã chưa thực sự khai thác hết tiềm năng đất đai vốn có. Nguồn nước tưới tiêu chưa thực sự chủ động cho bà con nông dân yêm tâm sản xuất. Mặt khác thị trường tiêu thụ nông sản luôn biến động gây nhiều bất lợi cho người sản xuất. Do vậy việc bố trí mùa vụ, bố trí cây trồng hợp lý cho từng tiểu vùng là đòi hỏi cần thiết và chính đáng của người nông dân đối với các cấp, ngành và các trung tâm khuyến nông của huyện.
2.1.3. Cơ cấu diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính
BẢNG 6: CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA XÃ GIAI ĐOẠN 2006-2008
Cây trồng 2006 2007 2008 2008/2006
DT(ha) % DT(ha) % DT(ha) % +/- %
Tổng DT gieo trồng 1469,47 100 2176,2 100 2198,8 100 729,33 33,16 1. Lúa 524,4 35,68 544,6 25,02 591 26,87 66,6 11,26 1.1.Lúa ĐX 359 68.45 360,6 66,21 360 60,91 1 0,27 1.2. Lúa HT 115,4 22 184 33,78 231 39,08 115,6 50,04 2. Lạc 101,46 6,87 678 31,15 620 28,19 518,54 83,63
3. Sắn 30 2,04 60 2,75 20 0,90 -10 -50
4. Khoai lang 61 4,15 50,4 2,31 71,3 3,24 10,3 14,44
5. Ngô 213,61 14,53 229,5 10,54 225,7 10,26 12,09 5,35
6. Đậu 44,6 3,03 43,8 2,01 45,2 2,05 0,6 1,32
7. Rau 20 1,36 25,3 1,16 24,6 1,11 4,6 18,69