Tiếptục kiện toàn tổ chức đồng thời có chƣơng trình và kế hoạch đổi mới hoạt động của Hội đồng dân tộc [2-2.1, tr 10]

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động Hội đồng dân tộc của Quốc Hội (Trang 72)

Để tiếp tục kiện toàn tổ chức của Hội đồng dân tộc, cần thực hiện những giải pháp dƣới đây:

- Tiếp tục hoàn thiện thành phần đại biểu của Hội đồng dân tộc, tiến tới 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ đất nước đều có đại diện trong Hội đồng dân tộc. Tỷ lệ đại diện giữa các dân tộc phải ngang nhau và do chính các dân tộc đó bầu ra. Thành phần đại biểu đại diện cho các dân tộc trong Hội đồng dân tộc nên bao gồm tất cả các dân tộc có đại biểu trong Quốc hội.

Các số liệu về hiện trạng thành phần đại biểu của Hội đồng dân tộc trong các nhiệm kỳ hoạt động cho thấy nhiều dân tộc sinh sống trên lãnh thổ nƣớc ta chƣa có đại diện trong Hội đồng dân tộc và tỷ lệ đại diện giữa các dân tộc không đều nhau (Xem chi tiết 1.2: Hội đồng dân tộc của Quốc hội - một hình thức tổ chức và hoạt động quan trọng của bộ máy Nhà nước trong lĩnh vực dân tộc, phần: Tổ chức của Hội đồng dân tộc, tr. 31-34). Xuất

phát từ quan điểm bình đẳng dân tộc, thì dân tộc nào cũng vậy, dù lớn hay nhỏ, đều có quyền cử đại diện của mình vào Quốc hội. Nhƣng cách tổ chức bầu cử hiện nay chỉ theo nguyên tắc khu vực địa lý - hành chính, chƣa thể bảo đảm điều đó. Thành viên Hội đồng dân tộc của Quốc hội đƣợc cử ra trong số đại biểu Quốc hội nên không có đủ thành phần dân tộc hiện có ở nƣớc ta (Điều 6, Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc). Hội đồng dân tộc của Quốc hội, theo nguyên tắc bình đẳng dân tộc và để giúp Quốc hội thể hiện ý chí và nguyện vọng của các dân tộc cấu thành quốc gia trong các đạo luật, các quyết định quan trọng của đất nƣớc, cần có đủ đại diện của cả 54 dân tộc trong bộ máy của Hội đồng dân tộc. Muốn vậy, khi bầu cử Quốc hội, nên bầu riêng thành viên của Hội đồng dân tộc. Bầu không theo nguyên tắc địa lý - hành chính, mà theo từng dân tộc, không phân biệt địa vực cƣ trú. Nếu sau khi bầu cử xong, thấy có dân tộc nào chƣa trúng đại biểu

thì hoặc là tổ chức bầu cử lại hoặc Quốc hội có thể dùng biện pháp đặc biệt nhƣ: sử dụng quyền chỉ định bổ sung cho đủ số, làm sao cho mỗi dân tộc có một đại biểu vào Quốc hội và do đó có một đại biểu vào Hội đồng dân tộc. Ngoài ra một số dân tộc ít ngƣời khác có thể có thêm một số đại biểu là ngƣời dân tộc mình, tuỳ theo dân số và sự tín nhiệm của cử tri khi bầu theo khu vực địa lý - hành chính. Giải quyết vấn đề này sẽ khắc phục

đƣợc tình trạng không hợp lý hiện nay là có dân tộc không uỷ nhiệm cho ai, nhƣng lại có dân tộc có số dân đông hơn, đại diện cho dân tộc mình trong Quốc hội.

- Tăng cường tiểu ban giúp việc Hội đồng dân tộc.

Hội đồng dân tộc thành lập các tiểu ban để nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng. Do tính chất phức tạp, đa ngành, đa lĩnh vực của vấn đề dân tộc, nội dung và đối tƣợng điều chỉnh trong hoạt động của Hội đồng dân tộc là rất lớn, vì vậy, 3 lĩnh vực chuyên môn của 3 tiểu ban giúp việc hiện hành chƣa đủ đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho Hội đồng dân tộc. Chí ít, số lƣợng các tiểu ban giúp việc của Hội đồng dân tộc cũng phải bằng số lƣợng các Uỷ ban của Quốc hội hiện nay và cũng chịu trách nhiệm giúp Hội đồng dân tộc về những lĩnh vực tƣơng tự nhƣ của các Uỷ ban của Quốc hội.

- Cần xây dựng quy chế hoạt động của bộ phận Thường trực Hội đồng dân

tộc và tăng cường cán bộ để Thường trực Hội đồng dân tộc có khả năng

thực hiện tốt nhiệm vụ giúp Hội đồng bảo đảm sự hoạt động thƣờng xuyên giữa 2 kỳ họp, đặc biệt trong điều kiện phần lớn đại biểu của Hội đồng dân tộc hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

bộ hoạt động chuyên trách của Hội đồng dân tộc trong nhiệm kỳ khoá XI là 14 trong tổng số 39 đại biểu thành viên, nhƣng việc tiếp tục tăng số lƣợng đại biểu hoạt động chuyên trách lên 25% theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội ngày 25/12/2001 là cấp thiết.

- Xây dựng chủ trương huy động các chuyên gia đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm về các lĩnh vực thuộc phạm vi quyền hạn của Hội đồng dân tộc, tham gia vào các hoạt động của Hội đồng.

Huy động các chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực thuộc nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc tham gia các hoạt động của Hội đồng dân tộc sẽ giúp cho cán bộ của Hội đồng dân tộc học tập, trao đổi kinh nghiệm và qua đó nâng cao kiến thức và năng lực thực hiện các nhiệm vụ theo luật định của Hội đồng dân tộc.

3.2.2.2. Về hoạt động

- Xây dựng và ban hành Luật Giám sát

Việc xây dựng một đạo luật hoàn chỉnh về hoạt động giám sát của Quốc hội là rất cần thiết nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu bức xúc của tình hình hiện nay, tạo ra một nhận thức thống nhất trong bộ máy nhà nƣớc và trong xã hội về hoạt động giám sát của Quốc hội, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát, góp phần giúp Hội đồng dân tộc hoàn thành tốt nhiệm vụ giám sát của mình.

Trong đạo luật về giám sát cần quy định rõ thẩm quyền, phạm vi, đối tƣợng, trình tự, thủ tục, cơ chế giám sát và thẩm quyền giám sát của Hội đồng dân tộc, các cơ quan khác của Quốc hội.

- Tăng cường năng lực hoạt động của từng thành viên và các cơ quan giúp việc Hội đồng dân tộc

Cán bộ là khâu then chốt để tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đặt ra. Vì vậy, việc tăng cƣờng năng lực thực hiện công việc của từng đại biểu thành viên Hội đồng dân tộc và các tiểu ban giúp việc cho Hội đồng là việc làm cần thiết.

Để giúp Hội đồng dân tộc thực hiện có hiệu quả cao các nhiệm vụ theo luật định của mình, cần thực hiện những việc sau:

* Xây dựng tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng dân tộc

Các kỹ năng và yêu cầu cần thiết để Hội đồng dân tộc thực hiện tốt các nhiệm vụ theo luật định phải đƣợc thể hiện trong tiêu chuẩn đại biểu thành viên Hội đồng dân tộc. Việc xây dựng tiêu chuẩn đại biểu thành viên giúp Hội đồng dân tộc có cơ sở tuyển chọn các cán bộ có đủ phẩm chất cần thiết để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc. Ví dụ: cán bộ Hội đồng dân tộc phải hiểu biết về đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số và vùng miền núi trên cơ sở bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ, giúp nhau cùng phát triển theo tinh thần của Nghị quyết ĐạI hội Đảng lần thứ IX; có phẩm chất đạo đức: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tƣ, tất cả vì sự nghiệp của đồng bào các dân tộc và miền núi; Hiểu biết về nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trách; hiểu biết các chính sách dân tộc cụ thể đối với địa bàn phụ trách; hiểu biết về cách ứng xử, phong tục, tập quán, văn hoá và tiếng nói của ngƣời dân tộc; có sức khoẻ, nhiệt tình và lòng kiên trì công tác.

* Xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá chất lƣợng thực hiện công việc của cán bộ Hội đồng dân tộc

Mục đích của cơ chế này là dựa trên tiêu chuẩn cán bộ Hội đồng dân tộc và các tiêu chí thành công trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng

độ thƣởng, phạt nghiêm minh với những cán bộ thực hiện tốt và thực hiện chƣa tốt các nhiệm vụ đƣợc giao, tạo nên môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong công việc.

* Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lƣợng công việc của cán bộ và các tiểu ban giúp việc Hội đồng dân tộc

Việc xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ thành công trong việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao của cán bộ Hội đồng dân tộc là cơ sở có hiệu quả để xác định chất lƣợng cán bộ, chất lƣợng công việc đƣợc thực hiện, qua đó có những biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo chất lƣợng hoạt động của Hội đồng dân tộc nói chung. Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ thành công kết quả thực hiện công việc của cán bộ HĐDT là biện pháp có hiệu quả cao trong việc đánh giá năng lực hoạt động thực tế của HĐDT.

* Xây dựng các kỹ năng làm việc cho cán bộ của HĐDT

Xây dựng và nâng cao kỹ năng thẩm tra các dự án luật, dự án pháp lệnh ... cho các thành viên của Hội đồng dân tộc.

Công tác thẩm tra là một khâu bắt buộc và rất quan trọng trong quy trình xây dựng pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh sẽ giúp Quốc hội, UBTVQH có cơ sở pháp lý và thực tiễn đƣợc kiểm định để xem xét một cách toàn diện về các dự án, thảo luận và quyết định việc thông qua. Trong điều kiện phần lớn đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách, trong khi nhu cầu khách quan đòi hỏi cần ban hành ngày càng nhiều luật, pháp lệnh trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với yếu cầu chất lƣợng và tính khả thi cao, trong khi đó thời gian cho mỗi kỳ họp của Quốc hội chỉ có hạn, thì việc nâng cao chất lƣợng thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của Hội đồng dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần bảo đảm tiến độ, thời gian xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh của Quốc hội, cũng nhƣ chất lƣợng của các văn bản này.

Đối với một báo cáo thẩm tra, cần đƣợc quy định cụ thể về hình thức thể hiện, những nội dung cơ bản và đặc biệt là trách nhiệm, những quan điểm của cơ quan thẩm tra đối với những vấn đề đƣợc đặt ra, giải quyết trong báo cáo thẩm tra về dự án luật, pháp lệnh. Kinh nghiệm cho thấy, với những báo cáo thẩm tra có chất lƣợng tốt, các quan điểm, lập luận có tính thuyết phục rõ ràng, sẽ là một trong những căn cứ rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thảo luận, xem xét thông qua dự án luật, pháp lệnh, giúp cho từng đại biểu Quốc hội, Quốc hội, UBTVQH những cơ sở lý luận và thực tiễn đã đƣợc kiểm định, tổng kết, bảo đảm tính chuẩn xác của các thông tin đƣợc đƣa ra, đồng thời qua nghiên cứu các lập luận, quan điểm về những vấn đề mà báo cáo thẩm tra nêu ra, các đại biểu Quốc hội có thêm những căn cứ để tỏ thái độ của mình về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và do đó bảo đảm tiết kiệm đƣợc thời gian vật chất trong việc xem xét để quyết định thông qua dự án luật, pháp lệnh.

Tổ chức các cuộc trao đổi kinh nghiệm về thẩm định dự án giữa cán bộ Hội đồng dân tộc và các chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc. Tổ chức các khoá đào tạo cần thiết nâng cao kỹ năng thẩm định của cán bộ thành viên.

Xây dựng và nâng cao kỹ năng giám sát

Giám sát là một trong những nội dung quan trọng trong nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. HĐDT là một trong những cơ quan giúp Quốc hội thực hiện chức năng này. Vì vậy, việc tăng cƣờng năng lực giám sát của HĐDT là phù hợp và cần thiết.

Cần tổ chức các khoá đào tạo về nghiệp vụ giám sát, các cuộc trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện giám sát các hoạt động liên quan đến vấn đề

có kinh nghiệm về giám sát trong và ngoài nƣớc trao đổi, qua đó nâng cao kỹ năng giám sát của Hội đồng dân tộc.

Xây dựng và nâng cao kỹ năng lập pháp

Để có một đạo luật tốt, ngoài những kiến thức uyên bác về các lĩnh vực mà các đạo luật đó điều chỉnh, kiến thức về luật là một yêu cầu không thể thiếu. Một đạo luật có chất lƣợng tốt không chỉ có nội dung tốt, mà cần có hình thức thể hiện tốt. Đó chính là vai trò của kỹ thuật lập pháp mà cán bộ và các tiểu ban giúp việc của Hội đồng dân tộc cần có nhằm giúp Quốc hội đảm bảo thực hiện tốt chức năng lập pháp của mình. Thực tế cho thấy, trong các kỳ họp Quốc hội mất rất nhiều thời gian vào việc sửa câu chữ của các dự án luật, pháp lệnh trình, ảnh hƣởng nhiều đến thảo luận về chất lƣợng nội dung, tính khả thi, tính phù hợp, tính đồng bộ thống nhất của các dự án luật và pháp lệnh. Bắt đầu từ nhiệm kỳ khoá IX (1992-1997), Hội đồng dân tộc đƣợc phân công soạn thảo Luật Dân tộc. Vì vậy, kỹ năng lập pháp tốt phải là một đòi hỏi không thể thiếu đối với cán bộ của Hội đồng dân tộc.

Xây dựng và nâng cao kỹ năng tổ chức:

Công tác tổ chức có ảnh hƣởng quan trọng đến chất lƣợng thực hiện các nhiệm vụ giám sát, thẩm tra. Vì vậy, nâng cao kỹ năng tổ chức cho cán bộ Hội đồng dân tộc là rất cần thiết.

Xây dựng và nâng cao kỹ năng viết báo cáo, thuyết trình:

Kỹ năng viết báo cáo, thuyết trình của cán bộ Hội đồng dân tộc là rất cần thiết nhằm truyền đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, có trọng tâm những kiến nghị sau giám sát và các ý kiến thẩm định cũng nhƣ các hoạt động do Hội đồng dân tộc thực hiện. Kỹ năng viết báo cáo tốt giúp cho Quốc hội hiểu

đƣợc một cách tốt hơn những thành tích cũng nhƣ các khó khăn của Hội đồng dân tộc, qua đó có những biện pháp giúp đỡ kịp thời.

Nâng cao kiến thức về các dân tộc thiểu số và các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc:

Sự hiểu biết về các dân tộc thiểu số và sự thấm nhuần sâu sắc các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc là cơ sở quan trọng để các cán bộ Hội đồng dân tộc vận dụng một cách đúng đắn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình. Để làm đƣợc điều đó, cần tăng cƣờng đầu tƣ cho các hoạt động nghiên cứu, khảo sát tại các vùng dân tộc thiểu số và tổ chức các khoá học tập, nghiên cứu các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc.

- Cần tăng cường đầu tư ngân sách cho hoạt động của Hội đồng dân tộc.

Các hoạt động nhƣ: giám sát các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đào tạo cán bộ, hiện đại hoá phƣơng tiện làm việc, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến dân tộc .. . đòi hỏi một khối lƣợng ngân sách lớn. Vì vậy, cần tăng cƣờng bổ xung ngân sách hoạt động cho Hội đồng dân tộc.

- Cần hiện đại hoá Hội đồng dân tộc

Máy tính hoá, hiện đại hoá phƣơng tiện làm việc, áp dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Hội đồng dân tộc là điều kiện quan trọng giúp Hội đồng dân tộc thực hiện tốt, nhanh và có hiệu quả các nhiệm vụ của mình. Công nghệ thông tin giữ vai trò quan trọng, không những, trong quá trình xây dựng và thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, trong quá trình xử lý các số liệu giám sát, thẩm tra, mà còn giúp nhân dân hiểu đƣợc tốt hơn các hoạt động của Hội đồng dân tộc.

- Cần có những quy định và các biện pháp cụ thể đòi hỏi các cơ quan và các địa phương được giám sát phải nghiêm túc đáp ứng các kiến nghị sau mỗi đợi giám sát của HĐDT.

Các cơ quan và các địa phƣơng đƣợc giám sát phải nghiêm túc báo cáo cho HĐDT về tiến trình tiếp thu, xử lý, khắc phục những thiếu sót do HĐDT

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động Hội đồng dân tộc của Quốc Hội (Trang 72)