SỰ CẦN THIẾT TIẾPTỤC ĐỔI MỚ

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động Hội đồng dân tộc của Quốc Hội (Trang 68)

3.1.1. Về nhận thức

Nhận thức chƣa đúng mức về vai trò của Hội đồng dân tộc trong Quốc hội của một số các cơ quan nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng, kể cả của Quốc hội, đã và đang ảnh hƣởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc, thể hiện qua việc:

- Nhiều kiến nghị sau giám sát của Hội đồng dân tộc liên quan đến vấn đề dân tộc và miền núi chƣa đƣợc các cơ quan hữu quan, thậm chí cả một số cơ quan trung ƣơng ở trung ƣơng, xử lý một cách nghiêm túc, kể cả cơ quan hành chính cao nhất ... [3-3.4,tr. 12];

- Theo quy định, trƣớc khi ban hành các quyết định liên quan đến vấn đề dân tộc, Chính phủ cần tham khảo ý kiến của Hội đồng dân tộc [12-12.1], nhƣng đến nay, phần lớn các văn bản của Chính phủ ban hành liên quan đến dân tộc và miền núi chƣa tham khảo ý kiến của Hội đồng dân tộc. Nhiều kiến nghị của HĐDTchƣa đƣợc trả lời hoặc trả lời không kịp thời theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Quốc hội, Quy chế hoạt động của HĐDT[3-3.4, tr. 12];

- Hạn chế chƣa đúng mức về vai trò của Hội đồng dân tộc trong Quốc hội của Quốc hội ảnh hƣởng đến sự phân công công việc của Quốc hội cho Hội đồng dân tộc. Theo Hiến pháp 1992 quy định, Hội đồng dân tộc có nhiệm vụ thẩm tra các dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác liên

Hội đồng dân tộc đƣợc Quốc hội phân công thẩm tra còn chƣa nhiều. HĐDT mới chỉ đƣợc Quốc hội phân công tham gia thẩm tra, chƣa đƣợc chủ trì thẩm tra các dự án trong phạm vi quyền hạn của mình [3-3.2, tr.6]; [3-3.3, tr.5]; [3-3.4,tr.4]; [3-3.5, tr. 1]. Trong khi đó, trên phƣơng diện lý luận, Do tính chất liên quan đến mọi ngành, mọi lĩnh vực phát triển trong đời sống xã hội của vấn đề dân tộc, do tính chất phức tạp và tầm quan trọng của vấn đề dân tộc đối với đất nƣớc và đặc biệt do những điểm khác nhau cơ bản giữa Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội (xem chi tiết 1.2: Hội đồng dân tộc của Quốc hội-một hình thức và tổ chức hoạt

động quan trọng của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực dân tộc, phần: So sánh giữa Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, tr. 24-26), lẽ ra

vai trò của Hội đồng dân tộc trong việc thẩm định các dự án, các đạo luật cần phải đƣợc tăng cƣờng hơn, nhƣng thực tế không phải đƣợc nhƣ vậy. Điều này cho thấy, ngay cả đối với Quốc hội, vai trò, vị trí của Hội đồng dân tộc trong Quốc hội cũng chƣa đƣợc đánh giá một cách đúng mức.

- Nhận thức chƣa đúng mức về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của vấn đề dân tộc nói chung, vai trò của Hội đồng dân tộc trong Quốc hội nói riêng của Quốc hội ảnh hƣởng đến việc quy định địa vị pháp lý của Hội đồng dân tộc. Cũng do tính chất phức tạp và tầm quan trọng của vấn đề dân tộc nhƣ đã phân tích ở phần trên, lẽ ra địa vị pháp lý của Hội đồng dân tộc cần phải có những quy định nhằm tăng cƣờng hơn quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc, nhƣng trong thực tế, hoạt động của Hội đồng dân tộc cũng giống nhƣ hoạt động của các Uỷ ban khác của Quốc hội: từ việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn đến tổ chức thực thi những nhiệm vụ, quyền hạn đó và cho đến hệ thống các tiểu ban giúp việc Hội đồng dân tộc hoạt động trên thực tế cũng giống nhƣ các Uỷ ban. Hay nói một cách

khác, trong thực tế, hoạt động phản ánh ý chí của các dân tộc của Hội

đồng dân tộc trong Quốc hội đƣợc coi nhƣ một hoạt động mang tính chuyên môn giống nhƣ hoạt động của các Uỷ ban, mà chƣa thấy hết tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính phức tạp và tế nhị, tầm quan trọng sống còn của vấn đề dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động Hội đồng dân tộc của Quốc Hội (Trang 68)