THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động Hội đồng dân tộc của Quốc Hội (Trang 42)

Về cán bộ của Hội đồng dân tộc

Trong thành phần cán bộ của Hội đồng dân tộc, sự gia tăng về số lượng cán bộ là người các dân tộc thiểu số qua các nhiệm kỳ hoạt động và việc các Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm Hội đồng dân tộc từ khi thành lập đến nay phần lớn đều là người các dân tộc thể hiện nỗ lực của Quốc hội trong việc tăng cường tính dân tộc trong hoạt động của Hội đồng dân tộc, phù hợp với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, chứng minh sự quan tâm của Quốc hội đến vị trí, vai trò của Hội đồng dân tộc trong Quốc hội (xem chi tiết 1.2: Hội đồng dân tộc của Quốc hội - một hình thức tổ chức và hoạt động quan trọng của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực dân tộc, phần: Tổ chức của Hội đồng dân tộc, tr. 31-33). Tuy nhiên, về thành phần cán bộ của Hội đồng dân

tộc dễ dàng nhận thấy 2 bất cập chính:

- Thứ nhất: không phải dân tộc nào cũng có đại diện của mình trong Hội đồng dân tộc. Các số liệu tại Biểu 1 dưới đây chứng minh điều đó:

Biểu 1: Số lượng đại biểu là người dân tộc trong thành phần đại biểu của HĐDT. [3-3.1.2]

Khoá

Quốc hội đạI biểu của HĐDT Tổng số dân tộc thiểu số Đại biểu

I II 13 10 II 13 10 III 15 12 IV 14 13 V 19 17 VI 27 26 VII 39 37 VIII 41 40 IX 32 31 * X 38 37 XI 39 37

* Số lượng thành viên của HĐDT khoá IX tuy giảm xuống nhưng tỷ lệ đại biểu đại diện cho các dân tộc thiểu số lại tăng lên.

- Thứ hai: Tỷ lệ đại biểu của các dân tộc phân bổ không đều. Các số liệu thực tiễn trong các Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ về tỷ lệ thành viên là người các dân tộc trong các nhiệm kỳ qua đã chúng minh điều đó: HĐDT khoá IX có 32 thành viên, trong đó 31 thành viên là người dân tộc, từ 29 dân tộc khác nhau [3-3.4, tr. 17]; khoá X có 38 thành viên, trong đó 37 thành viên là người dân tộc, từ 33 dân tộc khác nhau [3-3.5, tr. 14]. Hiện tại, Hội đồng dân tộc nhiệm kỳ khoá XI có 39 thành viên, trong đó 37 thành viên là người các dân tộc, từ 33 dân tộc khác nhau.

Xuất phát từ quan điểm bình đẳng thì dân tộc nào cũng có quyền cử đại diện của mình vào Quốc hội và tỷ lệ giữa các dân tộc phải ngang nhau, không phân biệt số dân của các dân tộc đó nhiều hay ít. Vì vậy, 2 bất cập trên đây, vừa không phù hợp với chính sách dân tộc bình đẳng của Đảng và Nhà nước ta, vừa ảnh hưởng đến việc phản ánh ý chí và nguyện vọng của từng dân

tộc cấu thành quốc gia trong các đạo luật và các chính sách quan trọng của đất nước do Quốc hội ban hành.

Về cán bộ hoạt động chuyên trách: Số lượng cán bộ hoạt động chuyên trách cũng có những tiến bộ đáng kể. Nếu như trong nhiệm kỳ khoá X, Hội đồng dân tộc chỉ có 2 cán bộ hoạt động chuyên trách [3.5], đến nhiệm kỳ khoá XI, con số cán bộ hoạt động chuyên trách tăng lên 14 trong tổng số 39 cán bộ của Hội đồng dân tộc, trong đó có 6 cán bộ ở trung ương và 8 cán bộ ở địa phương. Đây cũng là một cố gắng tích cực của Quốc hội trong việc tiến tới tăng số đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng dân tộc lên 25% theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội ngày 25 tháng 12 năm 2001, trong đó 12% đại biểu hoạt động chuyên trách ở địa phương và 13% ở trung ương.

Điểm đáng chú ý là mặc dù trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện tại có những chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các vùng dân tộc thiểu số và miền núi do nhằm giúp các dân tộc thiểu số và miền núi khắc phục những khó khăn về kinh tế-xã hội, tiến tới xoá bỏ sự chênh lệch giữa miền xuôi và miền núi, nhưng trong thành phần đại biểu của Hội đồng dân tộc, đại biểu là dân tộc Kinh-dân tộc đa số và là dân tộc phát triển hơn so với các dân tộc thiểu số, vẫn được duy trì. Điều này đảm bảo tính khách quan

trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định của Hội đồng dân tộc và phù hợp với khái niệm dân tộc và nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Về trình độ văn hoá

Trình độ văn hoá của các đại biểu Hội đồng dân tộc trong các nhiệm kỳ hoạt động được nâng cao rõ rêt. Nếu như trong nhiệm kỳ khoá X, số

khoá XI, đã có 4 đại biểu có bằng tiến sỹ và sau đại học. Số đại biểu có bằng đại học và cử nhân là 27, đặc biệt có 4 đại biểu có bằng cử nhân luật và 14 đại biểu có bằng cử nhân chính trị và cao cấp chính trị là. Con số này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp Hội đồng dân tộc thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ và quyền hạn của mình, đặc biệt đối với nhiệm vụ soạn thảo các dự án luật, thẩm tra các dự án luật và pháp lệnh. Sự gia tăng về số lượng các đại biểu có bằng cử nhân chính trị và chính trị cao cấp có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp thu và vận dụng một cách đúng đắn các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong các hoạt động của Hội đồng dân tộc. Tuy nhiên, sự chuyển biến về trình độ văn hoá của cán bộ Hội đồng dân tộc mới chỉ là bước đầu, những hạn chế trong thực tế thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc cho thấy, cán bộ của Hội đồng dân tộc cần phải được tiếp tục đào tạo nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu và chất lượng công việc ngày càng tăng của Hội đồng dân tộc.

Về cơ cấu lãnh đạo Thường trực Hội đồng dân tộc

Cơ cấu lãnh đạo Thường trực cũng có những thay đổi đáng khích lệ so với các nhiệm kỳ trước. Số lượng thành viên lãnh đạo Thường trực hoạt động chuyên trách đã tăng lên. Nếu như trong nhiệm kỳ khoá IX, bộ phận Thường trực gồm 6 thành viên, nhưng chỉ có 2 thành viên hoạt động chuyên trách [3- 3.4, tr. 18], trong nhiệm kỳ khoá X, chỉ có 2 trong 5 lãnh đạo Thường trực hoạt động chuyên trách [3-3.5 tr. 14], thì trong nhiệm kỳ khoá XI, lãnh đạo Thường trực gồm 1 Chủ tịch và 6 Phó chủ tịch, trong đó có 5 đại biểu hoạt động chuyên trách ở trung ương và 1 đại biểu hoạt động chuyên trách ở địa phương. Thường trực Hội đồng tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số Trong các nhiệm kỳ hoạt động vừa qua, bộ phận Thường trực Hội đồng đã thực sự là

điều kiện phần lớn các đại biểu của Hội đồng dân tộc hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và để đảm bảo tính liên tục giữa hai kỳ họp, vai trò của Thường trực Hội đồng là rất quan trọng, tuy nhiên, do số lượng cán bộ còn hạn chế, nên công tác của Thường trực Hội đồng còn gặp những khó khăn.

Về tiểu ban giúp việc của Hội đồng dân tộc

Hiện tại, Hội đồng dân tộc có 3 tiểu ban chuyên môn giúp việc. Đó là những tiểu ban: kinh tế, pháp luật và văn hoá-xã hội, với các nhiệm vụ tư vấn, nghiên cứu, phát hiện, đề xuất ý kiến với Hội đồng dân tộc và Thường trực Hội đồng về các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của HĐDT; điều tra nghiên cứu, phân tích thông tin và các tài liệu để đề xuất ý kiến với HĐDTvề các vấn đề liên quan đến dân tộc. Việc quy định 3 tiểu ban chuyên môn giúp việc Hội đồng dân tộc thể hiện sự quan tâm của Quốc hội về chất lượng các hoạt động do Hội đồng dân tộc thực hiện, tuy nhiên, năng lực hoạt động của các tiểu ban giúp việc vẫn là một tồn tại cần tiếp tục khắc phục và có biện pháp hoàn thiện. Như đã phân tích ở chưong I, do tính chất liên quan đến mọi ngành, mọi lĩnh vực phát triển trong xã hội của vấn đề dân tộc, thì 3 tiểu ban chuyên môn giúp việc Hội đồng dân tộc là chưa đủ, cần tăng cường về số lượng các tiểu ban giúp việc.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động Hội đồng dân tộc của Quốc Hội (Trang 42)