Tổng kết các tư tưởng chính trị pháp lý và kinh nghiệm về xây dựng chính quyền ở

Một phần của tài liệu Chế độ Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - sự hình thành và phát triển (Trang 35)

về xây dựng chính quyền ở các quốc gia

Chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ra đời là từ sự hình thành mười ba bang nguyên khai, và từ những nhu cầu thực tế của nước Mỹ như đã trình bày ở trên. Nhưng có một lý do nổi bật nữa để tạo thành chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ: đó là sự tổng hợp rút đúc những tư tưởng về xây dựng chính quyền của các nhà tư tưởng trong nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại, tư tưởng của các nhà khai sáng ở châu Âu thế kỷ XVII - XVIII; đó là những bài học được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn xây dựng chính quyền của nhà nước Anh, từ bản thân nước Mỹ, và các quốc gia khác trong lịch sử.

1.3.2.1. Những tư tưởng chính trị pháp lý ảnh hưởng đến chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

- Tư tưởng của các triết gia Hy Lạp cổ đại

Trong quá trình tranh luận để lựa chọn một mô hình chính quyền cho nước Mỹ, các nhà lập quốc đã viện dẫn những tư tưởng của các triết gia để soi

sáng cho những luận điểm của mình. Tư tưởng về nền cộng hòa và nhà nước liên bang là một trong những tư tưởng chủ đạo của các nhà lập quốc Mỹ. Trong quá trình thảo luận hiến pháp để thiết kế một mô hình chính thể, tư tưởng về một chính thể quân chủ có được nêu ra nhưng đã bị gạt sang một bên. Hầu hết các đại biểu đều tập trung thảo luận về chính thể cộng hòa. Chính thể cộng hòa (Republic) theo tác giả Lê Đình Hồ là: "Hình thức của chính quyền mà trong đó quyền tối thượng thuộc về dân chúng và những đại diện được bầu của họ" [24, tr. 505]. Còn theo tác giả Đào Duy Anh thì: "Chính thể cộng hòa là chính thể trong ấy chủ quyền thuộc về toàn thể nhân dân" [1, tr. 124]. Tác giả Phan Văn Các giải thích: "Cộng hòa là chính thể không có vua, còn gọi là chế độ cộng hòa" [4, tr. 58]. Tư tưởng về chính thể cộng hòa đã được các nhà lập quốc Mỹ sử dụng như một luận điểm quan trọng để tranh luận trong hội nghị lập hiến. Bedford (1747 - 1812) một đại biểu của bang Dlaware, khi bàn về quyền đại diện bình đẳng của các bang trong thượng viện, Ông đề nghị hãy vận dụng những tư tưởng tiến bộ của So Lon (khoảng 638 - 559 TCN) trong việc thành lập cơ quan quyền lực: "Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, các bang nhỏ cũng bị thiệt thòi. Chúng ta phải noi theo So Lon" [21, tr. 162]. Theo So Lon thì: "Những cơ quan quyền lực công cộng trọng yếu được tổ chức theo nguyên tắc đại biểu của nhiều đẳng cấp, trong đó có cả đẳng cấp thứ tư là tá điền" [26, tr. 60]. Dựa vào tư tưởng này, Bedford (1747 - 1812) đã thuyết phục hội nghị để cho đại diện của các bang lớn và bang nhỏ được bình đẳng trong thượng viện. Trong hình thức chính thể Mỹ, nhất là cách thức bầu cử hạ viện Mỹ, chúng ta còn thấy được tư tưởng về nền cộng hòa của một chính trị gia xuất sắc cổ đại Hy Lạp khác là Clixten (khoảng thế kỷ VI TCN). Trong những năm 508-506 (TCN) Clixten đã có những cuộc cải cách chính trị tiến bộ để dân chủ hóa A-ten. Khi thành lập cơ quan quyền lực của A-ten, Ông đã áp dụng cách thức bầu cử theo tỷ lệ dân gần giống như cách thức mà sau này hạ viện Mỹ áp dụng: "Hội đồng nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc: hàng năm

mỗi liên khu cử vào năm mươi đại biểu, được bầu bằng phương pháp bốc thăm; theo tỷ lệ ở mỗi khu, cử tri càng đông thì càng được nhiều đại biểu. Lần đầu tiên trong lịch sử, chế độ bầu cử dân biểu theo tỷ lệ dân số được thực hành" [27, tr. 34]. Chính quyền được tổ chức qua bầu chọn của Clixten, về sau được các sử gia đánh giá đây là chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô: "Với cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, với việc công dân tham gia vào sinh hoạt chính trị như đã trình bày ở trên, chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô đã được thiết lập đầy đủ theo đúng nghĩa của nó" [55, tr. 33].

- Tư tưởng của các triết gia La Mã cổ đại

Khi xây dựng mô hình chính quyền cộng hòa, các nhà lập pháp Hoa Kỳ rất e sợ một chính thể chuyên chế, đồng thời họ cũng luôn nghĩ đến việc phải có một cơ quan dân biểu để nói lên tiếng nói của dân chúng. Trong quá trình thảo luận, các nhà lập pháp đã nghiên cứu đến mô hình nhà nước La Mã cổ đại theo tư tưởng của Polybe (201 - 120 TCN). Polybe một nhà tư tưởng La Mã cổ đại, sau khi phân tích các hình thức chính quyền, Ông cho rằng:

Thể chế chính trị đó (tức là chính thể hỗn hợp) biểu hiện rất rõ trong hiến pháp La Mã qua sự phối hợp khéo léo giữa các quyền lực nhà nước. Nhìn vào cơ quan chấp chính tối cao thì là Quân chủ. Nhìn vào Nguyên lão nghị viện là Quý tộc. Còn các Hội đồng và các "Cơ quan bảo dân" lại là dân chủ. Sự phân bố và kết hợp quyền lực đó làm cho mỗi quyền lực cần đến các quyền lực khác và các quyền lực khác không vượt qua được nó. Do vậy, nhờ hệ thống quyền lực cân đối, nhà nước La Mã định được những kết quả tốt nhất về đối nội, đối ngoại, mở rộng thành đế chế hùng mạnh [26, tr. 75].

James Madison (1751 - 1836) đại biểu của bang Virginia, khi nghiên cứu về "Cơ quan bảo dân" của nhà nước La Mã cổ đại, ông cho rằng

việc "Cơ quan bảo dân" mất đi sức mạnh của nó là do đã tăng số lượng đại biểu từ hai lên mười đại biểu và do đó trong nội bộ của cơ quan này bị chia rẽ bè phái và cuối cùng bị Viện nguyên lão chi phối. Từ đó Madison đề nghị chỉ nên bầu một số ít đại biểu ở thượng viện:

Cần phải xem xét ví dụ điển hình về mô hình Quan bảo hộ dân ở La Mã. Họ đánh mất ảnh hưởng và quyền lực của mình khi có thêm thành viên. Nguyên nhân của việc này rất rõ ràng: họ được bổ nhiệm để đảm bảo những quyền lợi và thực thi đòi hỏi của dân chúng Lã Mã, bởi dân chúng quá đông không thể phối hợp được. Những ngay lập tức, chính họ lại bị chia thành các phe phái để trở thành con mồi của giới quý tộc. Dân chúng càng đông, thì càng có nhiều đại biểu. Họ càng trở nên không kiên định và dễ bị chia rẽ ngay trong nội bộ hoặc là trở nên ngờ nghệch trước những mưu mô của các phe phái đối lập, tất yếu không thể thực hiện được bổn phận của mình. Nếu sức mạnh và uy quyền của một nhóm người phụ thuộc vào phẩm chất của từng cá nhân, thì số lượng càng đông uy quyền càng lớn. Nhưng khi các thẩm quyền chính trị được trao cho họ, số lượng càng ít, thì sức mạnh càng lớn. Cần nghiên cứu những xem xét này để áp dụng cho thượng viện [21, tr. 79].

Về sau số lượng đại biểu ở thượng viện, được Hội nghị lập hiến quyết định là hai đại biểu, điều đó chứng tỏ tư tưởng các triết gia cổ đại La Mã đã ảnh hưởng đến quá trình hình thành mô hình chế độ Tổng thống Hoa Kỳ.

- Ảnh hưởng của học thuyết chính trị pháp lý trong Thế kỷ Ánh sáng ở châu Âu đến chế độ Tổng thống Hoa Kỳ

Mô hình chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng rất lớn học thuyết phân quyền của J.Locker (1632 - 1704) và Montesquieu

(1689 - 1755). Các nhà lập quốc Mỹ tiếp thu học thuyết phân quyền và đã đưa học thuyết đó trở thành hiện thực, mặc dù ở châu Âu là quê hương của học thuyết này lại bị cấm: "Tinh thần pháp luật (cuốn sách chứa đựng tư tưởng học thuyết phân quyền) của Montesquieu bị cơ quan kiểm duyệt của Tòa thánh Rôma phê bình một cách ôn hòa. Trường Sorbonne cũng giám định tác phẩm này nhưng không tuyên bố gì chính thức. Chính phủ Pháp ban hành lệnh cấm lưu hành sách Tinh thần pháp luật, lệnh ra ngày 19-11-1751" [36, tr. 17]. Như vậy có thể thấy rằng, những nhà lập quốc Mỹ là người đi tiên phong trong việc tiếp nhận học thuyết này và vận dụng nó. Vấn đề đặt ra là tại sao họ lại chọn học thuyết này? Bởi vì ba lí do, Một là, họ mới thoát khỏi được sự cai trị độc tài của vua Anh nên họ không muốn một chính quyền độc tài nào khác được dựng lên. Hai là, để họ giải thích về cuộc cách mạng của họ, tư tưởng của J. Locker ke (1632 - 1704) và Montesquieu (1689 - 1755) cho rằng quyền lực mà chính quyền có được là do sự ủy nhiệm của dân chúng và để thực thi pháp luật bảo vệ dân chúng, một khi chính quyền vi phạm thô bạo quyền của dân chúng thì dân chúng có quyền đánh đổ để thay thế bằng một chính quyền khác. Đó là lẽ phải đương nhiên của tạo hóa chứ không phải sự tiếm quyền cướp ngôi, cũng giống như khẩu hiệu "thừa thiên hành đạo" của các cuộc khởi nghĩa ở phương đông, khi tập hợp nhân dân đứng dậy phế bỏ một vương triều đã không còn tiến bộ. Ba , những nhà lập quốc không những chỉ xây dựng một chính quyền cho họ mà cho cả thế hệ mãi mãi về sau, họ biết rằng chế độ độc tài thì cuối cùng sẽ dẫn đến sụp đổ, họ cũng biết rằng phân quyền là tốt nhất để chống chuyên chế độc tài vì chính quyền là để kiểm soát dân chúng, nhưng chính quyền cũng phải tự kiểm soát mình, vì thế họ đã chọn học thuyết phân quyền. Hiến pháp có bảy điều, các nhà lập quốc Mỹ đã dành ba điều đầu tiên để nói về ba ngành quyền lực độc lập theo đúng tư tưởng của Montesquieu (1689 - 1755):

Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập trong tay nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên lão, thì sẽ không còn gì là tự do nữa; vì người ta sợ rằng chính ông ta hay viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp, người ta sẽ độc đoán đối với quyền sống và quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì ông quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp [36, tr. 100].

Khi tranh luận về quyền hành pháp nên nằm trong tay tập thể là hội đồng các thống đốc, hay nằm trong tay ba người (như chế độ tam hùng của đế chế La Mã năm 60 TCN), các nhà lập quốc Mỹ đã chọn phương án hành pháp trong tay một người theo tư tưởng của Montesquieu (1689 - 1755): "Quyền hành pháp thì phải trong tay một vị vua chúa, vì rằng quyền hành pháp luôn luôn cần đến một hành động nhất thời, để cho một người làm thì hơn là nhiều người cùng nắm; nó khác với quyền lập pháp do nhiều người thì hơn là một người ban hành" [36, tr. 107]. Điều này thể hiện rõ trong lập luận của Wilson (1741 - 1797) đại biểu của bang Pennsylavani:

Một điểm quan trọng khác là sự so sánh này cho thấy sự ủng hộ đối với phương án Virginia được Ủy ban tổng thể đệ trình. Phương án này trao quyền hành pháp cho một người tối cao duy nhất. Còn phương án New Jersy thì trao cho một nhóm người. Để kiểm soát thẩm quyền của bộ máy lập pháp cần phân chia cơ quan này, nhưng để kiểm soát bộ máy hành pháp, thì cơ quan này phải thống nhất. Một người sẽ chịu trách nhiệm hơn ba người. Ba người sẽ luôn ganh đua và tranh giành nhau để rồi cuối cùng, sẽ có một người chiếm ưu thế và lấn át hai người kia.

Trong chế độ Tam hùng của Đế chế La Mã, Caesar và sau đó là Augustus là minh chứng cho sự thật này [21, tr. 107].

Việc các nhà lập quốc Mỹ quyết định chọn hành pháp nằm trong tay một người chứng tỏ họ đã nắm được, như PGS.TS Nguyễn Đăng Dung gọi đó là Bản tính của hành pháp. Bản tính đó là hành pháp phải quyết đoán, thi hành ngay không chậm trễ, nể nang, mà như vậy thì càng ít người càng tốt. Hành pháp không nhất thiết phải dựa vào số đông vì có thể, lúc đó có những vấn đề số đông chưa nhận ra, hành pháp càng ít trung gian càng tốt, càng ít nhũng nhiễu càng tốt. Ngoài ra, trong bản Tuyên ngôn độc lập 1776 cũng như Hiến pháp 1787 đều chứa đựng nhiều tư tưởng của J. Locke (1632 - 1704) và Montesquieu (1689 - 1755) đó là tư tưởng về pháp luật tự nhiên, về khế ước xã hội, về giá trị tư do và bình đẳng của con người. Những học thuyết chính trị pháp lý này cùng với những tư tưởng của nền văn minh Hy - La cổ đại được các nhà lập quốc Mỹ vận dụng vào hoàn cảnh của Mỹ để kiến trúc một mô hình chính quyền mới là Chế độ Tổng thống Hoa Kỳ.

1.3.2.2. Rút kinh nghiệm xây dựng chính quyền của Mỹ, Anh và các quốc gia khác

Chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ được xây dựng từ những kinh nghiệm của bản thân nước Mỹ, từ kinh nghiệm của nhà nước Anh, và của nhiều quốc gia trên thế giới. Khi mới giành độc lập, chế độ Hợp bang được thiết lập trên mười ba thuộc địa đã đứng ra điều hành toàn bộ liên bang. Phần đóng góp của chế độ Hợp bang là lãnh đạo dân chúng và các tiểu bang tiến hành cuộc chiến tranh với Anh quốc, một phần đóng góp quan trọng khác là nó cung cấp những bài học, những kinh nghiệm quý báu về xây dựng chính quyền. Những thiếu sót trong việc tổ chức chính quyền trung ương, những sự bất lực của liên bang đối với tiểu bang đã được chế độ Tổng thống Hoa Kỳ khắc phục. Các tiểu bang với tính độc lập của mình

trong Hợp bang, đã tiến hành xây dựng hiến pháp, xây dựng chính quyền, in tiền và lập quân đội riêng, đã gây nhiều khó khăn cho chính quyền liên bang. Tuy nhiên, nhưng kinh nghiệm về xây dựng hiến pháp và xây dựng chính quyền của các bang lại là nền tảng để xây dựng Chế độ Tổng thống Hoa Kỳ. Việc áp dụng học thuyết phân quyền và hành pháp nằm trong tay một người chính là kinh nghiệm của tiểu bang Virginia (chế độ Hợp bang trước đây không áp dụng học thuyết phân quyền). Việc quốc hội chia làm hai viện chính là học theo kinh nghiệm của mô hình lưỡng viện Anh. Mô hình nhà nước Liên bang trong đó các bang có những quyền tự chủ địa phương, ta thấy rất gần với mô hình mà Lão tử một triết gia phương Đông đã đề ra: "Lão tử là người đầu tiên chủ trương thể chế liên bang như ngày nay, trong đó mỗi tiểu bang được quyền sống theo phong tục, tập quán của địa phương mình: Cam kỳ thực; mỹ kỳ phục; an kỳ cư; lạc kỳ tục; muốn thực hiện thể chế ấy thì mỗi phần tử trong liên bang phải là một nước nhỏ: tiểu quốc quả dân" [56, tr. 25]. Việc áp dụng các nguyên tắc của nền cộng hòa như thiết lập chính quyền qua bầu cử, quyền đại diện của dân chúng theo tỷ lệ là áp dụng của mô hình nhà nước Cộng hòa dân chủ chủ nô thời Hy Lạp cổ đại. Hiến pháp 1787 cũng là rút tỉa từ hiến pháp của các tiểu bang, mười điều tu chính án đầu tiên cũng chính là tuyên ngôn nhân quyền trong hiến pháp của bang Virginia. Những kinh nghiệm trên được Edmund Randolph (1753 - 1813) thống đốc bang Virginia khẳng định trong bức thư gửi chủ tịch hạ viện bang Virginia, khi ông phản đối kế hoạch chỉ đổi mới một vài điểm chế độ Hợp bang: "Những lời phản đối của tôi không phải lý thuyết suông, mà là kết quả của những suy xét về nước Mỹ cùng với kinh nghiệm thu được từ các quốc gia khác" [21, tr. 275].

Về giải thích tại sao Mỹ lại xây dựng chế độ Cộng hòa Tổng thống? Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới của trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà xuất bản Công an nhân dân phát hành tháng 8 năm 1999 có

Một phần của tài liệu Chế độ Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - sự hình thành và phát triển (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)