Các xu hướng chính trị về xây dựng nhà nước

Một phần của tài liệu Chế độ Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - sự hình thành và phát triển (Trang 25)

Như trên đã phân tích, chế độ Hợp bang đã thể hiện rõ ràng tình trạng bất cập, và nhu cầu thành lập một chế độ mới đã ngày càng trở nên cấp bách. Nhưng bỏ chế độ Hợp bang thì xây dựng một chế độ mới như thế

nào? Vấn đề này đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận giữa các bang, giữa các chính khách và trong công chúng Mỹ. Để giải quyết nhu cầu này, một đại hội gồm năm lăm đại biểu đến từ các bang được triệu tập tại Philadelphia bang Pennsilavani vào thứ sáu, ngày 25 tháng 5 năm 1787. Hội nghị này về sau được gọi là Hội nghị lập hiến. Tại Hội nghị này, ba mô hình chính quyền mới được đệ trình, và xoay quanh ba mô hình này là hai xu hướng chính trị chủ yếu, tiêu biểu cho nguyện vọng của các bang và của công chúng cũng như các nhà lập quốc Mỹ. Tất nhiên thời kỳ này có nhiều xu hướng nhưng có hai xu hướng chính trị chủ yếu là: xu hướng ủng hộ liên bang và xu hướng phản đối liên bang, hai xu hướng này về sau là nền tảng cho việc xuất hiện hai đảng lớn ngự trị trên chính trường nước Mỹ cho đến thời kỳ hiện đại. Ba mô hình chính quyền được đệ trình lên Hội nghị là:

* Phương án Virginia

Phương án này do bang Virginia đệ trình. Phương án có mười năm điểm, dựa theo Hiến pháp trước đó của bang và có nhiều điểm bổ sung. Trong đó có những điểm chủ yếu như quyền lực của nhà nước sẽ được phân làm ba ngành quyền lực. Đó là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, mỗi ngành quyền lực sẽ được cấu trúc để kiểm soát và tạo thế cân bằng với hai ngành kia. Quyền lập pháp sẽ giao cho quốc hội gồm hai viện. Quyền hành pháp tức là Tổng thống sẽ được cả hai viện của Quốc hội bầu chọn. Còn bộ máy của cơ quan tư pháp sẽ bao gồm tòa án các cấp, và các cơ quan này cũng do cơ quan lập pháp chọn ra. Chính quyền trung ương sẽ được giao rất nhiều quyền ví dụ chính quyền trung ương có quyền phủ nhận mọi bộ luật mà cơ quan lập pháp tiểu bang ban hành. Nhìn vào mười lăm điểm của kế hoạch Virginia, chúng ta thấy đây là một mô hình chính quyền đã áp dụng học thuyết phân quyền, chính quyền trung ương được tập trung nhiều quyền hành rộng rãi, nhưng quyền hạn của các tiểu bang không được coi trọng, quyền hạn của công dân chưa được đề cập đến.

Những điểm này đã gây tranh cãi rất nhiều giữa đại biểu của các bang, giữa bang lớn và bang nhỏ, giữa những người ủng hộ quyền dân chủ của công dân và những người ủng hộ một chính quyền trung ương hùng mạnh.

* Phương án New Jersey

Phương án do bang New Jersey đưa ra gồm chín điểm. Trong đó những nội dung chính của kế hoạch này là tăng cường thêm quyền lực cho quốc hội. Quốc hội có quyền điều hành thương mại trong toàn quốc, quyền thu thuế. Các đạo luật của quốc hội và những hiệp ước mà quốc hội thông qua sẽ là đạo luật tối cao bắt buộc đối với các bang. Điểm bốn của kế hoạch này quy định quốc hội có quyền thành lập bộ máy hành pháp và các viên chức của bộ máy này: "Quốc hội Liên minh chọn lựa bộ máy hành pháp quốc gia bao gồm một số người giữ chức vụ trong một nhiệm kỳ một số năm, nhận chính xác một lượng tiền nhất định, tại những thời điểm nhất định, bồi thường cho công việc của họ" [21, tr. 87]. Theo phương án này quốc hội chỉ có một viện duy nhất, bộ máy hành pháp sẽ do một nhóm cá nhân lãnh đạo, về quyền tư pháp thì theo điểm ba của kế hoạch này quy định tòa án liên bang chỉ được trao quyền phúc thẩm. Như vậy qua những điểm chủ yếu của phương án New Jersey thì mô hình chính quyền mới, chỉ thay đổi và mở rộng thêm một số quyền mà chính quyền Hợp bang trước chưa có. Phương án này được các bang nhỏ như New jersey, Delaware, Marylan ủng hộ. Về thực chất mô hình chính quyền chỉ sửa đổi mô hình nhà nước Hợp bang mà thôi: "Thay vì đề xuất một mô hình chính quốc gia mới, phương án của Paterson (1745 - 1806) - một đại biểu của bang New Jersey (tức kế hoạch New Jersey) chỉ là một loạt sửa đổi đối với Các điều

khoản Hợp bang. Các đại biểu từ bang nhỏ đều tập hợp quanh phương án

này" [21, tr. 25]. Nhìn chung phương án Virginia được các bang lớn ủng hộ và cũng được nhiều đại biểu của hội nghị hưởng ứng. Đánh giá về hai phương án, ông John Lansing (1754 - 1829), một đại biểu của bang New York nhận xét: "Kế hoạch này (tức phương án New Jersey) quả thật là một kế hoạch

để tu chính lại bản Điều khoản Liên hiệp, còn kế hoạch của Virginia thì nhằm mục tiêu thay thế Liên hiệp bằng một chính phủ quốc gia" [5, tr. 62].

* Phương án Hamilton

Đứng trước tình hình, Hội nghị tranh luận gay gắt mà chưa thống nhất để chọn lựa một mô hình chính quyền mới nào, Hamilton (1755-1804) một thư ký và là bạn của Warshington, đại biểu của bang New York đã đưa ra một phương án thứ ba. Những điểm chính của phương án thứ ba là các tiểu bang sẽ không có quyền lực nào ngoài việc quy định những vấn đề thuộc địa phương, những bang này gần với như là một đơn vị tỉnh của một quốc gia thống nhất và hùng mạnh. Quốc hội cũng chia làm hai viện nhưng thượng viện có quyền lực cao hơn hạ viện. Trưởng ngành hành pháp, có một quyền lực to lớn, giống như một vị quân vương nhưng được bầu theo nhiệm kỳ và theo hành vi đúng đắn của ông ta, có thể phủ nhận tất cả các dự án luật của quốc hội. Mô hình mà Hamilton đưa ra, được các đại biểu đánh giá là giống như mô hình chính quyền Anh, ở đó có một ông vua độc đoán chuyên quyền, điều mà mọi người dân Mỹ vẫn còn lo sợ, do vậy phương án Hamilton không được các đại biểu hưởng ứng. Nhưng chính Hamilton lại cho rằng mô hình chính phủ Anh lại là thích hợp ở nước Mỹ: "Ông không lưỡng lự một chút nào mà đề nghị, nhưng chỉ nhân danh ý kiến riêng của ông mà thôi, rằng chính phủ Anh là chính phủ hoàn hảo nhất nước Anh và trên thế giới; và ông tin tưởng là không một chính phủ nào nếu không tương tự với chính phủ Anh lại có thể thích hợp được cho nước Mỹ" [5, tr. 64]. Phương án mà Hamilton đưa ra tuy không được chấp nhận, nhưng những ý tưởng và cách đánh giá của ông về mô hình chính quyền Anh, chứng tỏ Ông có tầm nhìn rộng lớn và sự hiểu biết sâu sắc về các hình thức chính thể. PGS.TS Nguyễn Đăng Dung đánh giá: "Anh quốc là quê hương của các chính thể".

Ngoài ba phương án trên, trong quá trình thảo luận các đại biểu còn đưa ra một số mô hình chính quyền khác như: Chia Liên bang làm mười ba lãnh thổ bằng nhau; hoặc để một số bang tự liên kết với nhau thành một quốc gia; hoặc soạn thảo một hiến pháp để những bang tự động muốn tham gia thì ký kết để hình thành liên minh. Nhưng tất cả các mô hình này đều không được đưa ra thảo luận. Toàn bộ thời gian của hội nghị dành cho phương án của bang Virginia, và của bang New Jersey. Có rất nhiều xu hướng chính trị khi tranh luận về hai phương án này, nhưng tựu trung lại có hai xu hướng chính. Một bên là các bang lớn (Massachusetts, Virginia, Pennsylavania) và một bên là các bang nhỏ (Marylan, Delaware, New Jersey). Một bên là những người ủng hộ một chính quyền liên bang mạnh mà đại diện tiêu biểu là Hamliton, một bên là những người muốn bảo vệ chủ quyền của các tiểu bang và e sợ về một chính quyền mạnh, đe dọa đến quyền của dân chúng và của các bang, tiêu biểu là Thomas Jefferson (1743-1826), người sau này làm Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ. Một bên là các bang miền bắc như, New hampshire, New York, Massachusetts... và những người muốn xóa bỏ chế độ nô lệ, một bên là các bang miền nam như Nam Carolina, Marylan, Delaware và những người muốn duy trì chế độ nô lệ. Hai xu hướng, đã gây rất nhiều khó khăn trong quá trình thảo luận để tìm ra một mô hình chính quyền, một chế độ mới để thay thế chế độ Hợp bang. Hai xu hướng này, mà franklin (1706 -1790) một người được coi là nhà bác học Mỹ, trong một buổi trò chuyện với bạn ông là Cutler franklin so sánh như một con rắn có hai đầu:

Ông franklin vừa mới nhận được ngày hôm nay con rắn hai đầu ngâm trong chai rượu. Trong khi hai người nói tới con rắn kỳ lạ này, ông franklin nói rằng con rắn này chắc chắn bị phiền nhiễu vì khi nó bò trong bụi, nếu vướng vào một cành cây nào, nó sẽ không biết theo đầu nào và bò sang phía nào. Chuyện con rắn hai đầu lại làm cho franklin nhớ tới một việc xảy ra ở Hội

nghị lập hiến, khiến Ông ví con rắn hai đầu đó như nước Mỹ [5, tr. 77].

Xu hướng phân đôi này, như trên đã nói, đã ảnh hưởng tới việc hình thành các đảng phái chính trị ở Mỹ: "Trong buổi thảo luận, đại biểu Wilson đã thể hiện một kiến thức và trí tuệ về nhà nước đặc biệt xuất sắc về bênh vực một mô hình chính quyền liên bang mạnh. Nhưng Lansing, tiểu bang New York và Paterson tiểu bang New Jersey kiên quyết đấu tranh đòi giữ lại quyền của tiểu bang. Sau này, quyền của tiểu bang là một trong những nguyên nhân chủ yếu hình thành các đảng phái chính trị ở Mỹ" [21, tr. 89]. Hai xu hướng trong thời kỳ hình thành chế độ Cộng hòa Tổng thống Hoa Kỳ xuất hiện hoàn toàn không phải do lợi ích của một cá nhân hay một nhóm người nào, mà hình thành là do thực trạng lúc đó ở nước Mỹ. Các bang không phát triển đồng đều, tình hình kinh tế và phương thức sản xuất ở các bang là khác nhau, vị trí địa lý và tài nguyên của các bang cũng khác nhau, dẫn đến quyền lợi khác nhau và hai phe là đại diện cho những quyền lợi khác nhau đó:

Cuộc xung đột hình thành vào những năm 1790 giữa phái ủng hộ chủ nghĩa liên bang và phe chống chủ nghĩa liên bang đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới lịch sử nước Mỹ. Phái ủng hộ chủ nghĩa liên bang do Alexander Hamliton lãnh đạo… đại diện cho những quyền lợi thương mại đô thị của các vùng cảng biển; phe chống chủ nghĩa liên bang do Thomas Jefferson(1743-1826) lãnh đạo ủng hộ những quyền lợi của nông thôn và của miền nam [29, tr.112]. Hai xu hướng này không chỉ diễn ra trong hội nghị mà ảnh hưởng tới toàn thể xã hội:

Cũng giống như tại Hội nghị, các chính trị gia và dân chúng trên khắp cả nước cũng chia thành hai phe: chống bản hiến pháp, chống chế độ Liên bang, họ chống báng hiến pháp vì cho rằng

Hiến pháp chỉ nói đến phân quyền mà không nói đến nhân quyền và phe ủng hộ bản hiến pháp, ủng hộ chế độ Liên bang. Quan điểm của những người ủng hộ cũng như chống đối Hiến pháp được in đi in lại trên tất cả các tờ báo trong cả nước [21, tr. 36]. Hai xu hướng trên cũng góp phần tạo ra các đảng phái chính trị sau này: "Chính sự ăn thua này dẫn đến sự hình thành trong nước hai mầm mống đầu tiên của các đảng phái chính trị, ủng hộ chế độ liên bang và chống lại chế độ liên bang" [15, tr. 134]. Những người ủng hộ liên bang tập hợp quanh Hamliton thành lập đảng Liên bang, những người chống liên bang tập hợp xung quanh Jefferson, thành lập Đảng Cộng hòa - dân chủ (Đảng này khác với đảng Cộng hòa của Tổng thống Abraham Linconln (1809-1865) lập năm 1854). Cuộc tranh luận của hai phe diễn ra rất gay gắt trong quá trình xây dựng hiến pháp và cũng tác động rất lớn đến việc hình thành Chế độ Tổng thống: "Quá trình thảo luận để đi đến hiến pháp là một quá trình đấu tranh giữa các trường phái tư tưởng đại diện cho những lợi ích khác nhau, giữa những người chủ trương xây dựng một chính quyền trung ương mạnh và những người ủng hộ duy trì chế độ quyền hành chủ yếu nằm trong tay tiểu bang, giữa lợi ích nông nghiệp và lợi ích công nghiệp" [30, tr. 14]. Nội dung chủ yếu của các cuộc tranh luận đó là chọn mô hình hình chính quyền nào? quyền lực của liên bang và tiểu bang như thế nào cho phù hợp, làm thế nào để có được chính quyền trung ương mạnh mà không thôn tính chủ quyền của các bang? Làm thế nào để giữ được các quyền rộng rãi của công dân vừa giành được từ Anh quốc, vừa tránh được tình trạng dân chủ thái quá và sự tiếm quyền của các tiểu bang. Hai phe còn đấu tranh gay gắt về quyền đại diện và cách thức bầu cử hai viện của Quốc hội.

Cuộc tranh luận giữa hai phe không chỉ diễn ra trong hội nghị lập hiến mà còn diễn ra tại chính quyền của các tiểu bang và diễn ra trên toàn thể công chúng Mỹ với những bài báo nổi tiếng của các chính trị gia xuất

sắc: "Những cuộc tranh luận, lý lẽ của cả hai phe nhóm đã được bày tỏ bằng báo chí, bằng các cơ quan lập pháp và các hội nghị bang" [29, tr. 108]. Lý lẽ của phe chống liên bang là: liệu một chính phủ trung ương hùng mạnh có thể dẫn đến việc chính phủ đó lấn át quyền của các tiểu bang và áp chế người dân bằng các khoản thuế khóa nặng nề giống như chính phủ Anh hay không? Tại sao Hiến pháp là bản văn thiết kế nên mô hình chính quyền, hạn chế quyền của chính phủ, nhưng lại không tuyên bố một cách rõ ràng rằng những quyền tự nhiên cơ bản của dân chúng không thể trao cho chính quyền, giống như hiến pháp của bang Virginia đã từng tuyên bố về quyền của dân chúng, mà những nội dung đó tạo nên tính nhân bản của hiến pháp: "Những luận cứ chống đối Hiến pháp của phe chống Liên bang là việc thiếu vắng Tuyên ngôn về các quyền. Nhiều người Mỹ lo sợ rằng, sau khi thiết lập, chính quyền liên bang sẽ cướp hết mọi quyền tự do của dân chúng và sẽ chèn ép họ, và rồi sẽ biến thành một thứ nhà nước chuyên quyền, hoặc của giới quý tộc" [21, tr. 341]. Một đại biểu của phe chống liên bang là Patrick Henry (1736 - 1799), đã phê phán chủ trương cân bằng đối trọng của phe liên bang: "Những trò cân bằng và đối trọng giả tạo và hào nhoáng kia, cái trò bước đi trên dây đầy mạo hiểm, những vụ huyên náo ầm ĩ, nhưng toan tính kỳ quặc về kiểm soát và cân bằng để làm gì? Ông đòi hỏi một bản hiến pháp cô đọng hơn, chắc chắn hơn, nêu bật được quyền của dân chúng và những giới hạn quyền lực của chính quyền" [21, tr. 45]. Những phản đối của phe chống liên bang không phải là không có có cơ sở. Những luận điểm này đã góp phần trong việc phê chuẩn mười Tu chính án đầu tiên về nhân quyền. Phe ủng hộ liên bang đã nêu những lập luận của mình về việc phải thi hành mô hình nhà nước liên bang trong tác phẩm rất nổi tiếng Những bức thư người liên bang. Tác phẩm này đã được tác giả cuốn "Bàn về nền dân chủ Mỹ" là Tocqueville đánh giá: "Đó là cuốn sách tuyệt vời và có lẽ gần gũi và cần thiết nhất đối với các chính khách của tất cả các nước" [21, tr. 40]. Trong bài phát biểu tại Hội nghị phê chuẩn của bang New York, Alecxander Hamliton (1755

- 1804) đại biểu của phe ủng hộ liên bang lập luận rằng, không phải chính quyền trung ương mạnh thì không cần đến chính quyền tiểu bang, cũng không phải chính quyền trung ương trực tiếp tác động đến dân chúng thì dân chúng sẽ e ngại chính quyền, mà ngược lại chính quyền trung ương mạnh vẫn cần có chính quyền tiểu bang và dân chúng lại càng được bảo vệ hơn, vì đều đó là phù hợp với tâm lý và bản chất con người, ai gần gũi hơn thì có

Một phần của tài liệu Chế độ Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - sự hình thành và phát triển (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)