Cải tiến tỉ lệ phế phẩm

Một phần của tài liệu quản trị chuỗi cung ứng tại công ty koda international (Trang 26)

4. Thực hiện cải tiến

4.3.Cải tiến tỉ lệ phế phẩm

Tỉ lệ phế phẩm được phân tích trên quy trình sản xuất tại xưởng Koda và cuả mạng lưới cung cấp.

4.3.1. Phân tích

a. Quy trình sản xuất tại Koda:

Hình 2.17: Quy trình sản xuất tại Koda

Với : Q.C : Q.C trên dây chuyền sản xuất của Koda (Q.C trong).

Đ: đạt; S: sửa chữa; H: hỏng (bị loại thành phế phẩm).

KT: Kỹ thuật ; IE: bộ phận thiết kế mẫu (Industrial Engineering).

Rà soát lại 8 nguyên nhân phàn nàn cuả khách hàng trong 3 tháng vừa qua, nhóm chất lượng đã phát hiện ra ngoài 5 lần bị phàn nàn do giao hàng không đúng hẹn thì 3 lý do còn lại là khách hàng phát hiện có sản phẩm không đạt chất lượng trong lô hàng.

Kiểm tra lại toàn bộ dây chuyền sản xuất, nhóm đã phát hiện ra một số nguyên nhân: • Các QC đều kiểm tra bằng kinh nghiệm cảm tính không thông qua máy móc nên không kết quả phụ thuộc vào tâm trạng con người.

• Các QC tham gia vào quá trình như những người vận hành khác mà không đứng theo vị trí được phân công. Điều này tránh họ bị ác cảm với những người thao tác trên chuyền và giảm thời gian chờ. Hiện tượng này đã xảy ra rất lâu nhưng không được phát hiện. Vì thế,có những phế phẩm lọt qua trạm mà không được kiểm tra.

• Các số liệu về sai hỏng không được ghi nhận ngay mà tổng hợp ở cuối ngày, chúng bị sai lệch rất nhiều và không phản ảnh đúng thực trạng chất lượng.

• Những người vận hành coi trách nhiệm kiểm tra chất lượng của QC, và quan điểm rằng “công đoạn trước đã có QC đã kiểm tra, công đoạn này cũng có QC, QC phải kiểm tra và loại bỏ phế phẩm, đó là trách nhiệm của họ”. Điều này cho thấy tư tưởng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức và chưa được nhận thức qua sự tham gia của mỗi thành viên trong công ty.

Khắc phục:

• Các thông tin kỹ thuật về sản phẩm được chuyển cho QC trước một thời gian. Mỗi buỗi sáng trước khi làm việc, QC cùng các bộ phận khác điều phải có cuộc họp ngắn thông báo công việc, yêu cầu và chỉ tiêu làm việc trong ngày.

• Kiểm tra lại toàn bộ quy trình, sự bố trí QC trên mỗi công đoạn, xác định vị trí và nhiệm vụ cụ thể, không thực hiện sai chức năng. Phải có sổ theo dõi và cập nhật thông tin kịp thời. Nghiêm túc trong việc ghi nhận số liệu.

Nếu Koda muốn cạnh tranh bằng chất lượng thì phải huấn luyện ý thức chất lượng đến mỗi nhân viên, mỗi nhân viên là một QC, có quyền loại ra hoặc từ chối các sản phẩm bị khuyết tật và sai hỏng.

b. Tỉ lệ phế phẩm của các nhà thầu phụ

Phân tích nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ phế phẩm tại Fuji Denso rất cao ta thấy: Bảng 2.18: Bảng phân tích các nguyên nhân gây phế phẩm tại Fuji Denso

Khắc phục :

Koda hỗ trợ bằng cách:

• Giúp Fuji Denso đào tạo tay nghề thợ sơn, thiết lập quy trình sơn, chuyển giao công thức màu.

• Huấn luyện các bước thử nghiệm cần thiết trước khi bắt đầu sơn chính thức.

• Kiểm soát chặt chẽ các nguồn nguyên kiệu đầu vào (khi nhập kho) sao cho màu sắc cuả gỗ tự nhiên không quá sai biệt.

• Chỉ cho phép Fuji Denso thực hiện sơn nếu bản màu do Fuji Denso làm ra được giám đốc kỹ thuật Koda duyệt.

Một phần của tài liệu quản trị chuỗi cung ứng tại công ty koda international (Trang 26)