Đánh giá khả năng đảm bảo thanh khoản theo chuẩn mực Basel III trong hoạt động ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (2) (Trang 28)

động ngân hàng Việt Nam

Hiện nay, khi các ngân hàng trên thế giới đã đề cập tới việc áp dụng chuẩn mực Basel III thì các ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa chính thức đề cập tới việc áp dụng một chuẩn mực nào của Basel. Mặc dù các quy định trong những năm gần đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) như Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, thông tư số 13, 19 năm 2010 cũng đã đề cập tới một số vấn đề liên quan tới các điều khoản trong hiệp định Basel nhưng vẫn ở mức rất hạn chế. Việc các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chưa áp dụng các chuẩn mực của Basel một cách chính thức nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong khi các ngân hàng trên thế giới đã có những bước phát triển cao hơn sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Việc tiếp cận với các chuẩn mực của Basel, đặc biệt là Basel III đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel III gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động, giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị

trường tài chính quốc tế, tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam có thể mở rộng thị trường trong thời gian tới.

Basel III vẫn chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam.

Thanh khoản thị trường rất khó khăn, nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ do nợ xấu lớn và mất khả năng thanh khoản. Tâm lý thị trường lúc đó rất nặng nề.

Chính phủ đã đưa hệ thống ra khỏi thời kỳ này và đảm bảo được quyền lợi người gửi tiền để ngân hàng tiếp tục huy động vốn.

Basel III buộc các ngân hàng có hoạt động quốc tế phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 7%, cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn 2% hiện hành và cao hơn cả tỷ lệ 4% mà các ngân hàng Mỹ áp dụng sau khi kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng vào năm 2009.

Với quy định như vậy, một số ý kiến cho rằng, các NHTM Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng theo Basel III. Bởi theo quy định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN, kể từ ngày 1/10/2010, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo CAR là 9%, cao hơn so với quy định cũ là 8% và các NHTM chỉ phải điều chỉnh tăng tỷ lệ này vào các năm tiếp theo từ năm 2018 trở đi để đạt được tỷ lệ vốn tối thiểu 10,5%, kể cả phần vốn đệm dự phòng tài chính.

Để đạt được Basel III đòi hỏi phải đặt ra nhiều cơ chế mới như đầu tư về công nghệ, cơ sở hạ tầng có chất lượng, cơ sở dữ liệu thực sự phát triển trước khi bắt đầu suy nghĩ về mô hình tiên tiến để tối ưu hoá vốn của ngân hàng. Basel III là giải pháp tối ưu, nhưng nếu hệ thống ngân hàng Việt Nam không có yếu tố căn bản về cơ sở hạ tầng thì không thể tiếp cận.

Minh chứng cho khó khăn này, nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, ngay cả những NHTM lớn của Việt Nam như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, mặc dù hiện đều đảm bảo CAR 8% theo Quyết định 457 và các quyết định bổ sung, nhưng là được tính toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, nên có sự sai lệch khá xa khi tính lại theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Bên cạnh đó, vốn cấp 2 của các ngân hàng Việt Nam hiện còn hạn chế; vốn vay mượn dài hạn để tính vào vốn tự có là hạn chế. Mặt khác, việc đánh giá lại tài sản cố định của các ngân hàng Việt Nam hàng năm để tính lại vốn tự có là chưa được thực hiện.

Các khoản để tính vốn cấp 2 được xác định là 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cổ định theo quy định của pháp luật, 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật, quỹ dự phòng tài chính, trái phiếu chuyển đổi do tổ chức

tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện đưa ra (như kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm...), các công cụ nợ thỏa mãn các điều kiện đưa ra (như kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm...).

Sự hợp nhất, sáp nhập ngân hàng sẽ nâng quy mô ngân hàng, có nguồn vốn lớn hơn để phát triển và đặc biệt là tạo dựng khả năng chịu đựng rủi ro cao hơn. Đó cũng là điều kiện để tồn tại trong một môi trương kinh doanh khắc nghiệt hơn.

Kỷ luật trên thị trường hiện nay còn lỏng lẻo, còn cho phép những sản phẩm trái với thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng dễ tạo ra sự không ổn định của nguồn vốn tiền gửi, thậm chí là những “đột biến” rút tiền gửi mỗi khi thị trường có biến động/hoặc khi tâm lý người gửi tiền bị tác động bởi các thông tin sai lệch. Đó là các dạng sản phẩm: tiền gửi có kỳ hạn “được rút gốc linh hoạt” và khi rút gốc trước hạn “được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi”; “tiết kiệm lãi suất thả nổi” với đặc tính “cho phép khách hàng được rút trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất thực nhận rất hấp dẫn”

2.2.1. Thuận lợi

Thứ nhất, tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản LCR = Tài sản có tính thanh khoản cao Tài sản nợ phải thanh toán trong vòng 30 ngày >= 100%. Tỷ lệ LCR ra đời buộc các ngân hàng phải có đủ tài sản có tính linh hoạt cao để có thể sống sót trong trường hợp khan hiếm tín dụng. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên các nhà điều hành toàn cầu đòi hỏi từng ngân hàng phải có đủ tiền mặt và các tài sản có thanh khoản cao để vượt qua các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng kéo dài trong 30 ngày. Đây một trong hai nội dung quan trọng của gói cải cách chuẩn Basel III. Đây là một nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong bộ các chỉ số về vốn và thanh khoản theo chuẩn mực Basel III. Các quy định này được thiết lập nhằm ngăn chặn kịch bản lặp lại của khủng hoảng tài chính năm 2008. Điều đặc biệt là định nghĩa tài sản có tính thanh khoản cao được thể hiện chi tiết, được chia làm 2 cấp độ khác nhau. Cấp độ thứ nhất gồm tiền mặt, dự trữ, chứng khoán chính phủ,…chiếm tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 60% tổng thanh khoản. Cấp độ thứ hai ( có tính thanh khoản kém hơn ) không vượt quá 40%. Như chúng ta được biết sau khi thông tư 13 ra đời ( có quy định về tỷ lệ thanh khoản ) thì lượng trái phiếu chính phủ được nắm giữ một tỷ trọng cao hơn, được

phân bổ nhiều hơn. Do đó trên quan điểm về thanh khoản là tốt và nó thuộc cấp độ thứ nhất.

Thứ hai, tỷ lệ tài trợ ổn định thuần NSFR = Số tiền sẵn sàng cho tài trợ ổn định / Số tiền cần có cho tài trợ ổn định >=100%. Tỷ số này yêu cầu cao hơn về sự cân đối của thời hạn thanh toán giữa tài sản có và nguồn vốn.

2.2.2. Trở ngại

Mặc dù dự thảo về Basel III đã được công bố từ năm 2010 và theo lộ trình sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2015. Tuy nhiên basel III đã gặp phải rất nhiều chỉ trích về sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Nhiều nước châu Âu và châu Mỹ đã nhiều lần trì hoãn thực thi các quy định này.

Thứ nhất, theo các chuyên gia, để Basel III đi vào thực tiễn đòi hỏi phải đặt ra nhiều cơ chế mới như đầu tư về công nghệ, cơ sở hạ tầng có chất lượng, cơ sở dữ liệu phải thực sự phát triển trước khi bắt đầu suy nghĩ về vấn đề mô hình tiên tiến để tối ưu hóa vốn của ngân hàng. Thực tiễn cho thấy rằng yếu tố về cơ sở hạ tầng, dữ liệu của các ngân hàng Việt Nam vẫ chưa được hoàn thiện và còn nhiều bất cập. Vì thế Việt Nam dự định thực thi Basel III vào năm 2015 là hơi gấp nếu căn cứ vào các điều kiện hiện tại.

Thứ hai, trước đó các ngân hàng phàn nàn rằng họ không thể vừa tuân thủ quy định mới về lượng tài sản có thể dễ dàng bán được, vừa cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Từng lên tiếng cảnh báo các quy định quá nghiêm ngặt có thể kìm hãm cho vay và bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế. Vì thế quy định này cần linh động hơn trong những điều kiện thực tế khác nhau như nắm giữ nhiều loại tài sản đủ tiêu chuẩn, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và các chứng khoán thế chấp nhà ở chất lượng cao.

Thứ ba, cách tiếp cận của Ủy ban Basel được dựa trên giả thiết sai lầm là các thị trường chứng khoán đã hoạt động kém trong thời kỳ khủng hoảng, khi phần lớn thua lỗ giới hạn trong tài sản cầm cố dưới chuẩn. Quy định đánh đồng này có thể gây tác hại cho những tài sản chất lượng cao, nếu cũng phải dự phòng như tài sản chất lượng thấp, các ngân hàng sẽ

tiếp tục phải lệ thuộc vào tín dụng từ NHTW để cho vay, và hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng. Nếu không thay đổi, đề xuất này sẽ giảm đáng kể động lực của các ngân hàng khi tham gia việc chứng khoán hóa như các nhà đầu tư, nó có thể gây tác hại trầm trọng cho thị trường chứng khoán và tín dụng đối với nền kinh tế.

Việt Nam đang từng bước chuẩn bị và áp dụng các chuẩn mực Basel II. Đó là nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc hoàn thiện các quy định theo hướng ngày càng tiếp cận các chuẩn mực này như Thông tư 13/2010/TT-NHNN, lộ trình tăng vốn, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản và chất lượng tài sản (trong đó, phân loại nợ và các yêu cầu về xử lý, trích lập,…đang được xây dựng hoàn thiện). Yêu cầu các TCTD xây dựng hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ (VN, Erns & Young đang là nhà tư vấn phần lớn các NHTM). Thay đổi tư duy, năng lực, cơ chế và quy trình quản lý rủi ro.

KẾT LUẬN

Hiện nay Việt Nam cũng như các nền kinh tế mới nổi khác đều đối mặt với sự chưa ổn định về pháp luật cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong đó có những ảnh hưởng tác động đến sự thay đổi toàn diện của toàn hệ thống. Vì thế trong giai đoạn vừa qua các ngân hàng Việt Nam chưa có điều kiện để hoàn thiện hệ thống các cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin cũng như các văn bản pháp luật phục vụ nhu cầu của Hiệp ước Basel mới.

Thông qua toàn bộ nội dung đề tài, từ việc phân tích hoạt động hệ thống ngân hàng để tìm hiều những khó khăn, thách thức mà các ngân hàng có thể sẽ phải đối mặt trong quá trình vận dụng các quy định về đảm bảo thanh khoản theo các chuẩn mực của Basel III. Trên cơ sở này các ngân hàng cần có sự chuẩn bị chu đáo cho tương lai để áp dụng các quy định Basel III vào thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình môn Tiền Tệ Ngân Hàng của Ts. Hoàng Công Gia Khánh.

2 http://www.sbv.gov.vn 3 www.cafef.vn

4 www.tailieu.vn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (2) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w