Vai trò quản trị rủi ro thanh khoản đối với các NHTM

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (2) (Trang 27)

Thứ nhất, do có sự đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng nên quản trị thanh khoản tốt sẽ giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo được khả năng sinh lời cần thiết. Như chúng ta đã biết trong những năm 2008 khi hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh chóng, các ngân hàng tập trung chủ yếu vào hoạt động sinh lời nhưng chưa chú trọng vào quán lý thanh khoản, thể hiện trên các bản cân đối kế toán các khoản mục bằng tiền chiến tỷ trọng ít trong khi đó các khoản mục cho vay tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên trong năm 2012 vừa rồi, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vì thế có nhiều khoản vay ngân hàng không trả được. Do đó các ngân hàng trong giai đoạn này chú trọng nhiều về khả năng thanh khoản. Thể hiện rõ ràng là trên các bảng cân đối kế toán của các ngân hàng năm vừa rồi các khaonr mục có tính thanh khoản cao như tiền mặt, giấy tờ có giá, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó các khoản cho vay dài hạn bị siết chặt lại.

Thứ hai, nếu rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ để lại những hậu quả to lớn:

- Làm tăng chi phí do ngân hàng phải huy động với lãi suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản (mua thanh khoản trên thị trường); giảm thu nhập do ngân hàng phải bán các chứng khoán hoặc các tài sản khác với giá thấp. Hậu quả dẫn đến giảm giá trị thị trường vốn chủ sở hữu của NHTM. Ví dụ như trong năm 2012 một số ngân hàng nhỏ như: Đại Á, HD Bank,… gặp phải vấn đề thanh khoản cho nên các ngân hàng này phải vay trên thị

trường liên ngân hàng với lãi suất cực cao. Từ đó tăng chi phí và làm giảm thu nhập của ngân hàng.

- Nếu thiếu vốn khả dụng kéo dài, chậm được khắc phục có thể làm mất uy tín của ngân hàng trên thị trường, gây sức ép và trở ngại cho quá trình huy động vốn và cho vay, giảm thấp khả năng sinh lời. Mức độ nghiêm trọng hơn là xảy ra hiệu ứng dây chuyền bằng hiện tượng rút tiền ồ ạt của người gửi tiền, có thể đẩy NHTM đến bờ vực phá sản và dẫn đến sụp đổ hệ thống ngân hàng. Thực tế là do ảnh hưởng nặng nề của năm 2012, nên đầu năm 2013 dòng vốn có sự dịch chuyển mạnh từ các ngân hàng mất uy tín như Nam Việt, Đại Á, ACB, HD Bank,…. sang các ngân hàng có uy tín như BIDV, Vietcombank, Vietinbank,…

Thứ ba, trong các trường hợp đặc biệt, rủi ro thanh khoản đẩy ngân hàng vào tình trạng mất khả năng thanh toán và đưa ngân hàng đối mặt với khả năng bị phá sản, bị bán hoặc bị sáp nhập. Hơn nữa, rủi ro thanh khoản mang tính hệ thống, có thể đe dọa đến sự ổn định của cả hệ thống tài chính.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL III TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (2) (Trang 27)