CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – HƯNG YÊN (Trang 59)

7. Kết cấu chuyên đề

3.2.CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.2.1. Giai đoạn xây dựng

3.2.1.1. Quy hoạch xây dựng hợp lý

không cao và có thể xử lý. Mặt khác, do nhà máy nằm cạnh các nhà máy khác nên khả năng lam truyền chất ô nhiễm nhanh khi có sự cố môi trường xảy ra. Vì vậy, Công ty đã có thiết kế và kế hoạch xây dựng các phân xưởng sản xuất hợp lý không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn đảm bảo an toàn môi trường.

3.2.1.2. Các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công

Việc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường chủ yếu là các biện pháp hạn chế tác động trong quá trình thi công đến môi trường nước mặt, nước ngầm, đất, bảo vệ sức khỏe con người và phòng tránh tai nạn lao động, tệ nạn xã hội.

a. Biên pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước

Ô nhiễm đất là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến ô nhiễm nước ngầm và nước mặt, tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm đất là do quá trình vận chuyển vật liệu và thi công xây dựng nhà máy không thích hợp. Vì vậy các giải pháp thích hợp bao gồm:

Tại các tuyến đường chuyên chở vật liệu, tại khu vực thi công bố trí hệ thống tiêu thoát nước tạm thời hợp lý, đẩy nhanh tiến độ thi công.

Tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật khoan, đóng cọc nhằm tránh tình trạng thâm nhập của nước mặt vào nước ngầm.

Gỉam thiểu sự xả thải chất thải bao gồm các biện pháp sau:

Đối với chất thải sinh hoạt: Hợp lý hóa quá trình thi công nhằm giảm mật độ người trên công trường. Xây dựng lán trại tạm cùng với nhà vệ sinh di động, hệ thống cấp thoát nước tạm thời. Mỗi khu lán trại có 1 thùng đựng rác riêng. Gíao dục công nhân ý thức bảo vệ môi trường sống.

Đối với chất thải xây dựng: Trong thi công, xây dựng thải ra rất nhiều chất thải rắn như sắt, thép, gỗ, gạch đá… do đó sẽ có các giải pháp:

Hạn chế phát thải chất thải trong thi công như gạch vỡ, đất cát,..

Các phế liệu có thể tái chế, tái sử dụng như bao bì, xi măng... cần thu gom và tập trung tại nơi quy định để bán cho người đi thu mua.

Nhiên liệu phế thải do máy móc thải ra được bỏ vào thùng riêng. Không xả thải ra môi trường.

b. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

Trong thời gian thi công xây dựng nhà máy tiến hành tưới ướt đường, đất xây dựng để khống chế ô nhiễm bụi.

Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động (mũ bảo hiểm, khẩu trang, găng tay, ủng quần áo bảo hộ và các thiết bị bảo hộ khác) cho công nhân nhằm tránh tác hại của khí, bụi,..và tai nạn lao động.

Các xe vận chuyển vật liệu (sỏi, đá, cát, gạch) phải có bạt che.

Các công trình trong quá trình xây dựng phải có bạt che xung quanh, nhằm tránh bụi công trình và tai nạn lao động có thể xảy ra.

Không sử dụng thiết bị thi công quá cũ nhằm hạn chế ô nhiễm không khí và tiếng ồn quá lớn.

Có nội quy cụ thể đối với nhà thấu đến xây dựng nhà máy như: không đổ đất, cát từ trên cao xuống, tưới đất trong phạm vi xây dựng (03 lần/ngày).

Chất lượng môi trường không khí tại khu vực xây dựng nhà máy phải đạt các tiêu chuẩn TCVN 59372005, TCVN 59382005.

c. Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn và chấn động trong thi công

Gỉam tối đa tiếng ồn tại nguồn: thiết kế các bộ phận giảm âm, trang thiết bị tránh ồn bảo hộ cá nhân cho công nhân làm việc tại những bộ phận gây ồn như mũ chụp tai hoặc nút chống ồn bằng chất dẻo.

Tính toán thiết kế các móng máy có đủ khối lượng, chiều sâu để làm giảm độ rung của thiết bị.

Bố trí thời gian thi công vào ban đêm để giảm tối đa các tác động, nhất là tiếng ồn đối với những người đang hoạt động trong khu vực.

3.2.1.3. Biện pháp giảm thiểu các tác động khác: Tai nạn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh phòng dịch.

Thiết lập các hệ thống đèn báo hiệu, chuông báo cháy, kiểm tra rò rỉ các đường ống kỹ thuật, ống dẫn nhiên liệu... theo tiêu chuẩn quy định.

Các công nhân trực tiếp thi công, vận hành máy móc và thiết bi được đào tạo thực hành theo nguyên tắc đúng đắn, vận hành đúng nguyên lý máy móc thiết bị, kiểm tra và bảo trì kỹ thuật định kỳ.

Khi thi công, lắp ráp ở trên giàn giáo hoặc thiết bị trên cao phải đeo dây an toàn. Công nhân được đào tạo hoặc hướng dẫn thực hành để ứng xử với các tình huống theo quy tắc an toàn khi có sự cố. Chuẩn bị phương án dự phòng cho những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Phòng chống cháy nổ

Hạn chế số lượng vật liệu cháy dự trữ như: gỗ, tranh, tre, nứa lá...

Loại thải hơi dầu, dung môi và các chất lỏng cháy, dễ cháy tạo ra khi tiến hành công việc hoặc khi bảo quản.

Dựng các biển hiệu cấm đốt lửa tại những khu vực để vật liệu dễ cháy, không cho phéo đốt lửa không đúng quy định trên công trường.

Quy định nơi hút thuốc riêng, nơi sử dụng lửa.

Loại trừ nguyên nhân gây nổ các máy nén khí, bình chứa khí và các thiết bị áp lực khác.

Đề phòng xảy ra sự cố đối với các dây dẫn và cáp bọc cách điện, không được để chúng bị đốt nóng quá 60-100°C.

Để đảm bảo dòng điện khỏi quá tải và ngắn mạch nên dùng cầu chì an toàn và rơle tự ngắt mắc nối tiếp vào mạch.

c. Vệ sinh phòng dịch

Trong đời sống, đảm bảo vệ sinh ăn ở cho công nhân như: Bố trí hợp lý hệ thống đường xá, khơi thông cống rãnh.

Tạo hàng rào ngăn cách để tách biệt với khu vực nguy hiểm, đảm bảo an toàn. Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng cần thiết phục vụ thi công.

Nhà vệ sinh, nhà tắm đầy đủ. Nơi ăn ở thoáng mát.

Thực hiện ăn chín, uống sôi không sử dụng thức ăn ôi thiu. Xây dựng phòng y tế tạm thời, thuốc men đầy đủ.

3.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động

3.2.2.1. Giải pháp làm thoáng khu vực xay nghiền, lò hơi, lên men

Khu vực sàng, nghiền malt và gạo cũng gây ra một lượng bụi đáng kể, thành phần bụi chủ yếu là chất hữu cơ. Tuy nhiên trong hệ thống thiết bị nghiền của máy có thiết bị lọc cyclone và lọc túi vải để thu hồi malt và gạo, do vậy đa phần bụi sẽ được lọc trước khi thải ra ngoài.

Các số liệu thống kê về đặc tính khi kết hợp lọc cyclone và túi vải hiện nay trên thế giới cho thấy hiệu suất khi áp dụng cả hai thiết bị trên sẽ đạt khoảng 90% thành phần còn lại gồm 2% là các hạt bụi có kích thước dưới 10µm và được phân bổ như sau:

Bảng 14: Tỷ lệ phần trăm trọng lượng hạt bụi theo kích thước

Kích thước hạt bụi (µm)

Tối thiểu % Trung bình %

Tối đa %

2,5 10,5 13,8 17,0

6,0 28,0 30,5 33,0

10,0 49,0 49,0 49,0

Nguồn: Emission Estimation Techniques Manual for Beer Manufacturing, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Úc 1999 Trong trường hợp cụ thể của nhà máy, tải lượng ô nhiễm bụi tại nguồn như sau:

Tải lượng bụi Đơn vị Gía trị (ứng với 50 triệu lít/năm) Kích cỡ < 10 µm Kg/ngày 1,77

Kích cỡ > 10 µm Kg/ngày 7,2

Tổng cộng Kg/ngày 8,1

Như vậy, tải lượng bụi của nhà máy phát sinh từ khâu xay malt, nghiền gạo mỗi ngày là 16,02 kg.

Để không gây ảnh hưởng tới con người và môi trường có thể bố trí khu vực xay nghiền nguyên liệu ở nơi thoáng mát và cuối hướng đón gió. Công ty có thể đầu tư hệ thống thu hồi CO2 từ các tank lên men: giảm hoàn toàn lượng CO2 phát tán vào môi trường, góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.2. Gỉai pháp quản lý chất thải rắn

Bã bia, men bia, bã men đóng vào trong các silo ký hợp đồng bán cho bộ phận thu mua chất thải rắn của Tổng công ty Bia – Rượu – NGK Hà Nội.

Chai, nắp, vỏ hộp hỏng được thu gom và bán cho các cơ sở tái chế. Các kệ gỗ hỏng dùng làm nguyên liệu đốt.

Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý theo quy định.

3.2.2.3. Gỉai pháp chống ô nhiễm nhiệt, chống nóng

Thiết kế nhà xưởng thông thoáng, chiều cao các nhà xưởng lớn, trên mái nên lắp đặt các quả cầu hút gió, thông gió tự nhiên nhờ hệ thống cửa sổ và cửa mái.

Lắp đặt các lớp trần cách nhiệt để giảm bức xạ nhiệt truyền qua kết cấu mái. Lắp đặt hệ thống phun mưa tạo thành một lớp sương mù che phủ toàn bộ mái nhà xưởng.

Lắp hệ thống quạt thổi gió mát bên ngoài vào các vị trí công nhân thao tác để đảm bảo thoáng gió.

3.2.2.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và rung trong thời gian hoạt động của nhà máy

Sử dụng biện pháp cách ly, cách âm thích hợp.

Lắp đặt đệm chống rung, lò xo chống rung cho các thiết bị có công suất lớn. Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân, mũ chụp tai hoặc nút chống ồn.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng và nhiều biến động trong những năm qua ở Việt Nam cho thấy, nhiều dự án phát triển chỉ mới đạt được mục tiêu kinh tế mà chưa đi đôi với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên như định hướng đã đề ra. Vì vậy, yêu cầu đánh giá tác động môi trường không chỉ dừng lại ở hoạt động tuân theo quy định của pháp luật mà còn đòi hỏi đánh giá tác động môi trường ở trước và trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đánh giá tác động môi trường là một quy trình có tính hệ thống nhằm xem xét trước những hậu quả mà các hoạt động phát triển gây ra cho môi trường. So với cơ chế bảo vệ môi trường khác, cơ chế này tập trung vào ngăn ngừa ô nhiễm nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển bền vững.

Việc tiến hành đánh giá công khai, minh bạch sẽ giúp công chúng phát huy quyền dân chủ, đồng thời họ cũng nói lên những tâm tư, nguyện vọng của mình vì họ là những đối tượng trực tiếp chịu tác động của văn bản đó.

Đánh giá tác động môi trường góp phần hình thành một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, một xã hội văn minh, phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng môi trường. Nói cách khác, việc đánh giá tác động môi trường sẽ kết hợp chặt chẽ, thống nhất, hài hòa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và bảo vệ, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường trong hoạt động xây dựng pháp luật là nhằm xác lập phương thức đúng đắn phục vụ việc lồng ghép yếu tố phát triển bền vững vào nội dung của hoạt động pháp luật để cho ra đời những sản phẩm pháp luật có tính bền vững, ổn định, khả thi.

Việc đầu tư xây dựng Nhà máy Bia Hà Nội – Hưng Yên sẽ đóng góp cho ngân sách nhà nước đạt mức tăng trưởng cao, góp phần ổn định xã hội và cung cấp sản phẩm bia chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước.

Dự án góp phần tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong và ngoài KCN. Lợi ích kinh tế mang lại là tăng các khoản nộp thuế cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, ngoài việc mang lại các lợi ích kinh tế cho xã hội, còn gây ra những tác động tiêu cực cho con người và tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, việc thực hiện đánh giá TĐMT giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực và phát huy các kết quả tích cực về môi trường và xã hội.

Luận văn đã phân tích và chỉ rõ những tác động tiêu cực trong quá trình triển khai dự án cũng như đi vào sản xuất như:

Nước thải từ các công đoạn sản xuất Chất thải rắn, chất thải sinh hoạt

Là những tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu.

Trên cơ sở chỉ rõ nguồn gây ô nhiễm và dự báo các tác động, luận văn đã đưa ra các giải pháp khắc phục và phòng ngừa mang tính thực tiễn, dễ áp dụng.

Mục đích chính của đánh giá tác động môi trường là đảm bảo sự hài hòa phát triển kinh tếxã hội với việc bảo vệ môi trường, tạo ra sự phát triển bền vững.

Một số đề xuất:

Về nội dung đánh giá tác động môi trường:

môi trường không chỉ tập trung cho các dự án phát triển, tăng cường hơn nữa việc áp dụng vào các kế hoạch phát triển quy mô quốc gia, vùng, ngành;

Các vấn đề tồn tại trong các đánh giá ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường cần phải khắc phục, hoàn thiện hơn nữa các công cụ xử phạt nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật.

Về công tác triển khai thực hiện:

Cần có chính sách phù hợp để đảm bảo sự tham gia một cách hữu ích và đầy đủ của cộng đồng vào công tác đánh giá tác động môi trường;

Cần có lồng ghép các kết quả đánh giá tác động môi trường vào nghiên cứu khả thi và ra quyết định; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng các chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ thực hiện, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Để đảm bảo việc thực hiện ĐTM có hiệu quả cả khi đánh giá và khâu giám sát.

Cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm đảm bảo việc thực hiện ĐTM có thể đảm bảo về mặt khoa học mang đầy đủ ý nghĩa.

Do đề tài nghiên cứu còn khá mới mà thời gian và trình độ của em có hạn, chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong được Thày góp ý để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Để chuyên đề này được hoàn thành, em xin chân thành cảm ơn Thày giáo – TS. Đinh Đức Trường, Thày đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này!

Em xin chân thành cám ơn các anh, chị ở Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đã cộng tác với em để thực hiện đề tài có chất lượng, hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.

2. Nghị định số 89/2006/NĐCP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

3. Thông tư soos08/2006/TTBTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

4. Giáo trình :

Đánh giá tác động môi trường

Nhà xuất bản Bộ Giáo dục và Đào tạo trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 5. Trần Ngọc Chấn

Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tập I, II, III, 2001.

Hưng Yên, ngày …. Tháng…..năm 2013

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên:

Phạm Thị Hương

Lớp : Kinh tếQuản lý Tài nguyên và Môi trường Khóa: 52 Tên đề tài: Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng

nhà máy bia Hà Nội – Hưng Yên ( Công suất 50 triệu lít/năm)

Họ và tên cán bộ hướng dẫn : Ông LÊ ĐỨC LÀNH

Cơ quan: Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – HƯNG YÊN (Trang 59)