Tác động đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – HƯNG YÊN (Trang 54)

7. Kết cấu chuyên đề

2.5.2. Tác động đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động sản xuất

2.5.2.1. Ảnh hưởng từ các dự án xung quanh

Xung quanh nhà máy có các công ty Taiang, Công ty Alphanam, Công ty Ô tô Việt Nam là những công ty sản xuất các mặt hàng có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến môi trường sản xuất của nhà máy là không tránh khỏi như bụi, tiếng ồn… Công ty Bia Hà Nội – Hưng Yên đã có những biện pháp thiết thực để giảm thiểu nguồn ô nhiễm này. Nhà máy trồng cây xanh xung quanh để ngăn chặn tiếng ồn, ngăn bụi phát tán. Qúa trình sản xuất được thực hiện trong nhà kính, các tăng lên men, silon đựng nguyên liệu có nắp đậy cẩn thận, chuẩn bị những mái che tại những vị trí có khả năng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty.

2.5.2.2. Khí thải

Bảng 10: Tải lượng chất thải khí phát thải do đốt than

Các thông số Kết quả

Nồng độ (mg/m³) Tải lượng (kg/giờ)

Bụi 624 1,744

SO2 2108 2,502

NOx 305 0,850

CO 0,072

Nguồn: Cty CPDT PTCN BiaRượuNGK HN Theo Quyết định số 22/2006/QĐBTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sẽ là: Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 5939:2005

Bảng 11: Nồng độ tối đa cho phép của các chất gây ô nhiễm trong khí thải

Các thông số Kết quả

Nồng độ thải

(mg/m³)

Nồng độ tối đa cho phép

(mg/m³)

Bụi 624 200

NOx 305 580

Từ kết quả bảng tính toán trên cho thấy: Nồng độ SO2 cao hơn nồng độ tối đa cho phép (TĐCP) của TCVN 5939:2005 khoảng 4,2 lần. Bụi khói cao hơn nồng độ TĐCP 3 lần, các chỉ tiêu còn lại đều thấp hơn nồng độ TĐCP. Do đó để giảm thiểu ô nhiễm, Công ty CP đầu tư phát triển BiaRượuNước giải khát Hà Nội sẽ tiến hành lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý khí bụi và khí SO2 để giảm thiểu tác hại của nồi hơi.

2.5.2.3. Nước thải a. Nước mưa

Nước mưa chảy tràn của nhà máy phụ thuộc vào mùa. Khối lượng nước này khi chảy tràn cuốn theo cát bụi, dầu mỡ có thể gây ô nhiễm nhẹ.

b. Nước thải sinh hoạt

Với 102 lao động khi nhà máy đi vào ổn định thì nước thải sinh hoạt có khối lượng và tính chất như sau:

Khối lượng nước thải sinh hoạt: 2,5 m³/ngày đêm

Nước thải sinh hoạt chứa các loại vi khuẩn, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng

c. Nước thải sản xuất

Các hạng mục sử dụng nước:

1. Rửa các tank lên men: 200 m³/ngày đêm 2. Rửa chai: 320 m³/ngày đêm

3. Phục vụ sinh hoạt: 2,5 m³/ngày đêm 4. Vệ sinh nhà xưởng: 100 m³/ngày đêm

5. Nước công nghệ cho sản xuất: 710 m³/ngày đêm

Nước cấp cho toàn bộ quy trình sản xuất và sinh hoạt khoảng 1.330 m³/ngày đêm.

Bảng 12: Tính chất nước thải dòng tổng Thông

số

Đơn vị Nước thải sản xuất

Nước thải sinh hoạt

BOD mg/l 1.400 220 COD mg/l 2.200 350 SS mg/l 500 500 Tổng nitơ mg/l 30 40 Tổng phốt pho mg/l 25 8

Nguồn : Cty CPĐT PTCN Rượu Bia NGK HN

2.5.2.4. Chất thải rắn

Vỏ chai, bao bì đựng nguyên liệu: hàng năm Công ty sử dụng 4.094 tấn malt và 2.558 tấn gạo thải ra khoảng 133.040 vỏ bao bì các loại.

Các công đoạn rửa, chiết, thanh trùng chai, dán nhãn thải ra mảnh chai vỡ, nắp kim loại hỏng, giấy nhãn hỏng.

Hộp giấy carton hỏng, giấy gói, bìa Palet thải ra khoảng 15 kg/ngày.

Can nhựa, xô nhựa chứa hóa chat rửa và các chất thải khác thải ra ngoài khoảng 70 chiếc/ năm.

Việc vận chuyển bia trong khu vực nhà máy: các keg bia được nhập và xuất kho được vận chuyển bằng các loại xe chuyên dùng cỡ nhỏ và có kệ gỗ để có thể xúc dễ dàng. Các kệ gỗ này lâu ngày bị hỏng và được thải ra ngoài. Ước tình hàng năm có khoảng gần 100 kệ gỗ hỏng được thải ra.

Rác sinh hoạt

Dẻ lau thấm dầu mỡ, các vỏ thùng chứa hóa chất, ..

2.5.2.5. Tiếng ồn

Bảng 13: Tiêu chuẩn tiếng ồn tại khu vực làm việc trong cơ sở sản xuất Thời gian tiếp xúc Mức ồn cho phép (Dba)

8 giờ ≤ 85

4 giờ ≤ 90

2 giờ ≤ 95

30 phút ≤ 105

15 phút ≤ 110

< 15 phút ≤ 115

Nguồn : Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động 3733/2002/QĐ – BYT

2.5.3. Tác động đến kinh tế xã hội

2.5.3.1. Tác động đến chất lượng cuộc sống con người Sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh:

SO2: Bản chất SO2 là chất khí có tính độc hại ở nồng độ cao hơn 20mg/m³ con người tiếp xúc sẽ bị bệnh những bệnh cấp tính như viêm da, đau đầu, nôn mửa,….

CO2: Phát sinh từ quá trình đốt dầu và lên men bia, CO2 là khí nhà kính làm gia tăng nhiệt độ khí quyển.

H2S: Gây ô nhiễm mùi cho khu vực, làm giảm chất lượng môi trường sống của con người.

2.5.3.2. Tác động đến tài nguyên và môi trường Tác động đến nước mặt

Làm thay đổi chất lượng nước mặt

Nước thải sản xuất của nhà máy hiện nay bao gồm các loại nước thải của các công đoạn sản xuất như lọc, rửa thiết bị lên men, rửa sàn… Trong đó nước thải gây ô nhiễm nhất là nước thải ở giai đoạn lọc thô và lọc tinh. Nước thải từ phân xưởng lọc men có pH thấp và thường chứa một lượng lớn các vi sinh vật sau quá trình lên men. Ngoài ra nước thải sinh hoạt có thể chứa vi khuẩn gây bệnh nếu không được kiểm soát ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận.

Ảnh hưởng đến chế độ thủy động lực của nguồn tiếp nhận Tác động đến nguồn nước ngầm

Khi nước mặt bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, hợp chất nito, dầu mỡ, vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước giếng khoan khu vực dân cư xung quanh. Các khía cạnh làm giảm chất lượng nước:

Nước bị ô nhiễm khuẩn Ecoli Cạn kiệt nước ngầm vào mùa khô

Qúa trình tác động diễn ra nhanh hay chậm liên quan đến cấu tạo địa chất tầng dưới. Do tầng dưới chủ yếu là tầng sét nên tốc độ thấm diễn ra chậm vì vậy tác động đến chất lượng nước ngầm ít có khả năng xảy ra.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – HƯNG

YÊN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – HƯNG YÊN (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w