Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của HTND

Một phần của tài liệu Giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân (Qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế) (Trang 113)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.5. Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của HTND

HTND là chế định tiến bộ của pháp luật Việt Nam, lần đầu tiên đƣợc

Hiến pháp 1946 ghi nhận với tên gọi là Phụ thẩm nhân dân “Phụ thẩm nhân

dân được tham gia góp ý kiến nếu là việc tiểu hình và cùng quyết định với Thẩm phán nếu là việc đại hình” (Điều 65 Hiến pháp 1946). Với quy định

này, hoạt động xét xử vụ án của Tòa án, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, đƣợc đảm bảo dân chủ, nhân dân đƣợc cử đại diện tham gia. Hiến pháp 1959

trao cho HTND có quyền năng lớn hơn đó là “Khi xét xử, Thẩm phán và HTND độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” (Điều 130). Việc tham gia của

HTND vào hoạt động xét xử của Tòa án là biểu hiện tính ƣu việt của một nền tƣ pháp ở Việt Nam. Đa số các HTND tham gia hoạt động xét xử đã phát huy

đƣợc vai trò là “Người đại diện của nhân dân” và là ngƣời trực tiếp cùng với Thẩm phán. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc tham gia xét xử nói chung

của HTND trên các lĩnh vực cũng nhƣ trong HN&GĐ còn rất nhiều hạn chế nhất là trình độ kiến thức pháp luật, HTND do kiêm nhiệm nên thời gian dành cho nghiên cứu hồ sơ còn ít, khi tham gia xét xử việc thẩm vấn chủ yếu là do Thẩm phán thực hiện. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong hoạt động xét xử án HN&GĐ của TAND, HTND phải là những ngƣời có kiến thức nghiệp vụ vững vàng thì mới thực hiện đƣợc quyền mà pháp luật giao cho, đó là HTND ngang quyền với Thẩm phán do vậy trình độ năng lực của Hội thẩm cũng phải tƣơng đƣơng với Thẩm phán.

Thực hiện yêu cầu của cải cách tƣ pháp. Nghị quyết 08/NQ/'TW ngày 02/01/2004 chỉ rõ: Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế lựa chọn bầu cử, bồi dƣỡng, quản lý HTND nhằm đề cao trách nhiệm và vai trò của HTND trong công tác xét xử.

Hiện nay cả hai cấp TAND ở Thừa Thiên Huế có 208 HTND đƣợc Hội đồng nhân dân địa phƣơng bầu, chất lƣợng HTND tốt hơn so với nhiệm kỳ trƣớc. HTND là chủ thể trong hoạt động xét xử của TAND. Do đó, việc nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ xét xử của HTND ở Thừa Thiên Huế là vấn đề cần quan tâm, cần phải nâng cao năng lực và trình độ của Hội thẩm tƣơng đƣơng với Thẩm phán trong TAND đây là một trong những việc quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng xét xử các vụ án HN&GĐ.

2.3.6. Tăng cường phương tiện và điều kiện cơ sở vật chất cho các Tòa án nhân dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế và hoàn thiện chế độ chính sách đối với Thẩm phán, cán bộ tòa án

Thừa Thiên Huế thì cần quan tâm đến việc tăng cƣờng điều kiện cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc là một yêu cầu cấp thiết. Mặc dù đã đƣợc Nhà nƣớc quan tâm và đổi mới, nhƣng đến nay kinh phí hoạt động của ngành TAND nói chung và của TAND ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn còn hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác của Thẩm phán trong giải quyết án HN&GĐ còn hạn chế. Hoạt động xét xử của các TAND do vậy cũng bị ảnh hƣởng nhất định, nhƣ những phiên tòa đáng ra phải đƣợc xét xử trong nhiều ngày nhƣng do thiếu kinh phí nên thƣờng phải rút ngắn thời gian xét xử, ảnh hƣởng tới việc xem xét và đánh giá chứng cứ, hoặc khi tiến hành định giá và các phiên tòa xét xử xét lƣu động, nhất là ở cấp huyện, kinh phí hạn hẹp, không có ô tô vận chuyển các phƣơng tiện phục vụ cho công tác nghiệp vụ của Thẩm phán và cán bộ còn thiếu, các Thẩm phán thƣờng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu, văn bản pháp luật. Văn bản Pháp luật mới đƣợc ban hành chƣa đầy đủ và thƣờng xuyên. Công tác theo dõi hồ sơ, số liệu, thụ lý vụ án và lƣu trữ đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp thủ công, do đó không đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc ngày càng đa dạng và phức tạp. Do vậy, cần tăng cƣờng điều kiện về phƣơng tiện cơ sở vật chất cho các TAND ở tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể nhƣ sau:

- Hiện đại hóa các phƣơng tiện làm việc và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác xét xử. Nhà nƣớc nên có quy định rõ về việc cấp phát tài liệu và văn bản pháp luật cho Thẩm phán TAND hoặc trang bị cho mỗi Thẩm phán một máy tính cá nhân và phần mềm lƣu trữ văn bản pháp luật đƣợc cập nhật định kỳ, để các Thẩm phán có điều kiện thuận lợi trong việc đối chiếu quy phạm và ADPL. ứng dụng công nghệ thông tin và công tác thụ lý, theo dõi triệu tập những ngƣời tham gia tố tụng, công tác lƣu trữ và cấp phát trích lục bản án sau khi xét xử.

- Tăng cƣờng việc cấp tài liệu, sách báo về khoa học pháp lý cho các Thẩm phán và cán bộ, nhất là các tạp chí lý luận chuyên ngành để họ có thể

kịp thời nắm bắt đƣợc những thành tựu và sự phát triển của khoa học pháp lý trong tình hình mới.

- Trang bị cơ sở vật chất và hiện đại hóa phòng xét xử của các TAND, đảm bảo cho hoạt động xét xử tại phiên tòa đƣợc thuận lợi, an toàn, phòng xét xử phải thể hiện đƣợc tính nghiêm trang, tạo ra ý thức tin tƣởng vào công lý cho những ngƣời tham dự phiên tòa. Công tác bảo vệ cho Tòa án và các phiên tòa cũng cần phải đƣợc chú trọng, tránh các hiện tƣợng gây rối tại phiên tòa ảnh hƣởng đến sự tôn nghiêm ở nơi công đƣờng.

Bên cạnh việc tăng cƣờng điều kiện, phƣơng tiện cơ sở vật chất, Nhà nƣớc phải chú trọng đến việc hoàn thiện các chế độ chính sách đối với Thẩm phán và cán bộ ngành Tòa án. Trong thời gian qua, chính sách đối với Thẩm phán và cán bộ TAND đã đƣợc quan tâm, Thẩm phán có thang bậc lƣơng riêng, đƣợc hƣởng phụ cấp trách nhiệm, để họ yên tâm công tác và đầu tƣ nhiều thời gian vào công tác chuyên môn.

Nghề Thẩm phán là một nghề có tính đặc thù riêng, vất vả, khó khăn, phức tạp, chịu nhiều áp lực, có khi còn gặp những nguy hiểm cho bản thân và gia đình. Do vậy, cần xây dựng cơ chế bảo vệ đối với Thẩm phán và gia đình họ, xây dựng quy định về chế độ bảo hiểm để họ đƣợc hƣởng bồi thƣờng khi gặp rủi ro trong cuộc sống và trong nghề nghiệp.

Nhƣ vậy, hoàn thiện chế độ, chính sách đối với Thẩm phán, cán bộ và tăng cƣờng điều kiện, phƣơng tiện cơ sở vật chất cho các TAND ở tỉnh Thừa Thiên Huế, nhất là đối với TAND huyện cần sớm đƣợc quan tâm, nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động giải quyết án HN&GĐ.

2.3.7. Tăng cường hoạt động kiểm tra giám đốc đối Tòa án nhân dân cấp huyện, đảm bảo việc ADPL thống nhất

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 29, Luật Tổ chức Tòa án hiện hành, UBTP TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có nhiệm vụ, quyền hạn:

a. Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp dƣới bị kháng nghị.

b. Bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật tại TAND cấp mình và các Toà án cấp dƣới.

c. Tổng kết kinh nghiệm xét xử [35].

Với quy định này, nhiệm vụ của UBTP TAND tỉnh Thừa Thiên Huế là quan trọng và tƣơng đối nặng nề. Để giúp việc cho UBTP, phòng kiểm tra giám đốc TAND tỉnh Thừa Thiên Huế có 06 ngƣời trong đó một trƣởng phòng và những thẩm tra viên, chuyên viên pháp lý có trình độ chuyên môn vững vàng. Hàng năm, phòng kiểm tra giám đốc đã kiểm tra toàn bộ các hồ sơ vụ án của 09 TAND cấp huyện, thị xã, thành phố, giúp UBTP TAND tỉnh phát hiện những sai sót giải quyết án HN&GĐ, kịp thời rút kinh nghiệm, uốn nắn sửa chữa những sai sót đó. Khi phát hiện có sai sót, thẩm tra viên đã tham mƣu cho Chánh án kháng nghị những quyết định, bản án HN&GĐ đã có hiệu lực pháp luật để UBTP xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm.

Trƣớc yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp, thì nhiệm vụ của UBTP và phòng kiểm tra giám đốc TAND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng nặng nề hơn. Số lƣợng thẩm tra viên chuyên trách về án HN&GĐ thƣờng chỉ có 2 ngƣời, trong khi đó hàng năm phải đảm nhiệm nghiên cứu, kiểm tra một lƣợng án lớn của TAND cấp huyện. Việc phát hiện những sai sót về ADPL trong án HN&GĐ còn hạn chế. Nhƣ vậy, việc tăng cƣờng cho hoạt động kiểm tra giám đốc án của TAND ở tỉnh Thừa Thiên Huế về biên chế và trang thiết bị phục vụ cho công tác là yêu cầu đòi hỏi khách quan.

Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra giám đốc án của TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đối với việc ADPL trong giải quyết án HN&GĐ cần phải đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Kiện toàn tổ chức UBTP của TAND tỉnh Thừa Thiên Huế, ngoài các chức danh bắt buộc theo quy định của pháp luật là Chánh án, Phó chánh án, UBTP cần phải có thêm những Thẩm phán giỏi về trình độ, nghiệp vụ xét xử và có bề dày kinh nghiệm để hƣớng dẫn đƣờng lối giải quyết án HN&GĐ đƣợc chính xác.

- Kiện toàn về tổ chức, tăng số lƣợng thẩm tra viên và chuyên viên cho phòng kiểm tra giám đốc án của TAND tỉnh Thừa Thiên Huế. Các thẩm tra viên, chuyên viên pháp lý phải là những ngƣời có trình độ lý luận và có kinh nghiệm nghiệp vụ, để có thể giúp việc tốt cho UBTP trong công tác giám đốc án và hƣớng dẫn việc ADPL trong giải quyết án HN&GĐ cho các ở tỉnh TAND tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Công tác nghiên cứu hồ sơ vụ án trong hoạt động giám đốc án theo hƣớng khoa học, hiệu quả cao, thƣờng xuyên tổ chức các hội thảo, đẩy mạnh công tác nghiên cứu các đề tài khoa học ở cấp cơ sở trong giải quyết án HN&GĐ, tạo cơ sở lý luận cho công tác thực tiễn.

Tóm lại, công tác kiểm tra giám đốc án là hoạt động thƣờng xuyên, muốn làm tốt công tác này, cần phải làm tốt các giải pháp nêu trên. Qua công tác kiểm tra giám đốc án có tác dụng uốn nắn, khắc phục những sai sót trong giải quyết án HN&GĐ. Do vậy, cần coi trọng và quan tâm công tác kiểm tra giám đốc án, đây chính là một trong các biện pháp để nâng cao hiệu quả ADPL trong giải quyết án HN&GĐ của TAND ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngày một tốt hơn.

2.3.8. Tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử của ngành Tòa án làm cơ sở cho hoạt động giải quyết án HN&GĐ được thực hiện thống nhất

Muốn nâng cao chất lƣợng giải quyết án HN&GĐ trong cả nƣớc cũng nhƣ ở tỉnh Thừa Thiên Huế và hạn chế những thiếu sót, thì hàng năm phải

thƣờng xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động giải quyết án HN&GĐ là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của TANDTC và TAND cấp tỉnh đã đƣợc pháp luật quy định cụ thể là HĐTP TANDTC và UBTP TAND cấp tỉnh phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc ADPL để rút ra những mặt đã đạt đƣợc và những thiếu sót, những tồn tại về nhận thức pháp luật trong giải quyết án HN&GĐ. Với những vụ án có tính mẫu mực cho toàn ngành học tập và những bản án, quyết định đã ban hành chƣa chính xác, chƣa thỏa đáng, còn có những sai lầm trong xem xét, đánh giá chứng cứ, trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật và ban hành các bản án, quyết định để rút kinh nghiệm cho toàn ngành. Tổng kết kinh nghiệm giải quyết án HN&GĐ bao gồm cả việc xem xét, đánh giá kỹ năng xây dựng hồ sơ, chất lƣợng hồ sơ, cách sắp xếp hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ vụ án của Thẩm phán và HTND; kỹ năng tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để giải quyết những yêu cầu của vụ án và cả kỹ năng thực hiện các thao tác bắt buộc của quy trình tố tụng khi xét xử nhƣ xét hỏi, điều khiển phiên toà, tranh luận, nghị án, ban hành bản án và quyết định của Tòa án. Công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử giúp cho ngành TAND có điều kiện tìm ra những nguyên nhân xét xử đúng pháp luật và cả nguyên nhân sai lầm khi áp dụng pháp luật. Qua công tác tổng kết, từ đó có cơ sở đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, giải thích, hƣớng dẫn điều chỉnh về lĩnh vực HN&GĐ nhằm nâng cao tính khả thi pháp luật khi ban hành.

Thông qua công tác tổng kết kinh nghiệm ADPL trong giải quyết án HN&GĐ ở tỉnh Thừa Thiên Huế, giúp cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ Tòa án có những bài học bổ ích rút ra từ thực tiễn để nâng cao kỹ năng trong quá trình ADPL, giải quyết án HN&GĐ, những nhận định và lập luận sắc sảo, chính xác sẽ cho những bản án, quyết định đúng có sức thuyết phục; những phƣơng pháp xử lý tình huống thông minh, đúng pháp luật khi tiến hành điều

tra, tiến hành xét xử tại phiên tòa… sẽ giúp cho ngƣời Thẩm phán có những bài học đúc kết từ thực tiễn. Những sai lầm của việc ADPL trong giải quyết án HN&GĐ; những khiếm khuyết trong việc tổ chức và điều khiển phiên tòa; những bản án và quyết định chƣa đúng pháp luật; chƣa hợp tình, hợp lý… cũng là những bài học quý giá, bổ ích cho công tác của ngƣời Thẩm phán.

Nhƣ vậy, việc tổng kết kinh nghiệm xét xử, đặc biệt là việc tổng kết kinh nghiệm trong giải quyết án HN&GĐ của TAND ở tỉnh Thừa Thiên Huế có một ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận lẫn thực tiễn trong việc nâng cao chất lƣợng ADPL giải quyết án HN&GĐ. Do vậy, TANDTC và Tòa án tỉnh Thừa Thiên Huế cần tập trung vào công tác kiểm tra, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử trong hoạt động giải quyết các loại án nói chung và án HN&GĐ nói riêng. Qua công tác tổng kết kinh nghiệm giải quyết án HN&GĐ của TAND cần đƣợc coi là một nguồn để sửa đổi, bổ sung, xây dựng các quy phạm pháp luật để điều chỉnh tốt các quan hệ về HN&GĐ phù hợp với thực tế hiện nay.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng trong giải quyết án HN&GĐ của TAND ở tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ cấu tổ chức trong những năm qua của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hƣởng đến việc giải quyết án HN&GĐ. Đồng thời, phân tích, đánh giá những ƣu điểm, hạn chế và rút ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế đó. Để ngày một nâng cao hiệu quả của việc giải quyết án HN&GĐ, các chủ thể làm công tác thực tiễn cần thực hiện theo những quan điểm cơ bản về giải quyết án HN&GĐ. Bên cạnh đó, thực hiện đầy đủ, đồng bộ những giải pháp cụ thể nhƣ tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của ngành Tòa án nói chung và công tác giải quyết án HN&GĐ nói riêng. Thực hiện thƣờng xuyên những giải pháp nêu trên trong thời gian nhất định, mới tạo điều kiện

thuận lợi cho hoạt động giải quyết án nói chung của ngành Tòa án và hoạt động giải quyết án HN&GĐ ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Khi thực hiện tốt các giải pháp đã nêu ở chƣơng này, thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả trong giải quyết án ngày một tốt hơn.

KẾT LUẬN

Giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ là một hình thức thực hiện pháp luật nhƣng là hình thức đặc thù vì các chủ thể là cá nhân, đƣợc nhà nƣớc giao quyền nhƣ Thẩm phán, HTND và những ngƣời tiến hành tố tụng trong hoạt động giải quyết án HN&GĐ. Trong quá trình giải quyết họ thực hiện những

Một phần của tài liệu Giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân (Qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế) (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)