Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp ly hôn

Một phần của tài liệu Giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân (Qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế) (Trang 37)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp ly hôn

1.2.1.1. Căn cứ ly hôn

Căn cứ ly hôn là những tình tiết (điều kiện) đƣợc quy định trong pháp luật và chỉ khi có những tình tiết (điều kiện) đó, Tòa án mới đƣợc xử lý cho ly hôn [58].

Khi vợ chồng hay cả hai vợ chồng có yêu cầu ly hôn, sau khi thụ lý vụ kiện, Tòa án phải tiến hành điều tra và hòa giải, nếu hòa giải không thành và xét thấy giữa vợ chồng đã có mâu thuẫn sâu sắc, tình cảm yêu thƣơng giữa vợ chồng không còn nữa, mục đích của hôn nhân không đạt đƣợc, Tòa án mới giải quyết cho ly hôn.

Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:

“1. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng,

đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất

tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.

Cần hiểu quan hệ vợ chồng ở vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” là giữa vợ và chồng đã có nhiều lục đục, mâu thuẫn

sâu sắc đến mức vợ chồng không thể chịu đựng đƣợc nhau nữa, các thành viên trong gia đình không thể nào sống chung bình thƣờng, quan hệ vợ chồng không thể tồn tại đƣợc, sự tan vỡ của hôn nhân và ly tán của gia đình là không

thể tránh khỏi. Vì thế, không thể hiểu đơn giản “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” chỉ là biểu hiện tình yêu giữa vợ chồng không

còn nữa. Khi nói đến tình yêu trong quan hệ vợ chồng còn hay hết là mới chỉ nói đến quan hệ tình cảm có tính chất riêng tƣ của vợ chồng mà chƣa thấy hết mọi mặt khác trong đời sống vợ chồng nói riêng và đời sống gia đình nới chung. Và nhƣ vậy, khi giải quyết việc ly hôn, Tòa án cần phải kiểm tra, xem xét lợi ích của vợ chồng, của con cái, của gia đình và xã hội trong quan hệ hôn nhân đó ra sao? Có nhìn nhận một cách toàn diện nhƣ vậy thì giải quyết ly hôn chính xác mới mang lại kết quả tích cực, mới thúc đẩy các quan hệ hôn nhân và gia đình phát triển phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa, phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội.

Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 đã nêu rõ:

8.a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Tòa án quyết định cho ly

hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau,

như: Người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người

chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ

quan, tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như:

Thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân

phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

- Vợ, chồng không chung thủy với nhau, như: Có quan hệ ngoại tình,

đã được người chồng hoặc người vợ hay bà con thân thích của họ, hoặc cơ

quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có hành vi ngoại tình.

a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo

dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1. mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã

được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình

hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được”.

Khi thực tế quan hệ vợ chồng ở trong “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” thì thƣờng dẫn tới hậu quả làm cho “mục đích của

hôn nhân không đạt được”. Có mối liên hệ với nhau. Quan hệ vợ chồng đã ở vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài sẽ dẫn tới hậu quả là mục đích của hôn nhân không đạt đƣợc. Không thể có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc khi giữa vợ chồng đã có mâu thuẫn sâu sắc, họ không còn muốn sống chung, thậm chí không muốn nhìn mặt nhau nữa.

Theo quy định tại Điều 89 khoản 2 Luật HN&GĐ năm 2000: “Trong

trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn

thì tòa án giải quyết cho ly hôn” (Điều 78 khoản 2 BLDS năm 2005) Quy định này đã cụ thể hóa hậu quả của việc tòa án tuyên bố công dân bị mất tích

trong BLDS của Nhà nƣớc ta. Trong quan hệ HN&GĐ, việc chồng hoặc vợ bị mất tích đã ảnh hƣởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Cần phải giải phóng cho vợ, chồng thoát khỏi “hoàn cảnh đặc biệt” này, khi họ có yêu cầu đƣợc ly hôn với ngƣời chồng (vợ) đã bị tòa án tuyên bố mất tích.

Nhƣ vậy, căn cứ ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nƣớc ta đƣợc quy định dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, có cơ sở khoa học và thực tiễn kiểm nghiệm trong mấy chục năm qua, từ khi Nhà nƣớc ta ban hành Luật HN&GĐ năm 1959. Khi giải quyết ly hôn, không thể hiểu đơn

thuần “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của

hôn nhân không đạt được” là tình yêu giữa vợ chồng không còn nữa mà điều đó nói lên một thực trạng hôn nhân đã tan vỡ, quan hệ vợ chồng không thể tồn

tại đƣợc nữa, vì “sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và giả dối” và ly hôn là một giải pháp tích cực để giải phóng cho vợ chồng cũng nhƣ các thành viên

khác trong gia đình khỏi cảnh “bất bình thường” đó, bảo đảm lợi ích của vợ chồng, của gia đình và của xã hội.

Trong mọi trƣờng hợp ly hôn, dù ly hôn do một bên vợ, chồng hay cả hai thuận tình ly hôn, TAND phải tiến hành điều tra và hòa giải nhằm bảo vệ

lợi ích của gia đình, vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc, chỉ khi nào xét thấy quan hệ

vợ chồng đã thực sự đến mức “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không

thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” thì Tòa án mới giả quyết cho ly hôn. Đó là nội dung căn cứ ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam.

1.2.1.2. Điều kiện hạn chế ly hôn

Theo quy định tại Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2000:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết

việc ly hôn.

2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.

Theo quy định này, quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn là quyền của vợ, chồng hoặc cả hai vợ, chồng. Quyền này gắn liền với nhân thân của vợ, chồng, không thể chuyển giao. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi đã quy định điều kiện hạn chế ly hôn đối với ngƣời chồng, trong khi ngƣời vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dƣới mƣời hai tháng tuổi.

Cần hiểu rằng, trong quan hệ vợ chồng, việc sinh đẻ không phải đơn thuần là việc riêng của ngƣời vợ, đó là việc chung, là trách nhiệm chung của cả hai vợ chồng. Mặt khác, sinh đẻ là chức năng xã hội của gia đình. Vì vậy, phải thấy đƣợc trách nhiệm chung đó để giải quyết vấn đề ly hôn cho thỏa đáng, hợp lý, hợp tình nhằm bảo đảm quyền lợi của phụ nữ và của con cái, bảo vệ lợi ích của gia đình và xã hội.

Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ/HĐTP ngày 23/12/2000 hƣớng dẫn áp

dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 200 thì: „Luật chỉ quy định vợ

đang có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi”; do đó, khi ngƣời

vợ đang thuộc một trong các trƣờng hợp này (không phân biệt ngƣời vợ có thai với ai hoặc bố của đứa trẻ dƣới mƣời hai tháng tuổi là ai), mà ngƣời chồng lại có yêu cầu ly hôn, thì giải quyết nhƣ sau:

a. Trong trƣờng hợp chƣa thụ lý vụ án thì tòa án áp dụng điểm 1 Điều 36 Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trả lại đơn kiện cho ngƣời nộp đơn (nay là BLTTDS)

b. Trong trƣờng hợp đã thụ lý vụ án thì tòa án cần giải thích cho ngƣời nộp đơn biết là họ chƣa có quyền yêu cầu xin ly hôn. Nếu ngƣời nộp đơn rút yêu cầu xin ly hôn thì tòa án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Nếu ngƣời nộp đơn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và quyết định bác yêu cầu xin ly hôn của họ.

Ngoài ra, theo hƣớng dẫn tại điểm c mục 10 của Nghị quyết số 02/2000/NQ/HĐTP TANDTC đã ghi rõ: Cần chú ý là tuy pháp luật tố tụng dân sự chƣa quy định, nhƣng đối với ngƣời có đơn xin yêu cầu ly hôn mà bị tòa án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, ngƣời đó mới lại đƣợc yêu cầu tòa án giải quyết việc xin ly hôn. Đây là thời gian hợp lý nhằm tạo điều kiện cho cả hai vợ chồng suy nghĩ lại về quyết định xin ly hôn của mình.

Lƣu ý, điều kiện hạn chế ly hôn này (Điều 85 khoản 2) chỉ áp dụng đối với ngƣời chồng, mà không áp dụng đối với ngƣời vợ. Trong trƣờng hợp ngƣời vợ có thai hoặc đang nuôi con dƣới mƣời hai tháng tuổi, xét thấy mâu thuẫn giữa vợ chồng rất sâu sắc, tình cảm yêu thƣơng giữa vợ chồng đã hết, nếu duy trì quan hệ hôn nhân sẽ không có lợi cho sức khỏe của mình, của thai nhi hay của con mới sinh, mà ngƣời vợ có yêu cầu ly hôn thì tòa án vẫn thụ lý đơn yêu cầu xin ly hôn của ngƣời vợ và giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Một phần của tài liệu Giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân (Qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)