Áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp chia tài sản

Một phần của tài liệu Giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân (Qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế) (Trang 42)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp chia tài sản

sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

1.2.2.1. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Luật HN & GĐ năm 2000 là chế độ tài sản pháp định với hình thức chế độ cộng đồng tạo sản (tài sản mà vợ, chồng có đƣợc trong thời kỳ hôn nhân đƣợc xác định là tài sản chung, trừ những tài sản theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng). Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung cũng vẫn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi hôn nhân chấm dứt về mặt pháp lý (ly hôn; một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết).

Tuy nhiên, trên thực tế nhiêu cặp vợ, chồng muốn đƣợc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (có thể xuất phát từ mâu thuẫn giữa vợ, chồng trong quản lý sử dụng, định đoạt tài sản chung xuất phát từ mâu thuẫn về tình cảm, song họ không muốn ly hôn nhƣng muốn đƣợc độc lập về tài sản để tránh phát sinh mâu thuẫn và đƣợc độc lập trong cuộc sống…)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000: “Khi hôn

nhân tồn tại, trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa

thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Nhƣ vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ đặt ra khi có yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng hoặc của cả hai ngƣời. Nếu mỗi ngƣời thấy rằng việc chia tài sản là cần thiết thì có thể thuận với vợ, chồng mình để chia tài sản, nếu không thỏa thuận đƣợc thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Luật HN&GĐ hiện hành chỉ cho phép vợ hoặc chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà không cho bất kỳ một chủ thể nào khác có quyền này, kể cả ngƣời có quyền lợi liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (ví dụ nhƣ chủ nợ của một bên vợ hoặc chồng). Việc pháp luật không thừa nhận quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ

hôn nhân cho chủ thể thứ ba - ngƣời có quyền lợi liên quan đến tài sản của vợ chồng đã không bảo đảm đƣợc quyền lợi của những ngƣời này. Bởi lẽ trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng có nghĩa vụ với chủ thể này mà không thực hiện thì họ phải đƣợc quyền yêu cầu vợ chồng chia tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ của một bên vợ hoặc chồng. Có thể nói, đây là một thiếu sót, hạn chế mà pháp luật cần phải bổ sung.

Nếu nhƣ việc vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đƣợc quy định là điều kiện tiên quyết để vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đƣợc đặt ra thì để việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể đƣợc thực hiện, ngoài điều kiện nêu trên Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định vợ chồng phải có những lý do chính đáng. Điều này là cần thiết, bởi việc chia tài sản sẽ ảnh hƣởng đến khối cộng đồng tài sản, ảnh hƣởng đến nền tảng kinh tế chung của gia đình, từ đó tác động đến sinh hoạt bình thƣờng của vợ chồng, con cái, tác động đến lợi ích chung của gia đình. Chính vì thế, chỉ trong những trƣờng hợp cần thiết, để đáp ứng nhu cầu khách quan, lợi ích của các thành viên trong gia đình thì khối cộng đồng tài sản mới đƣợc phân chia. Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 vừa nêu ở trên thì chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại đƣợc tiến hành trong các trƣờng hợp sau:

- Vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng

Điều 57 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Để phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng và

xu hƣớng hội nhập của toàn cầu thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Nhà nƣớc ta đã có những chính sách quan tâm khuyến khích công dân tự do kinh doanh phát triển kinh tế. Theo đó quyền tự do kinh doanh đã đƣợc ghi nhận tại đạo luật cao nhất của nƣớc ta – Hiến pháp năm 1992, ngoài ra quyền này còn đƣợc cụ thể hóa và đƣợc ghi nhận bởi các quy định của pháp luật chuyên

ngành khác nhau nhƣ BLDS, Luật Doanh nghiệp, Luật Thƣơng mại… Do vậy, mọi công dân đều có quyền đƣợc tự do kinh doanh dƣới bất kỳ hình thức nào mà pháp luật không cấm. Hơn nữa trong nên kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay vợ, chồng, lợi ích chung của gia đình. Vợ, chồng lựa chọn “thời cơ” trong đầu tƣ, kinh doanh, cũng có thể do tính chất công việc, nghề nghiệp của vợ, chồng mà vợ, chồng lựa chọn quyết định. Khi có gia đình, việc kinh doanh của ngƣời vợ hoặc chồng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện theo ý muốn của mình, do họ còn bị ràng buộc bởi quan hệ hôn nhân, quyết định của họ không chỉ ảnh hƣởng đến riêng bản thân họ mà còn liên quan đến quyền và lợi ích chung của gia đình. Chính vì lẽ đó, để đảm bảo và tạo điều kiện cho vợ hoặc chồng có tài sản riêng làm vốn đầu tƣ kinh doanh, Luật HN & GĐ năm 2000 đã kế thừa và phát triển quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại. Đây là một điểm mới so với Luật HN&GĐ năm 1959. Quy định này, đồng thời bảo vệ đƣợc lợi ích chung của gia đình trƣớc hậu quả của việc kinh doanh. Không phải trƣờng hợp nào kinh doanh đều mang lại hiệu quả kinh tế, có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm cho việc kinh doanh không đƣợc “thuận buồm xuôi gió” dẫn tới thua lỗ, thì lúc này ngƣời vợ, chồng đã quyết định đầu tƣ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng khoản tài sản riêng của mình đã đƣợc chia trong khối tài sản chung của vợ chồng mà không ảnh hƣởng đến lợi ích chung của gia đình.

- Vợ, chồng thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng

Khi tham gia vào các quan hệ xã hội khác nhau, việc phát sinh các nghĩa vụ dân sự là một điều tất yếu. Điều 280 BLDS năm 2005 quy định:

Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi

chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền

công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”. Theo đó, trong quan hệ vợ chồng, nghĩa vụ dân sự

riêng có thể đƣợc hiểu là các nghĩa vụ phát sinh do hành vi không vì lợi ích chung của gia đình của một bên vợ hoặc chồng thực hiện trƣớc hoặc trong thời kỳ hôn nhân. Nghĩa vụ dân sự này có thể là ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng đã vay nợ chủ thể thứ ba để sử dụng vào nhu cầu riêng hay trong trƣờng hợp ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng đã vi phạm pháp luật dẫn tới hậu quả buộc phải thực hiện một nghĩa vụ dân sự nào đó (bồi thƣờng thiệt hại).

Khi phát sinh các nghĩa vụ dân sự riêng, về nguyên tắc ngƣời vợ hoặc chồng có nghĩa vụ dân sự riêng phải dùng tài sản riêng của mình, nếu tài sản riêng của ngƣời đó không có hoặc không đủ mà vợ chồng không thể thỏa thuận dùng tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng cho một bên thì vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để ngƣời vợ, chồng lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng nhằm thanh toán nghĩa vụ dân sự riêng đó.

Pháp luật quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng cũng đồng thời nhằm bảo đảm quyền lợi cho ngƣời thứ ba khi tham gia giao dịch dân sự, đồng thời tạo điều kiện để vợ chồng có thể thực hiện tốt trách nhiệm của mình khi tham quan hệ tài sản với ngƣời thứ ba. Nó còn là cơ sở phân định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng trong quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản trong gia đình.

- Trường hợp có lý do chính đáng khác

Trong đời sống xã hội, có rất nhiều lý do mà pháp luật không thể dự liệu hết để có thể chia tài sản chung của vợ chồng. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của nền kinh tế kéo theo đó là sự phát triển của các mối quan hệ xã hội mà pháp luật không kịp dữ liệu để điều chỉnh; Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định trong trƣờng hợp vợ chồng có “lý do chính đáng khác” thì có thể

thỏa thuận hoặc yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đây là một quy định “mở” không mang tính chất kiệt kê củ thể. Điều này, đã tạo ra sự linh hoạt trong việc giải quyết các trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, pháp luật đã mở rộng các trƣờng hợp vợ chồng có thể yêu cầu chia tài sản chung. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, quy định này đã dẫn đến mặt trái của nó, vợ, chồng, có thể nhân cơ hội này để thỏa thuận chia tài sản chung một cách tùy tiện nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ dân sự hay tẩu tán tài sản. Nếu nhƣ trƣớc đây theo sự hƣớng dẫn của Nghị quyết số 01/NQ/HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của luật HN&GĐ năm 1986 thì “trong khi hôn nhân còn tồn tại, Điều 18 cho phép chia tài sản của vợ chồng nếu có lý do chính đáng (nhƣ: vợ chồng tính tình không hợp nhƣng con cái đã lớn nên không muốn ly hôn mà chỉ muốn ở riêng, do đó, một bên hoặc cả hai bên xin chia tài sản thì tài sản đƣợc chia nhƣ khi xử về ly hôn”. Quy định này, thể hiện bản sắc dân tộc, phù hợp với phong tục tập quán, với nếp suy nghĩ của ngƣời phƣơng đông, trƣớc hết vì sự yên ấm của gia đình, vì lợi ích con cái mà vợ chồng không muốn ly hôn, họ có thể yêu cầu chia tài sản chung. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2000 lại chƣa có quy định cụ thể thế nào đƣợc coi là “lý do chính đáng”, do vậy, không đủ cơ sở để đánh giá xem xét lý do mà vợ chồng đƣa ra chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có chính đáng hay không. Chính điều này, đã làm nảy sinh những quan điểm không thống nhất khi xét xử, dẫn đến tình trạng cùng một lý do nhƣng Tòa án này lại xác định là “lý do chính đáng” nhƣng Tòa án khác lại không xem đó là “lý do chính đáng” để cho chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Nghiên cứu pháp luật của một số nƣớc, Điều 148 BLDS và Thƣơng mại

Thái Lan quy định: “Nếu vợ hoặc chồng gây ra những mất mát tài sản không

chung “hay” do quản lý kém hoặc thiếu đạo đức mà việc duy trì cộng đồng tài sản sẽ gây phương hại đến người kia” đƣợc coi là lý do chính đáng để

chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại. Do vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 cần bổ sung quy định hƣớng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Trên thực tế hiện nay, có rất nhiều trƣờng hợp vợ, chồng vì muốn tránh thực hiện nghĩa vụ riêng của mình đã cùng nhau bàn bạc thỏa thuận chia tài sản chung. Để hạn chế tình trạng này, khoản 2 Điều 29 Luật HN&GĐ năm

2000 quy định: “Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực

hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận”. Sở dĩ pháp luật

quy định nhƣ vậy nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba (ngƣời có quyền lợi liên quan đến tài sản của vợ chồng); Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định các trƣờng hợp vợ chồng chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ tài sản sẽ bị Tòa án tuyến bố vô hiệu bao gồm: Nghĩa vụ nuôi dƣỡng, cấp dƣỡng; nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp; nghĩa vụ nộp thuế, tài chính đối với Nhà nƣớc; nghĩa vụ trả nợ…Quy định này đã tạo ra là một hành lang pháp lý để các cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hƣởng khi vợ chồng chia tài sản chung, có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình, đồng thời góp phần tích cực vào việc đấu tranh phòng chống hành vi vi phạm trên thực tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tập thể và xã hội.

Có thể nói, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ đƣợc thực hiện trên thực tế khi có đầy đủ cả điều kiện cần là có yêu cầu chia tài sản chung của một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng và điều kiện đủ là có các lý do chính đáng đƣợc pháp luật cho phép, đồng thời việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản. Khi có đầy đủ các điều kiện này thì tài sản chung của vợ chồng mới đƣợc chia trong thời kỳ hôn nhân.

1.2.2.2. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

* Hậu quả về nhân thân

Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 thì quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại trƣớc pháp luật, vợ chồng có thể sống chung hoặc riêng nhƣng các quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng vẫn đƣợc đảm bảo thực hiện. Theo đó các quyền nhân thân giữa vợ chồng với tƣ cách là công dân (quyền đối với họ, tên; quyền xác định lại dân tộc; quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo…) các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn vẫn đƣợc duy trì không thay đổi so với trƣớc khi chia tài sản chung của vợ chồng. Điều 18 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: Vợ, chồng vẫn phải có nghĩa vụ chung thủy, thƣơng yêu, quý trọng, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc… Do quan hệ hôn nhân không chấm dứt cho nên vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình; vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau (Điều 21); vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhau; không đƣợc cƣỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào (Điều 22). Ngoài ra, vợ chồng vẫn có thể ủy quyền cho nhau trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Nếu một ngƣời bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì bên kia vẫn có thể trở thành ngƣời giám hộ đƣơng nhiên hoặc đại diện theo pháp luật của ngƣời đó khi có đủ điều kiện. Khi một ngƣời chết trƣớc, ngƣời còn lại vẫn đƣợc hƣởng di sản thừa kế của ngƣời đã chết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Nhƣ vậy, sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì quan hệ nhân thân của vợ chồng vẫn đƣợc giữ nguyên nhƣ trƣớc

Một phần của tài liệu Giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân (Qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)