Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề nhằm tạo dựng các tình huống có vấn đề:

Một phần của tài liệu SKKN Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh THPT khi dạy học thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945 (Trang 35)

đề nhằm tạo dựng các tình huống có vấn đề:

Tình huống có vấn đề có khả năng kích thích tư duy hình tượng, tư duy logic và cảm xúc thẩm mỹ ở học sinh. Do vậy, các tình huống có vấn đề luôn khích lệ học sinh bộc lộ thị hiếu thẩm mỹ của mình với tất cả những yêu mến, khen chê, những đúng sai trong nhận thức, đánh giá về tác phẩm. Ở đây cần có vai trò trọng tài của giáo viên để kịp thời điều chỉnh những nhận thức sai, trân trọng, biểu dương những khám phá mới mẻ của các em trên cơ sở lắng nghe và giúp các em bộc lộ các quan điểm đa dạng, phát biểu các quan điểm đó một cách sinh động. Từ đó, giáo viên bổ sung, khắc sâu những kiến thức về tác phẩm và đánh giá ý nghĩa của tác phẩm đối với cuộc sống hôm nay. Về phía học sinh, việc cảm, hiểu tác phẩm sẽ dần dần hình thành ở các em khả năng nhận biết thế nào là một tác phẩm có giá trị. Phản ứng của các em sẽ ngày càng mau lẹ, nhạy cảm nếu quá trình tiếp xúc với các tác phẩm ưu tú được tiến hành thường xuyên, đều đặn. Trong quá trình bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, một mặt, giáo viên cần định hướng phát triển thị hiếu thẩm mỹ của học sinh theo chiều hướng tích cực, lành mạnh. Mặt khác, phải khuyến khích các em không ngừng khám phá những giá trị mới của tác phẩm để phát triển cá tính của thị hiếu thẩm mỹ.

Tình huống có vấn đề được tạo dựng thông qua hệ thống câu hỏi có vấn đề.

Trong một tác phẩm bao giờ cũng chứa đựng nhiều yếu tố có khả năng trở thành tình huống có vấn đề. Việc tìm kiếm những yếu tố này để xây dựng tình huống có vấn đề phụ thuộc vào từng thể loại. Chẳng hạn, từ tính hàm súc của ngôn ngữ thơ, giáo viên có thể đặt câu hỏi nêu vấn đề để đưa học sinh vào tình huống có vấn đề.

Ví dụ:

Vì sao Xuân Diệu đặt tên tác phẩm là "Vội vàng"? Có người cho rằng tiêu đề ấy thể hiện:

- Triết lý sống.

- Lối sống và điệu hồn nhà thơ. - Quan điểm thẩm mỹ mới. Ý kiến của em như thế nào?

Một đặc điểm nổi bật của cảm xúc trong thơ trữ tình là sự thống nhất giữa tính cá thể hoá cao độ và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Học sinh thường đồng nhất cái tôi tác giả và cái tôi trữ tình trong bài thơ đồng thời chỉ chú ý đến khía cạnh riêng biệt, độc đáo của cảm xúc, tâm trạng. Do đó, giáo viên có thể xuất phát từ tình huống này để đề xuất câu hỏi nêu vấn đề, từ đó giúp học sinh ý thức được sự thống nhất riêng- chung trong nội dung cảm xúc của bài thơ, tính cụ thể hoá và khái quát hoá nghệ thuật của cảm xúc trữ tình.

Ví dụ:

Cảm xúc chủ đạo trong bài "Tràng giang" là gì? - Cảm xúc nhớ nhà.

- Cảm xúc "thiếu quê hương". - Buồn và vô vọng.

Đặt trong hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đây có phải là tâm trạng chung của các nhà thơ lãng mạn không? Hãy lý giải điều đó qua chính bài thơ.

Một phần của tài liệu SKKN Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh THPT khi dạy học thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w