Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ qua việc tạo dựng bầu không khí xã hội lịch sử của tác phẩm:

Một phần của tài liệu SKKN Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh THPT khi dạy học thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945 (Trang 28)

sử của tác phẩm:

Việc dựng lại bầu không khí xã hội- lịch sử cụ thể là điều kiện hết sức quan trọng để người đọc kết nối được những mối liên hệ vô hình giữa nhà thơ và tác phẩm, từ đó

dễ dàng thâm nhập vào thế giới hình tượng nghệ thuật và nắm được giá trị thẩm mỹ đích thực của tác phẩm. Đồng thời, việc tái hiện hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có tác dụng khơi dậy trí tưởng tượng và những xúc cảm của học sinh về tác phẩm, tạo ra bầu không khí văn chương cần thiết để cuộc trò chuyện tâm tình giữa nhà thơ và học sinh diễn ra tốt đẹp. Giáo viên có thể dựng lại bầu không khí xã hội- lịch sử của tác phẩm bằng những tư liệu lịch sử, bằng hồi ức của những người đương thời hoặc bằng chính hồi ký, bút ký, nhật ký… của tác giả và bằng những câu hỏi dắt dẫn.

Tuy nhiên, việc tạo dựng bầu không khí xã hội- lịch sử cần được thực hiện một cách phù hợp, đúng liều lượng ở từng bài dạy trên cơ sở tiếp cận văn bản một cách chính xác.

Ví dụ:

Dạy bài "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, giáo viên cần giúp học sinh hình dung lại hoàn cảnh ra đời rất đặc biệt của tác phẩm. Khi đang ở độ chín của tài năng, Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong- một căn bệnh hiểm nghèo được xếp vào hàng "tứ chứng nan y" thời bấy giờ. Cái trớ trêu, éo le của căn bệnh là ở chỗ nó không chỉ khiến người bệnh bị đau đớn, hủy hoại về thể xác mà còn bị người đời xa lánh, hắt hủi. Từ đây, chàng thi sĩ trẻ tuổi, tài hoa vốn yêu đến tột cùng cuộc đời và con người buộc phải xa lánh cõi đời. Đó là cội nguồn của những đau thương trong thế giới thơ của Hàn Mạc Tử. Thi sĩ tạo ra hai thế giới đối lập: "trong này" và "ngoài kia". "Trong này" là cõi chết, là địa ngục, "ngoài kia" là thiên đường, là cõi sống. Giữa "trong này"và "ngoài kia" được đo bằng một tầm tuyệt vọng:

Tôi đang còn đây hay ở đâu Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu

Sao bông phượng nở trong màu huyết Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu.

Trong lúc những đau đớn , bất hạnh ấy của cuộc đời giằng xé thể xác và tâm hồn, Hàn Mặc Tử nhận được bức bưu ảnh chụp phong cảnh sông nước có thuyền và bến kèm theo mấy lời thăm hỏi của Hoàng Cúc. Bức ảnh gọi về những kỷ niệm đẹp đẽ, cùng mối tình đơn phương với cô thiếu nữ xứ Huế, từ đó khơi nguồn thi hứng cho bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ". Việc tạo dựng hoàn cảnh ra đời của tác phẩm sẽ tạo tâm thế "nhập cuộc" cho học sinh, thiết lập dòng liên tưởng cảm xúc, giúp các em dễ dàng thâm nhập vào thế giới hình tượng của tác phẩm để hiểu được tình yêu cuộc sống mãnh liệt nhưng đầy uẩn khúc của nhà thơ, lý giải được dạng liên kết vừa đứt đoạn vừa nhất quán của mạch thơ, mạch cảm xúc. Nhưng chỉ giới hạn bài thơ trong hoàn cảnh riêng tư của thi sĩ thì chưa đủ. Để nâng cao ý nghĩa và giá trị thời đại, giáo viên cần giúp học sinh hình dung lại hoàn cảnh đau thương, đầy bế tắc của tầng lớp trí thức tiểu tư sản trước cách mạng. Trong thời điểm đó, tình yêu cuộc sống đi kèm với cảm nhận về sự bấp bênh, hư ảo của hạnh phúc và tình yêu là nỗi đau chung của các thi sĩ lãng mạn. Đó là lý do vì sao bài thơ sớm tìm thấy sự đồng cảm, đồng điệu ở người đọc ngay tại thời điểm nó ra đời.

Đang sống ở Hà Tĩnh gió Lào nóng bức, lần đầu tiên ra thủ đô, Xuân Diệu đã cảm nhận rất rõ cái nắng thu, lá thu, gió thu, trời thu Hà Nội. Bài thơ "Đây mùa thu tới" đã ra đời trong niềm xúc động, sự say mê, rạo rực, háo hức của một người đang tìm tòi, khám phá vẻ đẹp rất đặc trưng của mùa thu đất kinh thành.

Một phần của tài liệu SKKN Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh THPT khi dạy học thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w