- Vụ Xuân Hè, màu sắc vai quả cũng tương tự như vụ Thu Đông.
4.8.2. Màu sắc vai quả khi chín
Màu sắc quả được hình thành do các sắc tố Chlorophyl (màu xanh), Lycopen (màu đỏ), Caroten (màu vàng) trong thịt quả và ở ngoài vỏ quả. Khi quả xanh sắc tố chlorophyl được hình thành, còn các sắc tố kia bị ức chế nên quả có màu xanh, khi quả đạt được kích thước tối đa và nhiệt độ 15-350C thì quá trình ức chế quá trình hình thành Chlorophyl và nó bị phân hủy đồng thời diễn ra quá trình hình thành các sắc tố tạo nên màu quả chín. Khi nhiệt độ 12- 28 0C thì sắc tố Lycopen được hình thành, sắc tố Caroten bị ức chế nên quả sẽ có màu đỏ đẹp. Nhưng khi nhiệt độ > 30 0C thì sắc tố Lycopen bị phân hủy sắc tố Caroten được hình thành nhiều nên quả thường có màu đỏ vàng. Tuy nhiên khi nhiệt độ > 36 0C thì cả 2 sắc tố này đều bị ức chế do vậy quả không có khả năng chín. Gần đây có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và chọn tạo ra các giống cà chua có khả năng chín đỏ ở nhiệt độ cao.
Ngoài yếu tố nhiệt độ và ánh sáng thì màu sắc quả khi chín còn được đặc trưng bởi đặc tính di truyền của từng giống. Màu sắc khi chín là một chỉ tiêu quan trọng đối với cây cà chua. Khi quả chín màu đỏ của quả càng đậm thì chất lượng cảm quan cũng như chất lượng hóa sinh sẽ đạt kết quả cao và ngược lại. Do vậy, màu đỏ của cà chua chính là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả tốt.
Màu sắc quả khi chín hoàn toàn được quan sát theo hai vụ như sau;
- Vụ Thu Đông, quan sát và phân biệt màu vỏ quả khi chín bao gồm: đỏ, đỏ đậm, đỏ tươi.
tươi, đỏ có loang vàng.
Màu sắc quả khi chín được trình bày trong bảng 4.16 và 4.17. Qua hai bảng trên nhận thấy các giống khác nhau có màu sắc chín khác nhau trong cùng một thời vụ. Vụ Thu Đông, các tổ họp lai khi chín có màu đỏ tươi bao gồm T14, T16, T18 và giống đối chứng, các tổ hợp lai còn lại có màu đỏ đậm.
Vụ Xuân Hè, các tổ hợp lai T12, T17, T19 và giống đối chứng là những tổ hợp lai khi chín có màu đỏ đậm, còn lại các tổ hợp lai khác khi chín có màu đỏ tươi.