Đối tượng lãnh đạo khi bước vào thời kì Đảng cầm quyền xây dựng xã hội XHCN.

Một phần của tài liệu câu hỏi và đáp án ôn thi môn học xây dựng đảng (Trang 36)

+ Những thành tựu mới của khoa học công nghệ đã tạo bước chuyển mới về chất trong tầm nhìn, cách nghĩ, lối làm ăn của con người trên khắp hành tinh; tạo ra những điều kiện và khả năng mới trong lao động, lãnh đạo, quản lí làm xuất hiện những mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều giữa các quốc gia dân tộc có chế độ chính trị khác nhau. Nhân tố khách quan đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới về phong cách làm việc khoa học là yêu cầu quan trọng, bức xúc của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.

+ Đổi mới phong cách làm việc của người lãnh đạo là để khắc phục những yếu kém trong công tác hiện nay của đội ngũ cán bộ lãnh đạo như tình trạnh quan liêu, xa rời thực tế, không sâu sát nhân dân, thiếu dân chủ, kỉ luật lỏng lẻo, không tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, nói nhiều làm ít, chương trình làm việc rập khuôn máy móc; thiếu tính quyết đoán, dựa dẫm vào tập thể…

Chính vì những lí do trên đây mà chúng ta cần phải đổi mới phong cách làm việc của người lãnh đạo nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện phong cách làm việc của người lãnh đạo với những đặc trưng cơ bản sau:

+ Sự thống nất giữa tính Đảng, tính nguyến tắc cao với sự năng động sáng tạo, nhạy cảm với cái mới. + Sự thống nhất giữa tính nhiết tình cách mạng với tính trung thực, khách quan khoa học.

Sự thống nhất giữa cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cá nhân cao. + Sự thống nhất giữa nhận thức và hoạt động thực tiuễn, lời nói đo đôi với việc làm.

+ Sâu sát cơ sở, thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân.

Những đặc trưng cơ bản trên đây là một thể thống nhất, tạo thành phong cách làm việc khoa học của người cán bộ lãnh đạo, nó thể hiện ở hiệu quả công việc và uy tín của người cán bộ trong quần chúng, góp phần thực hiện nghị quyết mà Đảng ta đã đề ra về tiếp tục đổi mới công tác cán bộ “xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lí ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân” (Văn kiện ĐHĐB Toàn Quốc lần thứ IX, NXB

CTQG, HN 2001, Trang 141)

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt luôn luôn là mắc khâu quan trọng nhất trong mỗi giai đoạn cách mạng. Chất lượng người lãnh đạo được tạo thành bởi nhiều yếu tố: phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ trí tuệ, năng lực thực tiễn, phong cách làm việc… trong đó phong cách làm việc giữ vai trò quan trọng.

Trong hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng ta, trong những bài học ở từng giai đoạn cách mạng là Đảng luôn coi trọng xây dựng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng qua các kỳ đại hội của Đảng. Nhất là từ đại hội III đến nay. Trong văn kiện của các đại hội đảng đều có một phần tổng kết về rèn luyện phong cách làm việc khoa học cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp. Mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đại hội VI chỉ rõ: phải đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy, đổi mới công tác tổ chức và cán bộ, đổi mới phong cách làm việc của người lãnh đạo. Đảng ta coi việc đổi mới phong cách làm việc là một trong những nội dung quan trọng của việc đổi mới bản thân Đảng và sự lãnh đạo của Đảng. Đại hội VII của Đảng xác định “Đổi mới một bước cơ bản nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng” là một trong những yêu cầu đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong những năm tới.

Như vậy, Đảng ta sắp xếp công tác đổi mới với đổi mới phong cách làm việc. Bởi vì đổi mới phong cách làm việc làm nâng cao chất lượng hiệu quả làm việc của người cán bộ lãnh đạo.

Phong cách làm việc khoa học là một bộ phận cấu thành chất lượng của người cán bộ.. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ của giai cấp công nhân, đồng thời là của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là người khởi xướng và nêu tấm gương sáng về việc rèn luyện xây dựng và rèn luyện phong cách làm việc khoa học. Người đã để lại cho các cán bộ Việt Nam và cho toàn Đảng, toàn dân ta một trong những tài sản vô cùng quý giá đó là phong cách làm việc Hồ Chí Minh.

Tháng 10/1947, trong lúc công cuộc kháng chiến chống Pháp còn bề bộn, muôn vàn khó khăn, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian viết tài liệu huấn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên xây dựng và rèn luyện phong cách làm việc khoa học. Tài liệu có tên “sửa đổi lề lối làm việc”. Cho đến nay tài liệ

u huấn luyện trên đã trải qua 55 năm nội dung vẫn còn giá trị, đặt cơ sở cho việc giáo dục và rèn luyện phong cách làm việc khoa học cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp hiện nay. Phong cách làm việc khoa học của cán bộ lãnh đạo bắt nguồn từ phẩm chất năng lực của người cán bộ và trải qua thực tiễn rèn luyện. Phong cách làm việc khoa học cũng là quá trình nâng cao phẩm chất, năng lực của mỗi người cán bộ.

Vậy phong cách làm việc khoa học lag gì?. Phong cách làm việc khoa học của người cán bộ lãnh đạo là tổng hợp của những hoạt động, những phương pháp, biện pháp, cách thức riêng có tiêu biểu và ổn định mà người cán bộ lãnh đạo sử dụng hàng ngày trong quá trình lao động, học tập, công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách của mình.

Trên cơ sở vai trò, vị trí và khái niệm phong cách làm việc khoa học ta thấy rằng ngày nay đất nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện mà trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong điều kiện kiện mới ấy, nó đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo các cấp phải xây dựng phong cách làm việc cho phù hợp cụ thể theo mấy lý do sau:

Vì phong cách làm việc là một trong những yêu cầu vị trí quan trọng cấu thành chất làm việc của người lãnh đạo và chất lượng của người cán bộ; đội ngũ cán bộ là khâu then chốt quyết định sự thắng lợi của cách mạng; đối với người cán bộ lãnh đạo thì phong cách làm việc khoa học còn giữ vai trò rất quan trọng ở tất cả các khâu trong quá trình lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Xuất phát từ tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải rèn luyện phong cách làm việc khoa học cho phù hợp ngang tầm với đòi hỏi của thời

kỳ mới là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong suốt quá trình thực hiện công cuộc đổi mới phải xác định nhiệm vụ kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa có thuận lợi, thời cơ, vừa có khó khăn thách thức đan xen nhau trong điều kiện chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bị thoái trào và từ một nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu để đi lên xây dựng nền sản xuất lớn hiện đại. Trong những điều kiện cạnh tranh, hợp tác và có sự phản kích của lực lượng thù địch trên thế giới diễn ra gay go, phức tạp. Do đó phải thường xuyên ra sức rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người cán bộ lãnh đạo.

Xuất phát từ tình hình thực trạng yếu kém của mỗi bản thân người cán bộ lãnh đạo các cấp. Thực trạng yếu kém đó được Đảng ta đánh giá qua nghị quyết đại hội VIII, nghị quyết trung ương 3 và nghị quyết trung ương 6 lần 2 khóa VIII. Bên cạnh đó số đông cán bộ giữ được đạo đức, phẩm chất cách mạng, lối sống lành mạnh, giản dị gắn bó với nhân dân. Nhưng cũng còn có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức lối sống, làm giảm sút lòng tin của nhân dân như mang nặng chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, cục bộ, chạy theo lối sống thực dụng, tham nhũng, hối lộ, lãng phí của công, bòn rút của công, sống xa dân, quan cách, thiếu hòa đồng.

Phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo phải được đổi mới để thích nghi với yêu cầu và trình độ phát triển nâng cao cao của đối tượng lãnh đạo. Nhất là Đảng cầm quyền phải không ngừng đổi mới và xây dựng phong cách làm việc khoa học phù hợp với yêu cầu và trình độ mới của quần chúng nhân dân.

Sự phát triển của thông tin, công nghệ, khoa học có những thành tựu mới đã có bước chuyển biến lớn trong cách nhìn, cách nghĩ, cách làm ăn của con người trên khắp hành tinh tạo ra những điều kiện, khả năng trong lãnh đạo quản lý làm xuất hiện những mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều hướng giữa các quốc gia dân tộc có chế độ chính trị khác nhau. Nhân tố khách quan đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới xây dựng phong cách làm việc khoa học là yêu cầu quan trọng, bức xúc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Những biến động chính trị diễn ra ở các nước Đông Aâu và Liên Xô phản ánh sự khủng hoảng sâu sắc và toàn diện của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, dẫn tới tình hình một số Đảng cộng sản mất quyền lãnh đạo xã hội. Đó là bài học thực tiễn rất sinh động cho tất cả Đảng cộng sản và chính quyền về nhiều phương diện, trong đó nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng là những kinh nghiệm nổi bật sâu sắc. Thực tế đó đã giúp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng thấy được yêu cầu bức thiết phải đổi mới, xây dựng phong cách làm việc khoa học đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới.

Với những nội dung của tính chất phải cấp thiết xây dựng và rèn luyện phong cách làm việc khoa học. Từ đó chúng ta cần chọn con đường và phương pháp để xây dựng và làm việc phong cách làm việc khoa học hiện nay đối với cán bộ lãnh đạo như sau:

Một là, cần phải nắm vững đặc trưng chủ yếu trong phong cách làm việc khoa học của người cán bộ lãnh đạo các cấp đã được tổng kết trong thực tiễn của cách mạng nước ta. Đó là cơ sở xuất phát, là động lực để rèn luyện phong cách làm việc khoa học đối với mỗi cán bộ lãnh đạo ở các cấp được thể hiện.

Phong cách làm việc khoa học của người cán bộ lãnh đạo cần có sự thống nhất giữa tính Đảng, tính nguyên tắc với tính năng động, nhạy cảm sáng tạo với đổi mới. Đây là một trong những nét nổi bật phổ biến của phong cách làm việc khoa học của người cán bộ lãnh đạo.

Mối quan hệ giữa tính Đảng và tính nguyên tắc là người cán bộ lãnh đạo trong quá trình hoạt động của mình cần nắm vững và thực hiện tốt vấn đề lập trường giai cấp của Đảng; phải kiểm điểm bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Tính nguyên tắc là những nguyên tắc được qui định cụ thể của Ban chấp hành trung ương Đảng và Bộ chính trị nhằm thực hiện nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc tập trung dân chủ.

Quan hệ tính năng động sáng tạo, nhạy cảm cái mới đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo các cấp phải luôn luôn xuất phát từ thực tiễn cách mạng, thực tiễn của phong trào quần chúng, từ đặc điểm của đất nước, của địa phương, cơ sở mình để vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đúng đắn và sáng tạo, giải đáp được kịp thời những yêu cầu đặt ra của cuộc sống. Mà thực tiễn luôn luôn vận động biến đổi không ngừng, vì vậy, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải năng động, sáng tạo, nhạy cảm, với cái mới. Để thực hiện được đặc trưng phổ biến này phải thường xuyên xây dựng rèn luyện phong cách làm việc khoa học, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải nắm vững đường lối, quan điểm tư tưởng, của Đảng và các nguyên tắc để tổ chức sinh hoạt và hoạt động lãnh đạo của Đảng. Đồng thời phải nghiên cứu, nắm bắt kịp thời những vấn đề thực tế nảy sinh trong cuộc sống và có trách nhiệm cao trước những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương mình.

Trong phong cách làm việc khoa học người lãnh đạo còn có sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.

Nhiệt tình cách mạng là yếu tố cơ bản trong phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo, nó bắt nguồn từ lòng thiết tha yêu nước, thương dân, căm thù mọi áp bức bóc lột. Từ đó trở thành động lực chân chính thôi thúc người cán bộ tận tụy suốt đời phục vụ cách mạng và nhân dân. Ngày nay, nhiệt tình cách mạng ấy phải gắn liền với tư tưởng

học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu người cán bộ lãnh đạo thiếu nhiệt tình cách mạng thì không thể có phong cách làm việc khoa học. Mặt khác, nhiệt tình cách mạng của người cán bộ lãnh đạo cách mạng chỉ đem lại chất lượng hiệu quả cao khi họ có tri thức khoa học là tổng số của những nhận thức, hiểu biết về quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy nó được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường, đối nội, đối ngoại dân tộc và quốc tế… Có nhiệt tình cách mạng mà thiếu tri thức khoa học thì sẽ dẫn đến những hành động sai trái, hạn chế chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, thậm chí có thể dẫn đến tổn thất, sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động của người cán bộ lãnh đạo.

Sự thống nhất giữa cách làm việc dân chủ tập thể với tính quyết đoán và tinh thần trách nhiệm cá nhân cao, gắn liền với sự riêng có của người cán bộ lãnh đạo, là thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ (cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo) quyết đoán của người cán bộ lãnh đạo dựa trên cơ sở phương hướng chính trị, chủ trương của tập thể có thẩm quyền dựa trên những căn cứ mà cấp trên đáp đẵ đề ra.

Căn cứ vào những tài liệu đã được điều tra, khảo sát, thống kê mà chính người cán bộ lãnh đạo đã thẩm định, quyết định này phải dựa trên sự hiểu biết, quyết định này vì lợi ích cho ai, của ai?. Là vì lợi ích cho nhân dân và đất nước. Còn lợi dụng vun vén cá nhân là độc đoán, sai trái. Quyết đoán khoa học nó bảo đảm tính hiệu lực, tính hiện thực cao.

Phong cách làm việc khoa học đòi hỏi lời nói phải đi đôi với việc làm và làm phải coi trọng tính hiệu quả. Đây là phong cách phổ biến của đội ngũ cán bộ Việt Nam. Nhưng lời nói là phát ngôn của Đảng và nhà nước, do đó phải bảo đảm ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Việc làm là hoạt động thực tiễn, tà tổ chức, giáo dục, vận động quần chúng thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước, việc làm của người lãnh đạo ấy gắn liền với lời nói. Suy luận rộng ra, lời nói là làm theo đường lối của Đảng và thực tiễn cách mạng. Mặt khác, người cán bộ lãnh đạo phải gắn bó với nhân dân, với cơ sở, với cuộc sống của nhân dân, thể hiện phong cách gắn bó, gần gũi, chan hòa với nhân dân, thể hiện những tấm gương tốt để cho nhân dân noi theo. Lời nói và việc làm phải gắn với cơ quan và cuộc sống đời thường.

Lời nói và viết các tư liệu và việc làm phải gắn bó nhất quán theo đường lối, chủ trương của đảng. Lời nói đi đôi

Một phần của tài liệu câu hỏi và đáp án ôn thi môn học xây dựng đảng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w