Nâng cao trình độ kiến thức:

Một phần của tài liệu câu hỏi và đáp án ôn thi môn học xây dựng đảng (Trang 35)

- Nâng cao quan điểm lập trường và bản lĩnh chính trị:

Trong giai đoạn hiện nay, trướcn biến động của tình hình quốc tế và trong nước, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo của Đảng phải có nhận thức đúng, kiên định mục tiêu và con đường XHCN mà Đảng cộâng sản Việt Nam đã lựa chọn. Trên cơ sở nhận thức mới và có quan điển đúng đắn với mọi hoạt động của đời sống kinh tế-xã hội, kiên quyết đấu tranh chống bảo thủ, chống những quan điểm sai lệch, nhất lá mớ hồ về con đường XHCN mà chúng ta đang xây dựng.

Nâng cao quan điểm lập trường , tạo cơ sở vững chắc để người lãnh đạo vững vàng đối phó trước những biến động phức tạp của thời cuộc, đấu trang có hiệu quả với âm mưa chống phá của kể thù đặc biệt là “chiến lược diễn biến hoà bình”, nhằm giữ vững bản chất cách mạng trong mọi hoạt động của mình, tạo điều kiện góp phần vào việc giữ vững định hướng XHCN trong công cuộc lãnh đạo của Đảng vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

- Nâng cao trình độ kiến thức:

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, trình độ quần chúng không ngừng nâng lên, những yêu cầu trên các lĩnh vực đời sống xã hội đặc biệt là những yêu cầu trên lĩnh vực khoa học công nghệ đòi hỏi ngày càng cao… để làm tốt vai trò cua mình, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, người cán bộlãnh đạo phải không ngừng nâng cao kiến thức ngang tầm với tình hình mới.

Mặt khác, trong điều kiện công việc hiện nay, người cán bộ lãnh đạo được giao nhiệm vụ gì thì không thể nằm chung chung, mà phảo có kiến thức sâu về lĩnh vực chuyên môn đó để vừa đảm bảo việc chỉ đạo điều hành thường xuyên vừa tao cơ sở nâng cao chất lượng hiệu quả, giúp đỡ, bồi dưỡng những người thuộc phạm vi phụ trách.

- Có phương pháp công tác tốt :

Phương pháp công tác tốt là một lĩnh vực rất đa dạng và phong phú, np1 đòi hỏi rất cao tính năng động sáng tạo của con người, do đó cần chú ý những vấn đề sau:

Một là, người cán bộ lãnh đạo cần làm cho mọi các bộ công nân viên dưới quyền nhận rõ trách nhiệm và ý

nghĩa của công việc được giao đối với họ. Làm cho họ thấy tự hào, yêu mến công việc của mình và luôn khuyến khích họ ra sức đổi mới, sáng tạo không ngừng.

Khi giao cho cán bộ nhiệm vụ gì hoặc khi có chủ trương hay kế hoạch công tác, người lãnh đạo phải phân tích, lí giải rõ hoặc tổ chức triển khia chu đáo, làm cho đối tương tiếp nhận thông suốt trước khi chấp hành và thực hiện. Trong quan hệ làm việc, ngươi cán bộ lãnh đạo ophải có thái độ tôn trọng và chú ý lắng nghe ý kiến của họ đồng thới cũng thẳn thắng chỉ rõ những chỗ mà họ có sai sót, yếu kém.

Hai là, người lãnh đao phải luôn luôn có ý thức cỉa tiến phương thức làm việc của bản thân để cho lề lối làm

việc của mình ngày càng khoa học và có hiệu quả. Lúc bình thường cũng như gặp sự việc gay cấn phức tạp, người lãnh đạo cần p[hải có tư thế đường hoàng, trầm tĩnh để có thể cân nhắc khách quan các mối quan hệ, nắm đúng thực chất của vấn đề, không để bị tác động hay kích động dẫn đến sai lầm trong xử lí.

Tuỳ theo tính chất công việc, người lãnh đạo phải nghiên cứu đề ra cho mình một lịch hoạt động thích hợp. Sử dụng thời gian một cách đúng đắn và có hiệu suất cao là một yêu cầu trong khoa học làm việc của người lãnh đạo.

Ba là, người lãnh đạo cần làm tốt công tác nắm tình hình. Muốn ậy cần phải tổ chức tốt hệ thống thông tin,

bảo đảm thông tin hai chiều trên xuống, dưới lên được nhanh chóng và chính xác, nguồn thông tin từ các nơi: trên thế giới, trong nước, địa phương, đơn vị bạn… được thu thập kịp thời, phong phú và chính xác.

Tuỳ theo tính chất công tác và đặc điểm địa bàn mà người lãnh đạo có chế độ đi cơ sở thích hợp. Không những đến những nơi có phong trào mạnh để chỉ đạo phát huy và đề phòng những phát sinh tiêu cực mà còn đến cả những nơi có phong trào yếu để tìm ra nguyên nhân khắc phục, thúc đẩy phong trào.

Bốn là, làm tốt công tác kiểm tra. Công tác kiểm tra phải được tiến hành một các chủ động, thường xuyên;

tuỳ thực tế tình hình của từng thời điểm, công tác kiểm tra có sự tập trung vào những trung tâm nhất định.

Những nội dung trên đây là một thể thống nhất nhằm tạo nên phong cách làm việc khoa học của người lãnh đạo của Đảng. Do đó không được xem nhẹ nội dung nào, mà cần phải căn cứ vào vị trí, chức năng và điều kiện công tác để phấn đấu rèn luyện, để đảm đương tốt nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ lãnh đạo hiện nay của nước ta hiện nay đã được nâng cao rõ rệt về mọi mặt cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, những mặt tích cực vẫn còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục như: “đội ngũ cán bộ được đào tạo và trưởng thành trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lí, phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế…” (Xây Dựng Đảng về tổ chức của Ngô Đức Tính, NXB CTQG, HN 2002, Trang 101).

Trước thực trang đó, việc đổi mới phong cách làm việc của người lãnh đạo là hết sức cần thiết, bởi vì:

+ Phong cách làm việc của người lãnh đạo là yếu tố giữ vai trò quan trọng ở tất cả các khâu trong quá trình hoạt động cách mạng của Đảng. Tghực tiễn đã chứng minh rằng, chất lượng và hiệu quả của việc ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định, kiểm tra và tổng kết thực tiễn tuỳ thuộc một phần rất quan trọng ở phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, nhất là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, các ngành.

+ Phong cách làm việc khoa học là một trong những yếu tố quan trọng tạo thành chất lượng đội ngũ cán bộ và từng người cán bộ. Chất lượng cán bộ là tổng hoà những phấm chất chính trị, năng lực công tác, đảm bảo các nguyên tắc về phong cách thạo việc-đây là một nhân tố rất quan trọng để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng trong công cuộc đổi mới.

+ Người lãnh đạo phải xây dựng phong cách làm việc khoa học để đáp ứng yêu cầu và trình độ phát triển ngày càng cao của dân trí, dân chủ và của người lao động.

Một phần của tài liệu câu hỏi và đáp án ôn thi môn học xây dựng đảng (Trang 35)