Giáo dục bồi dưỡng đội ngũ đảng viên: Giáo dục đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác

Một phần của tài liệu câu hỏi và đáp án ôn thi môn học xây dựng đảng (Trang 28)

tư tưởng của Đảng nhằm nâng cao giác ngộ tư tưởng và trình độ mọi mặt trong đảng viên. Nội dung giác dục đảng viên được tập trung ở các điểm sau:

+ Giáo dục lý tưởng cách mạng để mọi đảng viên luôn luôn có nhận thức đúng về lí tưởng của Đảng, vì lợi ích của nhân dân, đặt lợi ích của tổ quôc của nhân dân trên lợi ích cá nhân.

+ Giáo dục phẩm chất cách mạng càng đòi hỏi mỗi đảng viên phảo suốcđời học tập, noi gương đạo đức của Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân, xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân.

+ Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cho đảng viên. Giáo dực kiến thức văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về tổ chức và quản lí cho đảng viên.

Giáo dục đảng viên không chỉ bằng sách vở, thông qua nhà trường mà còn rèn luyện trong thực tiễn chiến đấu, công tác của mỗi người. Vì vậy, mỗi đảng viên phải được phân công tác phù hợp với năng lực, sở trường và hoàn cảnh. Thông qua nhiệm vụ được giao mà nhân xét, đánh giá đảng viên, mỗi đảng viên phải được phân công công tác,không phân biệt đảng viên đương chức hay cán bộ hưu trí. Đảng có quan hệ máu thịt với nhân dân, mỗi đảng viên ngoài công tác chuyên môn phải được phân công làm công tác vận động nhân dân. Mặt khác, đảng viên phải chịu sự kiểm soát của nhân dân, tổ chức Đảng cần có chế độ để nhân dân nhận xét, đánh giá đảng viên, biểu dương đảng viên tốt, kiến nghị xử lí đảng viên không đủ tư cách.

Quản lý đảng viên là một nội dung quan trọng trong công tác đảng viên và công tác xây dựng Đảng. Thông qua công tác quản lí đảng viên, các cấp uỷ đảng viên nắm chắc đội ngũ đảng viên và từng cá nhân đảng viên để có chủ trương, biệân pháp thích hợp, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ nội bộ Đảng, ngăn ngừa kẻ địch, phần tử xấu chui vào nội bộ Đảng.

- Tiến hành phân tích chất lượng đảng viên cần dựa vào 4 nhiệm vụ của đảng viên được qui định trong điều lệ Đảng, dựa trên 5 tiêu chuẩn của người đảng viên trong giai đọn mới và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao của người đảng viên mà phân đảng viên thành các loại:

+ Đảng viên tiên phong gương mẫu.

+ Đảng viên do khó khăn ảnh hưởng đến công tác, đảng viên do trình độn năng lực hạn chế. + Đảng viên có vi phạm mà tổ chức cần giúp đõ khắc phục.

+ Đảng viên thoái hoá bến chất thì cần kỉ luật đưa ra khỏi Đảng.

Hội nghị lần thứ 3 của BCH TW Đảng khoá VII đã đưa ra giải pháp đối với từng loại đảng viên như sau: + Bồi dưỡng và phát huy những đảng viên giữ được tư cách đảng viên, có phẩm chất chính trị và đạo đưc tốt, có trình độ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, được quần chúng tín nhiệm.

+ Giúp đở những đồng chí hạn chê về mặt năng lực hoặc hoàn cảnh khó khăn, trong những trường hợp không khắc phục được khó khăn hoặc không còn khả năng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ thì bản thân tự xem xét hoặc chi bộ động viên các đồng chí ấy rút ra khỏi Đảng, tổ chức có thẩm quyến giúp đỡ thường xuyên và cấp giấy xác nhận tuổi Đảng. Những người lạc hậu về mặt chính trị không còn thiết tha với Đảng, không còn tác dụng vời quần chúng thì vận động ra khỏi Đảng.

+ GD, xử lí hoặc định hạn phấn đấu cho Đảng vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, không hoàn thành nhiệm vụ nếu không có chuyển biên thì đưa ra khỏi Đảng.

+ Xử lí nghiêm những người cơ hội về chính trị; nói và làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; tham nhũng, thoái hoá, biến chất, bị quần chúng oán ghét.

Phân tích, sàng lọc đội ngũ Đảng viên còn phải dựa trên cơ sở quản lí phân loại đảng viên hàng năm và tiến hành thường xuyên đồng thời kết hợp với các cuộc vận động xây dựng Đảng. Kết hợp tính tích cực, chủ động của cơ sở vời sự chỉ đạo thường xuyên chặt chẽ của cấp ủy cấp trên, nhất là đối với cơ sở yếu kém, đội ngũ cán bộ thiếu quyết tâm, nội bộ thiếu nhất trí.

- Làm tốt công tác kết nạp đảng viên mới:

Chỉ Thị số 51/CT-TW ngày 21/1/2000 của bộ chính trị khẳng định: “kết nạp đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính quy luật trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăng cường thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa phát triển của Đảng”.

Đảng là một cơ thể chính trị-xã hội sống, có thải loại, có phát triển. Công tác phát triển Đảng nhằm tăng thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hoà Đảng, bảo đảm sự kế thừa và phát triển đội ngũ của Đảng. Để nâng cao chất lượng đảng viên cần phải nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên mới. Muốn vậy, cần phải quán triệt phương châm coi trong chất lượng, không chạy theo số lượng, phương hướng kết nạp phải tập trung ở các điểm sau:

+ Coi trọng kết nạp Đảng những quấn chúng ưu tú trong công nhân nhất là công nhân trực tiếp sản xuất công nghiệp.

+ Quan tâm giáo dục, bồi dưỡng thanh miên để lựa chọn những người ưu tú trong đoàn thanh niên kết nạp vào Đảng, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ,đảng viên.

+ Kết nạp vào Đảng những quần chúng ưu tú trong nông dân, trí thức, cán bộ KHKT, giáo viên, học sinh- sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trong lưc lượng vũ tranh, phụ nữ, dân tộc ít người và ở những cơ sở trọng điểm còn ít Đảng viên hoặc chưa có đảng viên.

+ Lựa chọn kết nạp vào Đảng những quần chúng ưu tú trong các t62ng lờp nhân dân lao động, quần chúng ưu tú ờ các tổ chức kinh tế-kỹ thuất, trong các doanh ngiệp nhà nước, tư nhân, liên doanh với nước ngoài, trong vùng đồng bào có đạo.

Khi kết nạp vào Đảng người được xem xét vảo Đảng phải có đủ 4 điều kiện:

+ Là “là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên thừa nhận và tự nguện: thực hiện cương lĩnh chính trị, đường lối Đảng, tiêu chueẻ©những và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng, qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đếu có thể được xét và kết nạp vào Đảng” (Điểm 2, điều 1, Điều Lệ Đảng CSVN khoá IX)

+ Có đủ tiêu chuẩn đảng viên.

+ Có khả năng hoàn thnà tốt nhiệm vụ đảng viên. + Không vi phạm lịch sử chính trị.

Một phần của tài liệu câu hỏi và đáp án ôn thi môn học xây dựng đảng (Trang 28)