b. Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đạt được ở trên, kinh tế tư nhân
2.2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển kinh tế tư nhâ nở Đăk Lăk.
Mặc dù là một tỉnh thuộc Tây Nguyên, nằm xa các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, nhưng ngay từ khi Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty năm 1990, Nghị định số 66/HĐBT ngày 02/3/1992... được ban hành thì các nhà đầu tư là tư nhân đã bắt đầu nhập cuộc với sự thăm dò, nghe ngóng trong giai đoạn đầu và thực sự bùng nổ khi Luật doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2000.
Với cơ chế mở ngay từ khâu thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, đồng thời khẳng định quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm thì Luật doanh nghiệp đã thực sự đi vào cuộc sống. Nếu như trước đây người dân còn dè dặt trong việc bỏ vốn ra thành lập doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh do e ngại các thủ tục rườm rà, tốn kém thời gian và tiền bạc trong việc thành lập doanh nghiệp cũng như việc sản xuất
kinh doanh sau này, thì sau khi Luật doanh nghiệp ra đời đã cải thiện đáng kể tư duy của người dân trong việc bổ vốn ra để thành lập doanh nghiệp; kết quả là số lượng doanh nghiệp thuộc tư nhân và hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Luật doanh nghiệp tăng rất nhanh cả về số lượng cũng như vốn đăng ký. Trong năm đầu tiên thực hiện Luật doanh nghiệp, đã có 167 doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân được thành lập, bằng 39% số doanh nghiệp được thành lập trong suốt thời kỳ 1991 – 1999 (428 doanh nghiệp), với tổng số vốn đầu tư bằng 62,2% vốn đầu tư của thời kỳ trước đó (95,57 tỷ đồng/158,3 tỷ đồng); trong 2 năm đầu thực hiện Luật doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân thành lập mới bằng 74,2% số các doanh nghiệp có từ năm 1991 – 1999 (318 DN/428 DN), vốn đầu tư bình quân của một doanh nghiệp tăng từ 370 triệu đồng (trước năm 2000) lên 680 triệu đồng năm 2002, hộ kinh doanh cá thể đăng ký mới trong 2 năm bằng 144% số hộ đăng ký giai đoạn 1991 – 1999 (12.000 hộ/8.337 hộ) (số liệu tính theo sổ đăng ký kinh doanh, trên thực tế là còn nhiều hộ kinh doanh nhưng chưa đăng ký). Từ năm 2001 đến hết năm 2005, bình quân mỗi năm có 130 doanh nghiệp đăng ký thành lập. Đến hết tháng 5 năm 2007, toàn tỉnh có 2.295 doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký hơn 4.216 tỷ đồng (1.049 DNTN, 1.015 công ty TNHH, 100 công ty CP, 20 công ty TNHH một thành viên); trong đó có 36 doanh nghiệp có số vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, còn lại là các doanh nghiệp có số vốn đăng ký từ 10 tỷ đồng trở xuống. Bên cạnh các doanh nghiệp đăng ký thành lập còn có 400 đơn vị là chi nhánh của các doanh nghiệp đăng ký hoạt động, trong đó có 223 chi nhánh của các doanh nghiệp ở các tỉnh khác đến đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (chưa tính số lượng doanh nghiệp đã được tách ra theo địa bàn tỉnh Đăk Nông do tách tỉnh) và khoảng 23.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên toàn tỉnh với số vốn hơn 800 tỷ đồng.
Dưới đây là những số liệu cụ thể về sự phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk trong thời gian vừa qua.