21 Báo cáo kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Đăk Lăk.
3.1. Quan điểm định hướng phát triển kinh tế tư nhâ nở Đăk Lăk.
Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong cơ chế, chính sách đối với kinh tế tư nhân, nhưng qua thực tiễn những năm vừa qua cho thấy: phát triển kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều rào cản, thể hiện ở chỗ có rất nhiều giấy phép (giấy phép con) còn tồn tại và được ban hành hàng ngày, thái độ phân biệt đối xử giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với kinh tế tư nhân. Đây chính là những quan điểm chưa đồng nhất, gây nên khó khăn cho việc phát triển kinh tế tư nhân.
Để phát triển kinh tế tư nhân nói chung và ở tỉnh Đăk Lăk nói riêng thì trước hết cần quán triệt các quan điểm cơ bản đã được nêu trong các Nghị quyết của Đảng, ở Trung ương cũng như địa phương; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá IX đưa ra bốn quan điểm cơ bản sau:
“- Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân; khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng, quản lý sự phát triển của kinh tế tư nhân theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Các hộ kinh doanh cá thể được Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển ở cả nông thôn và thành thị; khuyến khích các hộ liên kết hình
thành các hình thức tổ chức hợp tác xã tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và tâm lý xã hội để các doanh nghiệp của tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mô, nhất là trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước; khuyến khích chuyển thành doanh nghiêp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước.
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cả người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở pháp luật và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Chăm lo bồi dưỡng, giáo dục các doanh nghiệp nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội và các hiệp hội doanh nghiệp đối với kinh tế tư nhân nói chung cũng như trong từng doanh nghiệp”22.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xác định: “Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh”. Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nghị quyết khẳng định: “ Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài và cạnh tranh lành mạnh.... Kinh tế tư nhân có vai
22 Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.57,58. quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.57,58.
trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”23; “Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân... Xoá bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm”24.
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã có Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững; đối với kinh tế tư nhân đã đề ra một số chủ trương, chính sách: “Nhà nước tạo môi trương thuận lợi và khuyến khích mọi người đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, tăng nhanh số lượng và chất lượng các loại hình doanh nghiệp. Hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp. Tạo thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân trong việc tiếp cận các nguồn vốn, đất đai, công nghệ, thông tin thị trường, các chương trình xúc tiến thương mại. Đẩy nhanh việc lập quỹ bảo hành tín dụng và phát triển loại hình ngân hàng thương mại chuyên phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Đăk Lăk lần thứ XIV về việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh giai đoạn 2006 – 2010 cũng thể hiện rõ quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân:
“ Đối với kinh tế tư nhân: Chú trọng phát triển ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn nhằm huy động nguồn lực cho phát triển, tạo ra nhiều của cải, vật chất, thu hút lao động, tăng cường đóng góp vào Ngân sách nhà nước. Để đạt được mục tiêu đó, phải tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và niềm